“Thầy giáo Biên phòng” của người dân các làng chài ven biển Đà Nẵng

2019-07-13 13:56:28 0 Bình luận
Gần 30 năm công tác cũng là khoảng thời gian Trung tá Mai Văn Sơn gắn bó với các lớp học xoá mù chữ, chống tái mù chữ của ngư dân ở các làng chài ven biển Đà Nẵng. Anh vinh dự được bà con ngư dân gọi với cái tên trìu mến “Thầy giáo Biên phòng”…

Trung tá Mai Văn Sơn, cán bộ Đội vận động quần chúng Đồn Biên phòng Hải Vân, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) thành phố Đà Nẵng sinh ra và lớn lên ở mảnh đất có nghề dệt chiếu cói huyện Nga Sơn (Thanh Hóa). Năm 1992, sau khi tốt nghiệp Trường Trung cấp Biên phòng, anh được điều động về công tác tại Đồn Biên phòng Non Nước (Đà Nẵng). Tại đây, anh được phân công giữ chức Đội phó Đội Vận động quần chúng rồi trải qua nhiều đơn vị công tác như Đồn Biên phòng Phú Lộc, Phòng Chính trị (BĐBP Đà Nẵng), Đồn Biên phòng Hải Vân.

Trung tá Mai Văn Sơn đã giúp hàng nghìn người dân ở các làng chài biết đọc, biết viết (Ảnh: PA)


Thường xuyên tiếp xúc với bà con các làng chài, anh Sơn hiểu rất rõ hoàn cảnh khó khăn của người dân. Nhiều gia đình dù muốn nhưng cũng không có điều kiện cho con em đến trường nên nhiều thế hệ trong gia đình đều không biết đọc, biết viết. Trước thực tế đó, người lính mang quân hàm xanh đã chủ động tham mưu đề xuất với lãnh đạo, chỉ huy đơn vị mở các lớp học xóa mù chữ, chống tái mù chữ, nâng cao trình độ dân trí cho bà con. Đề xuất này nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của Bộ Chỉ huy BĐBP thành phố Đà Nẵng và lãnh đạo, chỉ huy đơn vị. Đảng ủy, chỉ huy các đồn Biên phòng đã tạo điều kiện về thời gian, địa điểm, hỗ trợ đồ dùng học tập để anh tổ chức và duy trì các lớp học.

“Vạn sự khởi đầu nan”, việc gì mới đầu làm cũng khó. Ban đầu, các lớp học xóa mù chữ, chống tái mù chữ của anh chưa được người dân địa phương đón nhận. Đại đa số mọi người đều tỏ ra thờ ơ, không quan tâm và viện đủ mọi lý do để không đi học. Những người nhiều tuổi thì mặc cảm, ngượng ngùng. Người trẻ tuổi thì lấy lý do đi biển dài ngày, không có thời gian tham gia lớp học. Không nản lòng, để vận động được các bậc phụ huynh mù chữ đến tham gia lớp học, anh Sơn đã đi đến từng nhà, cố gắng thuyết phục. Quá trình thực hiện nhiệm vụ, Trung tá Mai Văn Sơn cũng vận động bà con tích cực tham gia các lớp học do đơn vị tổ chức. Nhiều lần, dù bị người dân nặng lời, không tiếp nhưng anh vẫn kiên nhẫn, miệt mài thuyết phục với phương châm “mưa dầm, thấm lâu”. Cuối cùng, lòng quyết tâm và sự kiên trì của anh đã được đền đáp, bà con ngư dân các làng chài dần đồng ý đến với các lớp học xóa mù chữ.

Hiện nay, Trung tá Mai Văn Sơn đang duy trì các lớp học tại Nhà cộng đồng Khu dân cư văn hóa biển Kim Liên, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Hằng tuần, anh đều đặn lên lớp 3 buổi trong thời gian từ 19 - 21 giờ. Tại các lớp học do anh tổ chức, mỗi khóa thường có 10 - 12 người dân thuộc nhiều độ tuổi khác nhau cùng theo học. Thầy giáo đứng lớp là người lính mang quân hàm xanh tóc đã điểm bạc. Học sinh thì ở rất nhiều độ tuổi, có học viên đã trở thành ông, bà nội, ngoại, lớn tuổi ngang, thậm chí là hơn thầy giáo.

Chia sẻ về việc làm đầy ý nghĩa của mình, Trung tá Mai Văn Sơn cho biết: “Thành quả lớn nhất của các lớp học đó là đã mang được con chữ đến với những ngư dân không biết chữ; giúp bà con thành thạo tính toán, đọc viết để nhận biết, hiểu và thực hiện tốt hơn các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước”.

Trung tá Mai Văn Sơn nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2017.  (Ảnh: Thanh Thuận)

Không chỉ dạy tại Nhà cộng đồng, anh Sơn còn tranh thủ thời gian vào các giờ nghỉ, ngày nghỉ để đến tận nhà dạy học cho những người ở xa, những người gặp khó khăn trong việc đi lại. Với các trường hợp này, anh thường tích cóp tiền lương của mình để hỗ trợ sách, vở cho bà con.

