TPHCM: Héo hắt nghề nuôi bò

2018-03-27 00:09:46 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Nuôi bò sữa mấy chục năm, đối đầu với không ít khó khăn để học cách nuôi, đáp ứng kỹ thuật nuôi, gian nan tìm cách sống với nghề… ấy vậy mà thời gian gần đây nhiều người nuôi bò sữa trên địa bàn TP.HCM đang tính chuyện đổi nghề.

Tại các huyện nuôi bò sữa trọng điểm của TPHCM như Hóc Môn, Củ Chi, nhiều hộ nông dân nuôi bò sữa hiện đang “kiệt sức” vì giá sữa. 

 

“Khóc” vì khô, béo, soma, resa

 

Trong suy nghĩ của nhiều hộ chăn nuôi, đang tồn tại một nghịch lý nghiệt ngã. Trong khi người nông dân đang cố hết sức đáp ứng những đòi hỏi khắt khe về chất lượng sữa, thì khâu thu mua sữa vẫn chưa cải thiện tính minh bạch. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người nuôi bò sữa. 

 




Ông Văn Công Phụng ngao ngán với nghề nuôi bò vì giá sữa trồi sụt và cách tính giá thu mua sữa vẫn chưa minh bạch.

 

Theo nhiều hộ nông dân, hiện nay nguồn sữa của đàn bò được các công ty thu mua thông qua các trạm trung chuyển, mẫu sữa được đem về công ty phân tích. Dựa trên những mẫu này, công ty sẽ đưa ra một bảng phân tích chất lượng sữa để tính tiền theo từng tuần hoặc hai tuần một lần. Trong khâu phân tích, nông dân không tận mắt chứng kiến việc phân tích nên họ cho rằng hoạt động thu mua sữa vì thế vẫn chưa minh bạch, có thể bị lợi dụng để ép giá, làm thay đổi mẫu… 

 

Theo ông Lê Trường Quốc Trụ - Phó chủ tịch Hội nông dân xã Nhị Bình, Hóc Môn cho biết: “Từ cuối 2016 đến nay trên địa bàn xã, số hộ và đàn bò sữa giảm nhiều, hầu hết là các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Nguyên nhân bỏ nghề là giá mua không đủ chi phí chăn nuôi, không đủ tiền sống…”. Cũng theo ông Trụ giá sữa thấp là do bảng chấm chất lượng sữa của công ty về soma, lượng khô, béo trong sữa không đạt yêu cầu. 

 

Tính đến tháng 10/2017, đàn bò chỉ còn khoảng 1000 con, giảm 1/3 so với trước đây. Từ vài trăm hộ nuôi bò, giờ chỉ còn khoảng 97 hộ. “Lúc sữa mới xuống giá, gặp nông dân họ nói nhiều lắm, càng nói sữa càng xuống, riết rồi họ chán, ai nuôi được thì nuôi không thì bỏ nghề…” ông Trụ bảo vậy. 

 

Nỗi khổ vì sữa rớt giá không chỉ mới đây, theo nhiều người, khoảng cuối 2014 là nông dân nuôi bò sữa đã phải đối diện với thực tế rớt giá do việc đánh giá chất lượng sữa từ phía các công ty thu mua sữa.

 


Trong hai năm qua, số lượng hộ nông dân nuôi bò sữa và lượng bò tại Củ Chi, Hóc Môn đã giảm khá nhiều.

 

Ông Lê Tấn Cường - Chủ tịch hội nông dân xã Đông Thạnh, Hóc môn kể: “Tổng đàn bò của xã từng đứng đầu huyện, nhưng mấy năm gần đây đang giảm nhanh chóng. So với 2016, đàn bò chỉ còn 6000 con, với khoảng 310 hộ, giảm gần 1 nửa. Cái khó của tụi tôi chung quy chỉ vì giá thu mua sữa thất thường, người dân không đủ sức để bù lỗ. Bên công ty họ kiểm tra soma vượt ngưỡng là họ trừ rất cao, mà con bò nào cũng có tế bào soma gây chua cho sữa, họ bảo cao chúng tôi chẳng biết làm sao…”

 

