Tổ công tác của Thủ tướng: Có những văn bản 'cài cắm' công vụ, thủ tục

2019-03-14 14:36:12 0 Bình luận
Ngày 14/3, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, Tổ công tác của Thủ tướng tiến hành kiểm tra 13 Bộ, cơ quan trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết 01, 02 của Chính phủ và phải hoàn thành trong quý I/2019.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng phát biểu tại cuộc kiểm tra. Ảnh: VGP/Nhật Bắc


Đây là cuộc kiểm tra thứ hai của năm 2019 và là cuộc kiểm tra thứ 63 của Tổ công tác kể từ khi được thành lập đến nay.

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác truyền đạt ý kiến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các Bộ vào cuộc triển khai quyết liệt, làm tốt các nhiệm vụ ngay từ quý I, nhất là việc hoàn thiện thể chế, cắt bỏ các rào cản, tháo gỡ khó khăn cho tăng trưởng và cải cách thủ tục hành chính.

Chậm trễ sẽ ảnh hưởng cả chuỗi công việc

“Các Bộ đang nợ đọng nhiều nhiệm vụ. Năm nay là năm bứt phá, nếu làm chậm thì ảnh hưởng cả chuỗi công việc về sau”, Tổ trưởng Tổ công tác Mai Tiến Dũng nêu rõ và lưu ý, chỉ còn nửa tháng nữa là hết quý I.

“Đặc biệt, Thủ tướng nhắc trước khi công bố các văn bản, chính sách phải đánh giá kỹ tác động, tránh việc vừa ban hành dư luận đã không đồng tình”, Tổ trưởng Tổ công tác cho biết. “Có những văn bản cài cắm công vụ, thủ tục. Có văn bản ban hành chưa được mấy tháng đã phải hủy. Theo tôi, văn bản chưa chắc thì chưa ban hành vội, mà nên lấy thêm ý kiến doanh nghiệp, nghe nhiều tai, nhiều chiều”, ông bày tỏ quan điểm.

Suốt buổi làm việc, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhắc tới nhiều ví dụ về các văn bản, đề xuất chính sách thu hút sự quan tâm của dư luận trong thời gian qua như việc xây dựng dự thảo tiêu chuẩn về nước mắm; quy định về kiểm tra phế liệu nhập khẩu dẫn tới ách tắc tại các cửa khẩu trước Tết nguyên đán; hay ý kiến về mất bằng lái xe phải thi lại…

“Lấy tiêu chuẩn nước mắm công nghiệp áp cả cho nước mắm truyền thống, các hộ sản xuất, doanh nghiệp ầm ầm gửi đơn lên, rất là khổ”, ông lấy ví dụ.

Bảng: Số lượng các nhiệm vụ được giao cho các Bộ tại Nghị quyết 01, 02 phải hoàn thành trong quý I/2019 (Nghị quyết 02 giao trách nhiệm chủ trì cải thiện từng chỉ số môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh cho các Bộ, cơ quan).

Bộ, cơ quan

Nghị quyết 01

Nghị quyết 02

Bộ Công an

4 nhiệm vụ (1 dự thảo Luật sửa đổi và 3 Nghị định)

 

Bộ Công Thương

2 nhiệm vụ (2 Nghị định)

3 chỉ số 

Bộ KH&ĐT

5 nhiệm vụ (sửa đổi 1 Luật và 2 Nghị quyết, 2 Đề án)

4 chỉ số

Bộ Tài chính

5 nhiệm vụ (1 dự thảo Luật và 4 Nghị định)

3 chỉ số

Bộ Xây dựng

2 nhiệm vụ (2 Nghị định),

1 chỉ số

Bộ LĐTB&XH

4 nhiệm vụ (1 dự thảo Luật sửa đổi, 1 hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật, 2 Nghị định)

2 chỉ số

Bộ KH&CN

1 nhiệm vụ (1 Nghị quyết)

7 chỉ số

Bộ GD&ĐT

1 nhiệm vụ (1 Nghị quyết)

 

Bộ TN&MT

2 nhiệm vụ (2 Quyết định)

2 chỉ số

Bộ TT&TT

1 nhiệm vụ (1 Đề án)

6 chỉ số

Bộ Nội vụ

4 nhiệm vụ về sửa đổi 4 dự thảo Luật

 

Thanh tra Chính phủ

3 nhiệm vụ (2 Nghị định và 1 Quyết định).

