Tranh chấp đất rừng ở Yên Thế (Bắc Giang): Cần xem lại quyền lợi chính đáng của dân!

2016-09-16 09:09:17 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Ngày 25/8, Tạp chí Hướng nghiệp và Hòa nhập (hoanhap.vn) đăng bài: “Ai đứng sau những cánh rừng Yên Thế”, khởi đầu cho loạt bài phản ánh vụ việc tranh chấp đất lâm nghiệp tại huyện Yên Thế (tỉnh Bắc Giang). Sau khi báo đăng, phía Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Yên Thế vẫn im lặng, nhưng bạn đọc đã cung cấp nhiều tài liệu, bằng chứng cho thấy quyền lợi của những người dân nơi đây cần phải được xem xét nghiêm túc.
Những cơ sở pháp lý

Năm 1963, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Bắc ban hành quyết định số 709/TCCB thành lập Lâm trường Yên Thế. Kèm theo quyết định này, Lâm trường Yên Thế được giao quản lý 15.755ha rừng. Lúc đó, rừng đang còn nguyên sinh. 

Từ năm 1963 đến 1993, do việc quản lý rừng của Lâm trường Yên Thế quá lỏng lẻo, rừng nguyên sinh bị tàn phá thảm hại. Thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch HĐBT (nay là Thủ tướng Chính phủ) Võ Văn Kiệt tại Quyết định số 327-CT ngày 15/9/1992 về “một số chủ trương, chính sách sử dụng đất trống, đồi núi trọc, rừng, bãi bồi ven biển và mặt nước”, UBND tỉnh Hà Bắc có quyết định số 745/CT (ngày 7/8/1993) thu hồi 9.170ha diện tích đất rừng của Lâm trường Yên Thế để chuyển sang cho người dân địa phương. Lúc này, Lâm trường Yên Thế chỉ còn lại 6.585ha. 


Trụ sở Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Yên Thế tại thị trấn Cầu Gồ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.

Từ 1994 đến 1998, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành một số quyết định liên quan đến việc giao đất rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp (Nghị định số 02-CP ngày 15/01/1994; Nghị định số 01/CP ngày 04/01/1995 của Chính phủ; Quyết định số 556/TTg ngày 12/9/1995; Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998; Quyết định số 145/1998/QĐ-TTg ngày 15/8/1998; …)

Theo đó, ngày 26/6/2002, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang ban hành quyết định số 1330/QĐ-CT thu hồi 2.559ha đất rừng của Lâm trường Yên Thế để giao lại cho người dân địa phương nhằm mục đích triển khai các chủ trương nêu trên của Chính phủ. 


Trong khi ông Hoàng Văn Chúc-giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Yên Thế tìm cách trốn tránh phóng viên thì người dân lại tìm đến với bao bức xúc vì bị DN chiếm đoạt mất đất rừng.

Ngày 08/11/2005, Chính phủ lại ban hành Nghị định số 135/2005/NĐ-CP về việc giao khoán đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất; Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg ngày 05/12/2005 về việc rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng… Vì vậy, ngày 06/12/2006, UBND tỉnh Bắc Giang lại ký quyết định (số 1945/QĐ-UBND) thu hồi 729ha đất rừng của Công ty Lâm nghiệp Yên Thế (lúc này, Lâm trường Yên Thế được chuyển đổi thành Công ty Lâm nghiệp Yên Thế) để giao cho người dân địa phương.

Ngày 06/7/2007, Thủ tướng Chính phủ lại ký quyết định số 100/2007/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 661/QĐ-TTg ; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng ban hành Thông tư số 24/2009/TT-BNN ngày 05/5/2009 hướng dẫn chuyển đổi rừng phòng hộ, rừng đặc dụng được quy hoạch sang rừng sản xuất và ngược lại… theo Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg). 

Thực hiện chủ trương nói trên, ngày 08/4/2010, UBND tỉnh Bắc Giang lại ký quyết định số 25/QĐ-UBND thu hồi tiếp của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Yên Thế (đã chuyển đổi mô hình DN) 811,5ha. Và, ngày 3/4/2015, UBND tỉnh Bắc Giang lại ký quyết định số 116/QĐ-UBND thu hồi của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Yên Thế 248ha. 
 
Ai trung thực? Ai gian manh?

