Thị trường xuất khẩu lao động: Lại thêm doanh nghiệp mang con bỏ chợ

2017-11-30 16:59:05 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Chỉ với 3 ngày học tiếng với khoản tiền thu của người lao động lên tới 5.200USD, Trung tâm Xuất khẩu lao động Hồng Phát (thuộc Công ty CP Nguồn nhân lực và phát triển kinh tế hợp tác) có địa chỉ tại 541, ngõ 68, đường Phủ Diễn, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội đã đưa lao động Trương Văn Quý sang Đài Loan làm việc. Do phải bê vác nặng, lao động này đã bị tai nạn bại liệt hoàn toàn chân phải phải về nước, thế nhưng phía doanh nghiệp này đã phịa ra những lý do để phủi bỏ trách nhiệm.

Lao động Trương Văn Quý sau khi bị tai nạn lao động ở Đài Loan trở về Việt Nam ngày 26/11/2017
 
Khi đi trai tráng, khi về bại liệt...

Theo thông tin được ghi trong hộ chiếu, nạn nhân Trương Văn Quý sinh năm 1983, quê ở xã Nghĩa Đồng, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. Quý trở về Việt Nam vào sáng ngày 26/11/2017 sau 3 tuần được phía môi giới Đài Loan đem đi khám, chữa tới 3 cơ sở y tế ở nước sở tại không có kết quả. Trước khi làm thủ tục cho lao động về nước, phía doanh nghiệp Đài Loan yêu cầu Quý ghi vào một tờ giấy nói nguyên nhân xảy ra tai nạn là do “bị ngã ở cầu thang ký túc xá”. Vì quá đau và lo cho tính mạng, Quý đành phải làm theo. Họ đưa Quý ra sân bay và làm thủ tục cho anh về Việt Nam trong tình trạng không thể đi lại được. Qua phiên dịch, họ cho biết, về Sân bay Quốc tế Nội Bài sẽ có người của Công ty CP Nguồn nhân lực và phát triển kinh tế hợp tác ra đón và đưa về gia đình. 

Từ Đài Loan, Quý về đến Sân bay Quốc tế Nội Bài là khoảng 8 giờ sáng. Thấy Quý bị tàn phế, nhân viên hàng không đã đưa anh bằng xe lăn ra từ máy bay ra nhà chờ. Tuy nhiên, phía Công ty CP Nguồn nhân lực và phát triển kinh tế hợp tác cũng như Trung tâm Xuất khẩu lao Hồng Phát không hề cử người ra đón như thông tin từ phía môi giới Đài Loan. Quý đã phia gọi người nhà ra đưa về. 
 

Kết quả chụp cộng hưởng từ đối với tình trạng sức khỏe của Trương Văn Quý tại Quân y viện 354
 
Kết quả chụp cộng hưởng từ và chẩn đoán của bác sỹ Bệnh viện Quân y 354, Quý bị nghi là thoát vị đĩa đệm 2 đốt sống lưng. Hiện tại Quý đang được theo dõi, điều trị tại khoa Thần kinh (A4) Bệnh viện Quân y 103. Từ khi về nước cho đến ngày 30/11/2017, sau nhiều lần gia đình có ý kiến,  Công ty CP Nguồn nhân lực và phát triển kinh tế hợp tác mới chỉ đạo Trung tâm XKLĐ Hồng Phát đến thăm hỏi Quý. “Chị Hương, đại diện công ty đến thăm mang theo 2 dây sữa và 300 ngàn đồng. Chị ấy bảo: Công ty chấp thuận hoàn trả 3.900USD với điều kiện cháu phải ký vào biên bản thanh lý hợp đồng”- Quý nói. 

Theo nạn nhân Quý trình bày: Trước khi đưa Quý lên máy bay sang Đài Loan (ngày 01/11/2017), bà Luyện Thị Thu Nga- giám đốc Trung tâm Xuất khẩu lao động Hồng Phát đã yêu cầu Quý nộp lại toàn bộ các phiếu thu tiền là chứng cứ liên quan đến 5.200USD và hợp đồng lao động ký giữa Quý với Trung tâm bà Nga. Về nước trong tình trạng bị “tàn phế”, Quý chỉ có 1 bản hợp đồng lao động ký với Công ty NEW FORMOSA INTERNATIONAL (Công ty môi giới phía Đài Loan). 
DN chối bỏ trách nhiệm

Trong vai “người chú” của nạn nhân, tôi mất khá nhiều thời gian mới tìm được địa chỉ của Trung tâm Xuất khẩu lao động Hồng Phát. Bà Nga, giám đốc Trung tâm “phủ đầu” tôi bằng những thông tin: “Tôi là bạn học của Đ.S.D và từng là cán bộ của Cục Quản lý lao động ngoài nước, tôi cũng là cử nhân luật, lao động cứ kiện thoải mái đi, tôi chấp nhận hết”.
 