1 chỉ số

Bộ Giao thông vận tải

 

1 chỉ số

 

Theo thống kê của Tổ công tác, tính đến ngày 13/3, các Bộ, cơ quan đã hoàn thành việc ban hành chương trình hành động triển khai Nghị quyết 01. Tuy nhiên, trong số các nhiệm vụ phải làm xong trong quý I, các Bộ mới hoàn thành 2 nhiệm vụ (1 Nghị quyết của Chính phủ thuộc trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 1 Quyết định của Thủ tướng thuộc trách nhiệm của Thanh tra Chính phủ), còn 31 nhiệm vụ chưa hoàn thành.

Về Nghị quyết 02, đã có 11 Bộ, cơ quan ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện; đã có 6 Bộ, cơ quan đã lồng ghép kế hoạch cải thiện các chỉ số tại kế hoạch tổ chức thực hiện; Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành tài liệu hướng dẫn với 2 bộ chỉ số.

Triển khai quyết liệt, cải cách thực chất

Tại buổi kiểm tra, đại diện các Bộ đã giải trình về tiến độ triển khai từng nhiệm vụ và chốt thời hạn để hoàn thành.

Phát biểu đầu tiên, đại điện Bộ Công an cho biết hiện còn 3 nhiệm vụ cần phải hoàn thành ngay trong tháng 3 này, gồm dự thảo Nghị định quy định Luật Đặc xá, dự thảo Nghị định quy định chi tiết Luật An ninh mạng, dự thảo Nghị định quy định trình tự, thủ tụ áp dụng một số biện pháp bảo vệ an ninh mạng.

Trong đó, dự thảo Nghị định quy định chi tiết Luật An ninh mạng còn nhiều vướng mắc bởi đây là lĩnh vực mới, liên quan đến nhiều đối tượng, có nhiều ý kiến phản biện, tuy nhiên, Bộ quyết tâm sẽ trình vào cuối tháng 3.

Tổ trưởng Tổ công tác nhấn mạnh đây là Nghị định rất quan trọng, liên quan tới các doanh nghiệp trong và ngoài nước, yêu cầu đặt ra là vừa bảo đảm quản lý nhà nước, an ninh mạng, vừa bảo đảm yêu cầu phát triển kinh tế. Tổ trưởng lưu ý Bộ đầy nhanh tiến độ hơn nữa việc xây dựng các dự thảo vì còn nhiều thủ tục như xin ý kiến thành viên Chính phủ, tiếp thu giải trình…

“Nếu còn ý kiến khác nhau thì đề nghị các đồng chí ngồi ngay tại VPCP, làm giải trình, các vụ, cục của VPCP sẽ hỗ trợ, các đồng chí báo cáo lãnh đạo Bộ để tạo sự đồng thuận, còn nếu lại mang về Bộ thì rất lâu”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng phát biểu.

Tổ trưởng Tổ công tác cũng lưu ý hàng loạt nhiệm vụ quan trọng với từng Bộ, cơ quan cần tập trung thực hiện. Trong đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần lưu ý nhiệm vụ xây dựng Nghị định hướng dẫn Luật Quy hoạch, cần trình sớm nhất. Các nhiệm vụ liên quan tới cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong Nghị quyết 02 cũng rất quan trọng.

Với Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổ trưởng Tổ công tác lưu ý Bộ được giao phụ trách tới 7 chỉ số trong Nghị quyết 02, nhiều nhất trong các cơ quan. Đại diện Bộ này cho biết các nhiệm vụ trong Nghị quyết 01, 02 đã được cụ thể hóa thành hơn 1.000 nhiệm vụ giao cụ thể cho các lãnh đạo Bộ, các vụ, cục và cấp chuyên viên, “chưa năm nào tổ chức triển khai bài bản như vậy”…


Ảnh: VGP/Nhật Bắc


Kết luận cuộc kiểm tra, Tổ trưởng Tổ công tác Mai Tiến Dũng ghi nhận, đánh giá cao việc các Bộ đã nghiêm túc ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết 01. Tuy nhiên, việc rút ra một số đề án, nhiệm vụ cho thấy quyết tâm của Bộ chủ trì chưa cao.