Bà Nguyễn Thị Bé, một ngư dân ở Khu dân cư văn hóa biển Kim Liên xúc động cho biết: “Thầy Sơn vừa tốt bụng, vừa kiên trì. Thầy dạy chữ cho bà con đã không lấy một đồng nào lại còn thường xuyên cho mọi người sách, vở… Nhờ có thầy Sơn mà tôi và mọi người trong nhà đã biết đọc, biết viết. Bà con ngư dân làng chài ở đây ai cũng yêu quý và biết ơn thầy”.

Thượng tá Võ Văn Hội, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Hải Vân chia sẻ: “Trung tá Mai Văn Sơn là một đảng viên tiêu biểu. Quá trình công tác, không chỉ hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, anh còn luôn tích cực tổ chức lớp học xóa mù chữ, chống tái mù chữ cho bà con ngư dân địa phương. Qua đó, người dân vừa được nâng cao trình độ, vừa góp phần thực hiện thắng lợi công tác vận động quần chúng của đơn vị. Đồng chí Sơn là một đảng viên tiêu biểu của đơn vị trong học tập và làm theo Bác”.

Bằng tấm lòng nhân ái và tinh thần trách nhiệm, gần 30 năm qua, người lính cụ Hồ này đã tổ chức và trực tiếp giảng dạy hơn 100 lớp học, qua đó giúp trên 1.200 ngư dân tại các làng chài ven biển thuộc thành phố Đà Nẵng biết đọc, biết viết. Ghi nhận những kết quả đó, Trung tá Mai Văn Sơn đã được nhận nhiều Bằng khen, Giấy khen của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Tư lệnh BĐBP, Bộ Chỉ huy BĐBP thành phố Đà Nẵng… Đặc biệt, năm 2017, Trung tá Mai Văn Sơn vinh dự là một trong 60 cán bộ, chiến sĩ BĐBP được tuyên dương trong chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô".

Những việc làm thiết thực, ý nghĩa của anh đã góp phần nâng bước học sinh nghèo đến trường, nâng cao nhận thức của người dân địa phương; từ đó tô đẹp thêm hình ảnh người cán bộ Biên phòng, hình ảnh “Bộ đội cụ Hồ” trong lòng ngư dân các làng chài ở thành phố Đà Nẵng./.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Quận Đống Đa phát động thi viết báo bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Đảng ủy Khối doanh nghiệp quận Đống Đa hưởng ứng Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư, năm 2024 trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
2024-03-29 10:26:56

KUN Happy Run Cần Thơ 2024 - Sân chơi thể thao đỉnh cao, căng trào cảm xúc

Trước thềm giải chạy VPBank Can Tho Music Night Run 2024, sáng ngày 13/4, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), thương hiệu KUN thuộc CTCP Sữa Quốc tế (IDP) và Nexus Sport Events sẽ phối hợp tổ chức giải KUN Happy Run Cần Thơ 2024. Giải chạy nhằm lan tỏa tình yêu thể thao, truyền cảm hứng về lối sống nhân văn, tích cực đến các mầm non tương lai của đất nước.
2024-03-29 10:04:15

Du khách được ăn hơn 400 món tại Lễ hội văn hóa ẩm thực TP.HCM

Lễ hội Văn hóa ẩm thực Món ngon Saigontourist Group 2024 hấp dẫn với hơn 400 món ăn, thức uống đặc trưng ba miền tại 40 gian hàng ẩm thực.
2024-03-28 22:55:00

Thành lập Câu lạc bộ Thể thao người khuyết tật TP Thái Nguyên

Ngày 28/3, tại TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên; Hội Người khuyết tật TP Thái Nguyên tổ chức Lễ ra mắt Câu lạc bộ Thể thao người khuyết tật.
2024-03-28 17:48:00

Về thăm chùa cổ Kiên Lao - Sùng Phúc tự

Chùa Kiên Lao (Sùng Phúc tự) ở làng Kiên Lao, xã Xuân Kiên (Xuân Trường, Nam Định) là một trong những danh lam cổ tự của vùng đất “Địa linh, nhân kiệt”. Nơi đây Hòa thượng Thích Thiện Tri trụ trì là bậc hoằng pháp chân tu cùng Hội phật tử dốc lòng tâm huyết, luôn mang lại phúc lành cho mọi người dân và tín đồ phật tử muôn phương.
2024-03-28 16:04:55

Khám phá những đường chạy cực chất tại VPBank Can Tho Music Night Run 2024

Chính thức khởi tranh vào chiều tối 13/4, VPBank Can Tho Music Night Run 2024 sẽ đưa runner băng qua cung đường ấn tượng gắn kết với những địa danh đã đi vào huyền thoại của thủ phủ miền Tây Nam Bộ.
2024-03-28 13:59:17
Đang tải...