Trung tâm Xuất khẩu lao động Hồng Phát do bà Luyện Thị Thu Nga làm giám đốc đã chối bỏ trách nhiệm khi người lao động bị tai nạn từ nước ngoài trở về
 
Tôi hỏi bà Nga: “Tại sao phia ngoài cửa biển tên ghi là Trung tâm Xuất khẩu lao động Hồng Phát, mà trong văn phòng lại là Công ty cổ phần Quốc tế Hồng Phát?”. Bà Nga đáp: “Ở đây em có nhiều công ty anh ạ. Chúng được thành lập đúng luật đấy. Công ty cổ phần Quốc tế Hồng Phát cũng do tôi làm giám đốc”.

Sau khi tôi chuyển cho bà Nga lá đơn đề nghị của Quý với nội dung trình bày đến với Trung tâm, đi qua môi giới nào, nộp tiền cho ai, bị tai nạn trong trường hợp nào, yêu cầu xem xét những quyền lợi gì, bà Nga với thái độ rất bình thản, nói: “Trường hợp của anh Quý, chúng tôi đã nghe đối tác phía Đài Loan thông báo rồi, lỗi là hoàn toàn do người lao động. Do vậy cả phía công ty sử dụng lao động, công ty môi giới Đài Loan và Công ty CP Nguồn nhân lực và phát triển kinh tế hợp tác sẽ không chịu trách nhiệm gì hết”. 

Bà Nga yêu cầu tôi: “Nếu anh muốn đại diện cho anh Quý đến công ty làm việc về vấn đề này, từ lần sau, anh phái có giấy ủy quyền hợp pháp của người lao động có công chứng thì tôi mới tiếp”

Biết không thể hy vọng ở thiện chí và lương tâm của bà Nga, tôi bảo Quý tiếp tục gửi đơn kiến nghị tới Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh xã hội). Sau khi gửi đơn, không rõ Cục Quản lý lao động ngoài nước đã co động thái gì chưa, nhưng sáng ngày 30/11, bà Nga đã chỉ đạo nhân viên có tên là Hương đến thăm Quý và đưa ra yêu cầu nêu trên.


Công ty “mẹ” của Trung tâm Xuất khẩu lao động Hồng Phát tại khu biệt thự liền kề A9, Trung Hòa - Nhân Chính (Hà Nội)
 
Theo quy định được nêu tại điều 142 (Bộ Luật Lao động): “Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. Quy định này được áp dụng đối với cả người học nghề, tập nghề và thử việc; Người bị tai nạn lao động phải được cấp cứu kịp thời và điều trị chu đáo; Tất cả các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các sự cố nghiêm trọng tại nơi làm việc đều phải được khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ theo quy định của Chính phủ”.

Điều 144 Bộ luật Lao dộng quy định “Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp” như sau: “Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế; Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị; Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này”.

Điều 145 quy định: “Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội; Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên.

Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau: Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.

Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều này”.

Như vậy, việc bà Nga cử nhân viên đến thăm người lao động sau khi bị tai nạn lao động với mục đích yêu cầu thanh lý hợp đồng và hứa sẽ hoang trả 3.900USD là không đúng với các quy định nêu trên.  

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Quảng Ninh: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng tại Kỳ họp thứ 18 HĐND tỉnh

Sau một ngày (19/4) làm việc khoa học, nghiêm túc, trách nhiệm, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Quảng Ninh khóa XIV nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình Kỳ họp thứ 18 theo quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các quy định pháp luật hiện hành.
2024-04-20 13:28:10

Hải Phòng tổ chức thi kể chuyện theo sách

Đây là hoạt động thường niên và là năm thứ 10 TP.Hải Phòng tổ chức, hưởng ứng các hoạt động về Ngày Sách nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, khẳng định sách và văn hóa đọc mãi trường tồn.
2024-04-20 09:09:26

Hải Phòng tổ chức gặp mặt chiến sĩ Điện Biên và thân nhân

Sáng 19/4, TP.Hải Phòng tổ chức buổi gặp mặt thân nhân liệt sĩ, thanh niên xung phong, dân quân hỏa tuyến, những người đã trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa.
2024-04-20 08:25:46

Chia sẻ về chữ “thật” của TH true MILK tại Diễn đàn Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng chất lượng sản phẩm và mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.
2024-04-19 17:55:22

Cựu chiến binh xã Quảng Hải tổ chức nhiều mô hình phát triển kinh tế

Chiều 19/4, Hội cựu chiến binh xã Quảng Hải, thị xã Ba Đồn tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu” giai đoạn 2019 – 2024.
2024-04-19 16:20:00

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Ngày 18/4, trong khuôn khổ “Tuần lễ bền vững”, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã tổ chức Phiên thảo luận cấp cao về Thúc đẩy phát triển bền vững thông qua kết nối cơ sở hạ tầng.
2024-04-19 11:24:44
Đang tải...