Việc khiếu kiện về quyền lợi đất rừng của gần 40 hộ dân ở xã Đồng Tiến và xã Tam Hiệp xảy ra từ năm 2012, nhưng UBND tỉnh Bắc Giang làm ngơ, không giải quyết mà giao cho UBND huyện Yên Thế phát văn bản trả lời. Nội dung các văn bản trả lời của UBND huyện Yên Thế với công dân vẫn chỉ là áp đặt, bất chấp sự thật nêu trên.




Những cánh rừng trọc trơ do quản lý yếu kém.

Một câu hỏi đặt ra là: Từ năm 1993 đến năm 2015, qua 5 lần ban hành quyết định thu hồi đất lâm nghiệp của UBND tỉnh Hà Bắc (và UBND tỉnh Bắc Giang sau này) để giao cho địa phương, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Yên Thế còn lại bao nhiêu ha đất rừng được giao? 

Theo tính toán số liệu được nêu tại 5 quyết định của UBND tỉnh, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Yên Thế chỉ còn 2.237,5ha đất rừng được giao quản lý. Nếu cộng 655,7ha đất rừng được UBND tỉnh Bắc Giang giao lại theo dự án PAM (dự án 661) tại quyết định số 144/QĐ-UBND ngày 3112/2009 thì tổng diện tích đất rừng mà Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Yên Thế được giao là 2.893,2ha. 

Theo tài liệu mà người dân xã Đồng Tiến và xã Tam Hiệp cung cấp, thì ngày 27/01/2015, UBND tỉnh mới có quyết định số 35/QĐ-UBND giao cho Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Yên Thế thuê 1.837,66ha tại 9 xã và thị trấn Cầu Gồ, trong đó, xã Đồng Tiến là 430,95ha, xã Tam Hiệp là 38ha, trong đó có 19 hộ dân thôn Đền Cô và thôn Đền Quan có đơn khiếu nại liên quan tới 18ha đất rừng. 

Trong lần tiếp xúc cử tri tại xã Đồng Tiến của đại biểu HĐND tỉnh Bắc Giang, người dân đặt câu hỏi rằng: Số diện tích Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Yên Thế được thuê theo quyết định số 35/QĐ-UBND ngày 27/01/2015, trước đây ai được quyền quản lý, sử dụng? Sau hơn 20 năm với những biến động về đất rừng được thể hiện bằng 6 quyết định hành chính cấp tỉnh có giá trị pháp lý nêu trên, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Yên Thế được quyền quản lý, sử dụng bao nhiêu? Quyền lợi của người dân bị Chủ tịch UBND huyện Yên Thế vứt bỏ đi đâu?

Trả lời câu hỏi này, ông Trần Văn Trường-cán bộ Pháp chế của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Yên Thế thừa nhận: “Đúng là năm 2015, UBND tỉnh Bắc Giang mới ban hành quyết định như vậy, nhưng số diện tích của công ty trước đó nằm trong số diện tích do UBND tỉnh Bắc Giang giao cho các xã quản lý”. Vậy thì giao cho xã là giao cho những ai? Hộ dân có phải là chủ thể trong “trận đồ bát quái” mà Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Yên Thế và UBND huyện Yên Thế đang vẽ ra hay không? 

Xin nói thêm rằng, tại điều 3, quyết định 327/CT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 15/9/1992 nêu: “Lấy hộ gia đình làm đơn vị sản xuất, lấy doanh nghiệp quốc doanh hoặc đơn vị kinh tế tập thể làm chỗ dựa, xây dựng kinh tế vườn đồi với hộ gia đình, xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa các hộ với cộng đồng, với các thành phần kinh tế tập thể quốc doanh trên địa bàn nhằm phát triển mạnh sản xuất, bảo đảm lợi ích của mỗi hộ. Đồng thời, làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước và tập thể, gắn phát triển kinh tế với mở rộng các phúc lợi xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng nông thôn mới”.

Cũng theo chủ trương của Chính phủ được thể hiện trong các Nghị định, quyết định, Chỉ thị nêu trên, thì Nhà nước đã đặt “hộ gia đình” ngang với các thành phần kinh tế khác trong việc triển khai thực hiện dự án 327 và dự án PAM. Sau khi kết thúc dự án, đương nhiên quyền sử dụng đất lâm nghiệp vẫn thuộc về các chủ thể trước đó.  


Rừng của ông Nguyễn Văn Gấm mua lại hộ dân khác đã bị Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Yên Thế tước mất quyền quản lý, sử dụng đất. 

