Tín hiệu lạc quan cho xuất khẩu gạo Việt Nam

2018-04-04 10:39:49 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Nhu cầu nhập khẩu gạo từ Indonesia, Philippines được xem là yếu tố tích cực cho ngành gạo của Việt Nam ngay từ những tháng đầu năm 2018.
Theo đánh giá của Bộ Công Thương cho thấy, trong năm 2017, các DN đã xuất khẩu trên 5,7 triệu tấn gạo, vượt xa kế hoạch đề ra. Hợp đồng đăng ký xuất khẩu tính đến cuối năm 2017 đạt gần 6,4 triệu tấn gạo nên hiện vẫn còn khoảng 630.000 tấn gạo đã đăng ký xuất khẩu được chuyển sang năm nay. Đây là một trong những yếu tố tạo đà cho xuất khẩu gạo sôi động trong đầu năm. Mặt khác, cân đối lượng tồn kho và hợp đồng đăng ký xuất khẩu gạo cho thấy lượng gạo tồn kho hiện còn khá ít, chỉ còn trên 100.000 tấn. Trong khi đó, vụ Đông Xuân 2018 chưa vào thời kỳ thu hoạch rộ khiến nguồn cung gạo trong nước không nhiều. Đây cũng là lý do mà trong đợt đấu thầu gạo của Indonesia vừa qua, Việt Nam chỉ tham gia bỏ thầu và trúng thầu 141.000 tấn gạo.




Hiện cơ cấu gạo xuất khẩu tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực, xuất khẩu giảm mạnh ở phân khúc gạo cấp trung bình và cấp thấp; tăng mạnh ở dòng gạo cao cấp, các loại gạo chất lượng cao, giá trị cao (gạo nếp, japonica, gạo lứt), phù hợp với định hướng phát triển thị trường xuất khẩu. Cụ thể, trong năm 2017, lượng gạo thơm xuất khẩu tăng mạnh do Iraq đẩy mạnh nhập khẩu với 30.000 tấn gạo thơm và Ả rập Xê út nhập khẩu 18.780 tấn gạo thơm của Việt Nam. Tương tự, gạo lứt xuất khẩu tăng là do Hàn Quốc đẩy mạnh nhập khẩu với 12.000 tấn…

Những tháng đầu năm 2018, ngành xuất khẩu gạo Việt Nam đón nhận những tín hiệu lạc quan từ các thị trường truyền thống khi giá gạo xuất khẩu hiện đang cao hơn Thái Lan, Ấn Độ từ 100-150 USD/tấn. Đây được xem là một kì vọng mới để xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng trưởng tốt và thu về kim ngạch hơn 2,5 tỷ USD như đã đạt được trong năm vừa qua.

Theo nhận định của giới chuyên môn, trong năm nay, gạo xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng lên chủ yếu nhờ nhu cầu ở Đông Nam Á, nhất là tại Philippines. Ngoài ra, do tác động của biến đổi khí hậu, nguồn cung gạo tại một số nước giảm, qua đó làm tăng nhu cầu nhập khẩu gạo từ các thị trường tiêu thụ chính như Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Indonesia, Hàn Quốc… Đặc biệt, trong năm 2017 vừa qua, việc mở rộng xuất khẩu gạo tới các thị trường mới như Bangladesh, Iraq… cũng góp phần đưa xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng mạnh vượt kì vọng.

Chia sẻ với các DN nông nghiệp, nhiều chuyên gia cho rằng, thị trường gạo thế giới đang ngày càng cạnh tranh. Do vậy, cần phải tìm cách để gạo của Việt Nam nổi bật lên để cạnh tranh nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh. Bởi hiện mặt hàng lúa gạo của nước ta tuy trên cùng một cánh đồng, nhưng có nhiều giống lúa, thương lái mua về rồi trộn chung lại để sơ chế, sau đó bán cho DN chế biến để xuất khẩu nên không thể truy gạo nguyên nguồn gốc được. Vì vậy, đến nay Việt Nam vẫn chưa có được loại gạo nào có thương hiệu mạnh…

Theo giới chuyên môn để làm được như trên đòi hỏi phải có sự liên kết rất chặt chẽ giữa DN và HTX trong ngành hàng lúa gạo. Bởi hiện nay mới chỉ có 1% DN kí hợp đồng với nông dân. Tỉ lệ này cần phải tăng lên để sản phẩm lúa gạo khi đưa về tới cơ sở của DN chắc chắn bảo đảm có nguồn gốc và an toàn. Bởi hiện nay dù giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cao hơn gạo của Thái Lan, nhưng chúng ta vẫn cần phải học hỏi kinh nghiệm (trong cả trồng trọt và kinh doanh…) từ quốc gia này. Do những áp lực cạnh tranh và cơ hội thị trường đã giúp họ thực hiện chuyển đổi nhiều mặt trong ngành hàng lúa gạo và tạo ra những mặt hàng khác biệt, hay những sản phẩm lúa gạo có giá trị gia tăng cao hơn các nước trong khu vực.