Vợ ông Nguyễn Tấn Đậm, ấp 4, xã Nhị Bình, Hóc Môn, ngậm ngùi vì gia đình mới phải bán cả đàn bò gần 70 con. Sống với nghề nuôi bò sữa đã 30 năm, lúc cao điểm, trong nhà nuôi hơn trăm con bò, gia đình đã từng được Vinamilk chọn làm mô hình thí điểm để nâng cấp chuồng trại, con giống, hệ thống chuồng trại đạt chuẩn, vậy mà giờ chẳng còn con nào. Để nuôi thật tốt đàn bò có lượng sữa nhiều và kéo dài không dễ, phải luôn cập nhật thông tin, khoa học kỹ thuật, cách cho ăn bao nhiêu thức ăn thô, xanh, xác mì ủ lên men… rồi vốn đầu tư gồm cả 1000m2 đất, tiền con giống cũng trên 2 tỷ đồng… đầu tư nhiều, trong khi tiền bán sữa trừ hết chi phí còn khoảng 20 triệu/tháng, nếu tính công cả nhà vào thì không có lãi. Nếu đi theo nghề không biết bao giờ mới trả hết nợ.

 

Sữa nấu cũng nhiễm khuẩn

 

Trầm tư bên ấm trà, Ông Đoàn Minh Vũ, ngụ tại 180/30 ấp 4 xã Nhị Bình, huyện Hóc Môn, người đã nuôi bò sữa nhiều năm, bộc bạch: “Tôi đã theo con bò sữa mấy chục năm nay, có thời gian cũng sống được với nghề, nuôi được vợ con nhờ vào nó nhưng giờ thì thua rồi. Trước đây, nếu con bò nào có sữa bị nhiễm soma là công ty không mua sữa suốt mấy tuần, chật vật chút nhưng vẫn ổn. Bây giờ, sữa bị nhiễm soma công ty vẫn mua nhưng nếu sữa nhiễm soma vượt khung cho phép thì giá sữa sẽ giảm rất nhiều từ 14.000đ/lít xuống còn 7.000đ/lít. Nghe thì thấy lạ, nhưng sự thật từ cuối 2016 đến nay cuộc sống của tôi trở nên bấp bênh, bù lỗ liên tục bởi một loạt hàng rào kỹ thuật và cách chấm soma của Công ty CP sữa Việt Nam (Vinamilk) đưa ra. Để tránh trường hợp sữa bị soma, tôi đã cẩn thận tuân thủ quy trình lấy sữa. Chuẩn bị vắt sữa tôi đã cẩn thận thử soma từng vú. Vú nào bị nhiễm soma là tách riêng ngay. Bên trung chuyển họ lấy mẫu mỗi thùng để thử soma. Mẫu thử thuốc không có soma, nhưng khi nhận kết quả chấm chất lượng sữa của Vinamilk để tính tiền thì vẫn nhiễm soma…”.

 


Yêu cầu về chất lượng sữa ngày càng trở nên khắt khe hơn đối với các hộ chăn nuôi.

 

Không tin vào kết quả chấm chất lượng, ông Vũ đã có lần lấy sữa đun lên, bất chấp vi phạm điều cấm tuyệt đối của công ty. Bởi lẽ, khi đun ở nhiệt độ 40 - 50oC thì con soma sẽ chết. Sữa đun nhưng thùng sữa vẫn nhiễm soma (!?). “Khó hiểu… Có lần ba tuần liền sữa bò của tôi được mua 7.000đ/lít, thua lít nước suối… tuần nào cũng bù vào mấy triệu ai còn đủ sức mà sống với nghề… Tôi bán đàn bò đau lòng lắm, nhưng thực tế nó phũ phàng quá. Chất lượng sữa đều do bên mua định đoạt, người nông dân chẳng biết thực hư thế nào, bù lỗ hoài sống sao được (!?)” ông Vũ thất vọng. 

 

Không chỉ ông Vũ cám cảnh với nghề, Anh Văn Công Phụng, hộ nuôi bò sữa tại xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, đang có hợp đồng bán sữa cho Vinamilk, cho biết: “Từ 50 con bò năm 2014, phát triển riết đến giờ còn 20 con, không ráng nổi nữa rồi. Bên thu mua đưa ra quá nhiều quy định trong hợp đồng. Năm 2014 họ tính độ khô, béo rồi soma còn thấp nên giá thu mua còn dễ thở. Giờ họ đưa chuẩn cao, một trong ba cái độ khô, béo và soma không đạt là giá rớt thê thảm, từ 14.000 đồng rớt còn 8.000 đồng, có khi còn 7.000 đồng/lít. Cám thì Vinamilk bắt mua bên họ, nhưng không hiểu sao tính độ khô vẫn không đạt” - anh Phụng ngao ngán. Chỉ vào thùng thuốc đặt trong góc nhà, anh Phụng bức xúc: “Thuốc kiểm tra soma tôi mua cả thùng, ngày nào tôi dùng thuốc thử, soma thử được, còn độ khô, độ béo thì chịu vì không có thuốc thử nên Vinamilk báo sao thì chịu vậy, không kiểm soát được. Thiếu khô, dư béo trừ vài ngàn, nhiễm soma thì trừ nửa tiền, ai chịu được…”