Khi người dân trồng rừng từ dự án 327, dự án PAM đang bị tước bỏ quyền lợi thì 2 DN tư nhân là: Công ty CP Trường Lộc và Công ty TNHH Hà Lượng được UBND tỉnh Bắc Giang giao đất, giao rừng dựa trên cơ chế, chính sách nào?  

Tại sao người dân lại không tranh chấp những phần diện tích trước đây Nhà nước giao cho Lâm trường và các công ty tư nhân khác mà họ chỉ đòi giữ lại số diện tích mà bao năm qua chính họ cải tạo, trồng rừng theo sự án 327 và dự án PAM đang bị chính Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Yên Thế tìm cách cướp đoạt?

Những khoản tiền do Lâm trường Yên Thế chi trả cho dân trước đây, thực chất là tiền của Nhà nước ủy quyền cho Lâm trường Yên Thế thanh toán cho các hộ dân trồng rừng chứ không phải là tiền của đơn vị này. Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Yên Thế lợi dụng vào sự nhập nhèm trong việc thực hiện chủ trương, chính sách của Nhà nước trong việc giao khoán đất lâm nghiệp để cho rằng quyền sử dụng đất rừng vẫn thuộc về công ty là không trung thực, là dối trá với lãnh đạo tỉnh và người dân.

Xin được đặt câu hỏi: Với 44 cán bộ, nhân viên, hơn nửa diện tích đất rừng Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Yên Thế được giao đem cho thuê lại, phần còn lại, công ty đứng ra giao khoán từng công đoạn, vậy thì việc giao đất cho DN này Nhà nước được gì, mất gì? Đây chẳng phải là Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Yên Thế đang hưởng lợi từ sơ hở trong quản lý đất rừng của Nhà nước để trục lợi từ mồ hôi, công sức lao động của người dân hay sao?

Muốn giải quyết dứt điểm việc tranh chấp đất rừng giữa người dân và Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Yên Thế, giải pháp tối ưu nhất lúc này là Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cần phải chỉ đạo Thanh tra tỉnh vào cuộc để rà soát lại việc quản lý, sử dụng đất rừng ở huyện Yên Thế từ năm 1963 đến nay. Có như vậy, bản chất sự việc mới được phơi bày.

Hoanhap.vn sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc diễn biến về vụ việc này.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Đại hội MTTQ thành phố Hạ Long: Đoàn kết, kỷ cương, dân chủ, đổi mới, phát triển

Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) thành phố Hạ Long lần thứ XX, nhiệm kỳ 2024 - 2029 được tổ chức trong 2 ngày 19 và 20/4 đã thành công tốt đẹp. Đây là đại hội MTTQ Việt Nam cấp huyện đầu tiên của tỉnh Quảng Ninh với khát vọng: Xây dựng thành phố Hạ Long kiểu mẫu, hiện đại, giàu đẹp, văn minh, nghĩa tình.
2024-04-20 19:27:03

Quảng Ninh: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng tại Kỳ họp thứ 18 HĐND tỉnh

Sau một ngày (19/4) làm việc khoa học, nghiêm túc, trách nhiệm, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Quảng Ninh khóa XIV nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình Kỳ họp thứ 18 theo quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các quy định pháp luật hiện hành.
2024-04-20 13:28:10

Hải Phòng tổ chức thi kể chuyện theo sách

Đây là hoạt động thường niên và là năm thứ 10 TP.Hải Phòng tổ chức, hưởng ứng các hoạt động về Ngày Sách nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, khẳng định sách và văn hóa đọc mãi trường tồn.
2024-04-20 09:09:26

Hải Phòng tổ chức gặp mặt chiến sĩ Điện Biên và thân nhân

Sáng 19/4, TP.Hải Phòng tổ chức buổi gặp mặt thân nhân liệt sĩ, thanh niên xung phong, dân quân hỏa tuyến, những người đã trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa.
2024-04-20 08:25:46

Chia sẻ về chữ “thật” của TH true MILK tại Diễn đàn Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng chất lượng sản phẩm và mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.
2024-04-19 17:55:22

Cựu chiến binh xã Quảng Hải tổ chức nhiều mô hình phát triển kinh tế

Chiều 19/4, Hội cựu chiến binh xã Quảng Hải, thị xã Ba Đồn tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu” giai đoạn 2019 – 2024.
2024-04-19 16:20:00
Đang tải...