Lẽ đương nhiên, cạnh tranh hiệu quả trên thị trường lúa gạo quốc tế còn tùy thuộc vào khả năng của nông dân và DN xuất khẩu lúa gạo Việt Nam trong việc cung cấp sản phẩm gạo đáng tin cậy, chất lượng ổn định, bảo đảm an toàn thực phẩm, có chứng chỉ về việc áp dụng các quy trình canh tác bền vững… Bởi trong chuỗi liên kết sản xuất lúa gạo giữa DN và nông dân ở nước ta trước đến nay, vai trò và người thực hiện vẫn chính là DN. Chẳng hạn, DN đặt hàng để nông dân sản xuất. DN cung cấp vật tư đầu vụ, hướng dẫn nông dân quy trình canh tác sản xuất… và bao tiêu thu mua lúa tươi cho nông dân tại ruộng.

Ngoài ra, DN chịu trách nhiệm vận chuyển lúa từ ruộng về nhà máy, đầu tư lắp máy sấy để sấy lúa, làm kho chứa, bảo quản sau thu hoạch, cũng như máy xay xát chế biến, lau bóng, tách màu, đóng gói… Đặc biệt, DN còn phải chịu trách nhiệm tìm đầu ra cho sản phẩm… Nói như thế, để thấy vai trò, trách nhiệm của DN trong ngành lúa gạo là cực kì lớn. Ngoài ra, thị trường tiêu thụ lại bấp bênh, không ổn định. Chưa kể, chính sách hỗ trợ để DN đầu tư vào ngành lúa gạo lại quá khiêm tốn, dù đây là lĩnh vực đầu tư luôn có nhiều rủi ro…

Các chuyên gia cho rằng, để ngành lúa gạo được phát triển bền vững, về lâu dài cần phải có hợp đồng sản xuất giữa nông dân trồng lúa với DN. Tuy để làm được điều đó, nông dân cần phải tham gia vào các HTX nông nghiệp và có được hợp đồng từ phía DN. Bởi lẽ, nếu DN chỉ mua qua thương lái thì sẽ rất khó cho nông dân trong việc chủ động thị trường và giá cả.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Quận Đống Đa phát động thi viết báo bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Đảng ủy Khối doanh nghiệp quận Đống Đa hưởng ứng Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư, năm 2024 trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
2024-03-29 10:26:56

KUN Happy Run Cần Thơ 2024 - Sân chơi thể thao đỉnh cao, căng trào cảm xúc

Trước thềm giải chạy VPBank Can Tho Music Night Run 2024, sáng ngày 13/4, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), thương hiệu KUN thuộc CTCP Sữa Quốc tế (IDP) và Nexus Sport Events sẽ phối hợp tổ chức giải KUN Happy Run Cần Thơ 2024. Giải chạy nhằm lan tỏa tình yêu thể thao, truyền cảm hứng về lối sống nhân văn, tích cực đến các mầm non tương lai của đất nước.
2024-03-29 10:04:15

Du khách được ăn hơn 400 món tại Lễ hội văn hóa ẩm thực TP.HCM

Lễ hội Văn hóa ẩm thực Món ngon Saigontourist Group 2024 hấp dẫn với hơn 400 món ăn, thức uống đặc trưng ba miền tại 40 gian hàng ẩm thực.
2024-03-28 22:55:00

Thành lập Câu lạc bộ Thể thao người khuyết tật TP Thái Nguyên

Ngày 28/3, tại TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên; Hội Người khuyết tật TP Thái Nguyên tổ chức Lễ ra mắt Câu lạc bộ Thể thao người khuyết tật.
2024-03-28 17:48:00

Về thăm chùa cổ Kiên Lao - Sùng Phúc tự

Chùa Kiên Lao (Sùng Phúc tự) ở làng Kiên Lao, xã Xuân Kiên (Xuân Trường, Nam Định) là một trong những danh lam cổ tự của vùng đất “Địa linh, nhân kiệt”. Nơi đây Hòa thượng Thích Thiện Tri trụ trì là bậc hoằng pháp chân tu cùng Hội phật tử dốc lòng tâm huyết, luôn mang lại phúc lành cho mọi người dân và tín đồ phật tử muôn phương.
2024-03-28 16:04:55

Khám phá những đường chạy cực chất tại VPBank Can Tho Music Night Run 2024

Chính thức khởi tranh vào chiều tối 13/4, VPBank Can Tho Music Night Run 2024 sẽ đưa runner băng qua cung đường ấn tượng gắn kết với những địa danh đã đi vào huyền thoại của thủ phủ miền Tây Nam Bộ.
2024-03-28 13:59:17
Đang tải...