Đề nghị các Bộ khẩn trương, nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ được giao, Tổ trưởng Tổ công tác nhắc lại chủ trương của Trung ương, Chính phủ là cho phép thí điểm với những vấn đề mà thực tiễn đòi hỏi nhưng chưa kịp sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật hoặc chưa có quy định của pháp luật. Như vừa qua, Thủ tướng đã cho phép thí điểm thành lập Trung tâm Hành chính công hay Ban An toàn thực phẩm thuộc UBND cấp tỉnh…

Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng chỉ đạo rất quyết liệt về xây dựng Chính phủ điện tử. “Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã luôn nhắc nhở về việc phòng chống tham nhũng vặt, tham nhũng vặt rất nguy hiểm vì tạo ra cài cắm trong chính sách, thủ tục. Do đó, phải làm mạnh mẽ việc xây dựng Chính phủ điện tử, VPCP luôn sẵn sàng cùng các đồng chí”, Tổ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh. Ông nhắc lại việc mới đây, Thủ tướng đã giao Bộ GTVT và VPCP thực hiện cấp giấy phép lái xe trên Cổng dịch vụ công quốc gia kết nối với địa phương vào quý IV/2019.

Tổ trưởng Tổ công tác cũng đề nghị các Bộ lưu ý thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, rà soát các văn bản nợ đọng và các nhiệm vụ nợ đọng từ các năm trước. “Như ngay từ đầu nhiệm kỳ Thủ tướng đã yêu cầu Bộ GTVT làm mẫu 1km đường cao tốc để tính suất đầu tư, rồi việc thu phí không dừng dân nói rất nhiều, Chính phủ đã cho lùi từ cuối năm 2018 sang cuối năm 2019”, Tổ trưởng Tổ công tác nói.

Về Nghị quyết 02, các Bộ cần hết sức quan tâm, tinh thần là dứt khoát phải cải cách thực chất, những điều kiện, thủ tục đã cắt bỏ phải áp dụng thực chất, công bố cụ thể cho người dân, doanh nghiệp biết. Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng nhắc lại, việc xây dựng các văn bản liên quan đến môi trường kinh doanh không nên cầu toàn nhưng phải cẩn trọng, tranh thủ ý kiến các chuyên gia trong và ngoài nước.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Ngày 18/4, trong khuôn khổ “Tuần lễ bền vững”, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã tổ chức Phiên thảo luận cấp cao về Thúc đẩy phát triển bền vững thông qua kết nối cơ sở hạ tầng.
2024-04-19 11:24:44

Giải pháp phát triển nhà ở xã hội

Để hướng tới mục tiêu một triệu căn hộ trong 10 năm nhằm giải quyết nhu cầu nhà ở cho người có thu nhập thấp và công nhân, Bộ Xây dựng cần chủ trì phối hợp với các địa phương để có đánh giá tổng thể về nhu cầu nhà ở theo từng phân khúc, để có tham mưu cơ chế chính sách sát thực tế.
2024-04-19 09:57:41

Việt Nam và Australia hợp tác phát triển thị trường điện cạnh tranh

Ngày 17/4, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và Cục Điều tiết Điện lực Việt Nam (ERAV) đã ký biên bản ghi nhớ (MoU) về hợp tác nhằm hỗ trợ phát triển thị trường điện cạnh.
2024-04-19 09:47:51

Standard Chartered Việt Nam và Hoa Kỳ hợp tác đầu tư năng lượng sạch

Ngày 16/4, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam công bố việc ký kết Bản ghi nhớ giữa Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam, với cam kết thúc đẩy tài chính xanh và phát triển ngành năng lượng sạch tiên tiến tại Việt Nam.
2024-04-19 09:42:00

Hải Phòng chi hơn 1,3 tỷ đồng tặng quà thân nhân liệt sỹ, chiến sỹ Điện Biên

UBND TP. Hải Phòng ban hành Kế hoạch 93/KH-UBND về triển khai các hoạt động thăm, tặng quà thân nhân liệt sỹ, chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, là những người đã có nhiều cống hiến, hi sinh… trong chiến dịch lịch sử.
2024-04-19 08:15:51

Cửa Lò khai mạc Lễ hội du lịch biển năm 2024

Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, thị xã Cửa Lò, UBND tỉnh Nghệ An long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 với chủ đề “Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng”.
2024-04-18 22:15:00
Đang tải...