 

“Chuyện người nông dân giảm đàn, bỏ nghề nuôi bò là có nhưng góc độ ở xã, mình cũng chỉ biết khuyến cáo người dân cố gắng tuân thủ, tham gia học tập kinh nghiệm, kỹ thuật theo tập huấn của các công ty thu mua sữa để làm sao đáp ứng được yêu cầu về chất lượng của họ. Chứ còn, thực ra những cái mà nông dân bức xúc thì ở huyện thậm chí ở cấp cao hơn kiến nghị còn chưa ăn thua chứ nói gì đến mình” - một lão nông xã Nhị Bình, thở dài.

 

Doanh nghiệp thường được ví như “bà đỡ” của nông dân, sản phẩm của người dân có tiếp cận được với thị trường hay không là do doanh nghiệp. Sự liên kết giữa đôi bên là rất cần thiết, nhưng làm sao để đôi bên cùng có lợi lại là một chuyện khác. Người dân đầu tư chuồng trại con giống hàng trăm triệu đồng, có người nhiều tỷ đồng với mưu cầu đem lại thu nhập ổn định cho gia đình thì việc cứ để người nông dân cắn răng chịu lỗ và tìm cách giải nghệ chỉ vì họ vẫn chưa nhìn thấy sự minh bạch trong khâu thu mua, tiêu thụ sản phẩm dẫn đến sự nghi ngờ có sự không minh bạch là điều hết sức đau lòng. Xã hội sẽ nghĩ sao khi doanh nghiệp liên tục lãi, còn người nông dân mòn mỏi bán đi đàn bò của mình. 

 

Theo Bộ Công Thương, hiện mức tiêu dùng sữa tính trên đầu người của Việt Nam mới đạt 24 kg/người, vẫn thấp hơn nhiều so với các thị trường khác nên sức mua còn có triển vọng tăng cao. Trong khi đó, nguyên liệu sữa tươi trong nước chỉ đáp ứng 35%, phần còn lại phụ thuộc vào nhập khẩu.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Nam Định kỷ niệm 55 năm thành lập Hội Người mù Việt Nam

Sáng 16/4, Hội Người mù tỉnh Nam Định đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 55 năm thành lập Hội Người mù Việt Nam (17/4/1969 - 17/4/2024) và kỷ niệm 44 năm thành lập Hội Người mù tỉnh Nam Định (1980-2024).
2024-04-16 14:34:00

HDBank hỗ trợ trả góp 100% tiền học phí với kỳ hạn đến 60 tháng

HDBank là ngân hàng duy nhất triển khai gói sản phẩm Đồng hành tri thức - ưu đãi thanh toán học phí và trả góp đến 60 tháng, giải quyết nỗi lo về tài chính cho các các bậc phụ huynh.
2024-04-16 14:22:33

Phó CT Hải Phòng thăm gia đình người có công dịp 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 16/4, ông Lê Khắc Nam - Phó Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng đến thăm, tặng quà các gia đình người có công tại huyện An Lão nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.
2024-04-16 11:47:00

Hải Phòng: Thông qua 7 Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 15 HĐND thành phố

Chiều 15/4, HĐND TP.Hải Phòng đã tổ chức kỳ họp 15 (chuyên đề) khóa XVI, thông qua 7 Nghị quyết và hoàn thành các nội dung chương trình đề ra.
2024-04-16 11:25:51

Cựu chiến binh xã tổ chức lớp học giáo dục truyền thống cho thanh niên

Sáng 16/4, Hội cựu chiến binh xã Quảng Tân tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu” giai đoạn 2019 – 2024
2024-04-16 10:40:00

Tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho giáo viên khuyết tật ở Bắc Kạn

Sáng 15/4, tại Trường TH&THCS Dương Phong, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn đã diễn ra Lễ trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho cô giáo Đàm Thị Thanh Tâm- tấm gương sáng về tinh thần vượt khó vươn lên trong giảng dạy và giáo dục.
2024-04-16 09:42:30
Đang tải...