Truy xuất tận cùng, công khai cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

2018-08-12 20:04:17 0 Bình luận
Tính trên cả nước, qua thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm (ATTP) từ đầu năm đến nay, có tới 20% số cơ sở bị phát hiện vi phạm, cơ quan chức năng đã xử phạt hơn 35 tỷ đồng.

Hà Nội, với hơn 10 triệu dân sinh sống, số lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn rất lớn với 65.955 cơ sở để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của người dân. Dù đã có nhiều cố gắng, song tình trạng vi phạm về ATTP vẫn còn phổ biến, ngộ độc thực phẩm vẫn xảy ra.


Cơ quan chức năng kiểm tra một cơ sở sản xuất thực phẩm ở huyện Hoài Đức, TP Hà Nội


An toàn thực phẩm vẫn nhiều bất an

6 tháng đầu năm nay, cả nước đã tiến hành thanh tra, kiểm tra được 351.128 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, qua đó phát hiện 68.362 cơ sở vi phạm ATTP, chiếm 19,47%. Cơ quan chức năng đã xử lý 15.707 cơ sở (chiếm 22,98% số cơ sở vi phạm), trong đó, phạt tiền 13.017 cơ sở với số tiền hơn 35 tỷ đồng.

Tính riêng tại Hà Nội, từ đầu năm đến nay, các cơ quan chức năng của thành phố đã tổ chức 778 đoàn thanh tra, kiểm tra 70.258 lượt cơ sở, trong đó có 57.803 lượt cơ sở đạt tiêu chuẩn ATTP. Qua kiểm tra, đã xử phạt vi phạm hành chính 4.801 cơ sở với hơn 17,3 tỷ đồng, tiêu hủy sản phẩm của hàng trăm cơ sở.

Có thể thấy, không chỉ người tiêu dùng mà ngay cả nhiều lãnh đạo cơ quan quản lý Nhà nước về ATTP cũng phải thừa nhận, dù đã có rất nhiều giải pháp, các cơ quan đã vào cuộc rất quyết liệt trong những năm gần đây, nhưng tình trạng mất ATTP vẫn phổ biến, ngộ độc thực phẩm vẫn xảy ra, thực trạng ATTP vẫn nhiều bất an.

Ông Ngô Đình Loát, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội cho biết, 6 tháng đầu năm nay, Thanh tra Sở và thanh tra các Chi cục của Sở NN&PTNT thành phố đã xử phạt hàng trăm tổ chức, cá nhân vi phạm về ATTP với số tiền phạt hơn 600 triệu đồng. Trong đó, phát hiện khá nhiều trường hợp gian lận thương mại hoặc mua bán hàng thực phẩm quá “đát”, không có nguồn gốc xuất xứ. Ngoài ra còn tịch thu, tiêu hủy nhiều sản phẩm hàng giả, hàng nhái… Dù vậy, số bị xử phạt mới chỉ là “phần nổi”, số cơ sở có vi phạm trong thực tế chắc chắn còn cao hơn nhiều.



Thanh tra, kiểm tra đột xuất khi phát hiện cơ sở vi phạm

Vậy khó khăn gì trong công tác quản lý, kiểm soát ATTP khiến số cơ sở vi phạm vẫn gia tăng? Ông Ngô Đình Loát thẳng thắn chỉ ra, một trong những khó khăn lớn là bộ máy con người để thực hiện công tác đang rất thiếu và yếu. Chẳng hạn với các mặt hàng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành nông nghiệp, mặc dù Hà Nội là đô thị lớn nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn còn nhiều và chủ yếu có quy mô sản xuất nhỏ lẻ. Đặc biệt, theo Nghị định 15 của Chính phủ vừa có hiệu lực từ tháng 2 năm nay, đối tượng cơ sở sản xuất kinh doanh không phải cấp chứng nhận đủ điều kiện ATTP rất lớn.

Thực tế cho thấy, công tác thanh tra, kiểm tra cũng như truy xuất nguồn gốc thực phẩm cần phải được tăng cường hơn trong thời gian tới. Đặc biệt, phải truy xuất đến tận cùng các cơ sở có sản phẩm vi phạm. Đồng thời, sẽ công khai các cơ sở vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo cho người tiêu dùng.


Theo phân công, thẩm quyền quản lý các cơ sở quy mô sản xuất nhỏ lẻ thuộc cấp xã là chính. Trong khi đó, con người chuyên trách ATTP tại cấp xã lại chưa được bố trí. Cũng theo quy định, các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ chỉ cần ký cam kết sản xuất kinh doanh thực phẩm, thế nhưng việc ký cam kết rất dễ, còn giám sát và kiểm tra thực hiện sau khi ký cam kết lại rất khó.

Một trong những khó khăn khác được nhiều người nêu ra là theo quy định hiện nay, việc thanh tra, kiểm tra ATTP phải báo trước và phải được chấp thuận của chủ doanh nghiệp, rất khó kiểm tra đột xuất. Vậy chất lượng thanh tra, kiểm tra có bị ảnh hưởng. Liệu những cuộc kiểm tra này có phản ánh đúng thực chất việc thực hiện quy định ATTP của cơ sở?

Nói về vấn đề này, ông Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, cơ quan chức năng ngoài việc thực hiện kiểm tra theo định kỳ sẽ thanh tra, kiểm tra đột xuất khi phát hiện những cơ sở có dấu hiệu phản ánh, hoặc chỉ đạo của cấp trên.

“Bình thường, chúng tôi trực tiếp kiểm tra định kỳ, trung bình mỗi năm không quá 1 lần với 1 cơ sở, đúng theo Chỉ thị số 20 của Thủ tướng về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp, không gây phiền hà cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, cơ sở có dấu hiệu vi phạm hoặc có chỉ đạo của cấp trên, chúng tôi vẫn đi kiểm tra đột xuất và số lần thanh kiểm tra đột xuất trong năm là không khống chế” - ông Trần Văn Chung nói.

Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Văn Chung cho biết thêm, năm 2017, Hà Nội là một trong những tỉnh thành có tỷ lệ thanh tra, kiểm tra ATTP cũng như xử phạt vi phạm về ATTP cao trên toàn quốc, với tổng số tiền xử phạt lên tới trên 38 tỷ đồng. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2018 này, Hà Nội cũng đã xử phạt vi phạm về ATTP trên 17 tỷ đồng.

Dù vậy, từ thực tế cho thấy, đúng là công tác thanh tra, kiểm tra cũng như truy xuất nguồn gốc thực phẩm cần phải được tăng cường hơn trong thời gian tới. Đặc biệt, phải truy xuất đến tận cùng các cơ sở có sản phẩm vi phạm. Đồng thời, sẽ công khai các cơ sở vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo cho người tiêu dùng.

Số bị xử phạt mới là “phần nổi”, cơ sở có vi phạm cao hơn nhiều

“6 tháng đầu năm nay, Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và thanh tra các Chi cục của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành phố đã xử phạt hàng trăm tổ chức, cá nhân vi phạm về an toàn thực phẩm với số tiền phạt hơn 600 triệu đồng. Trong đó, phát hiện khá nhiều trường hợp gian lận thương mại hoặc mua bán hàng thực phẩm quá “đát”, không có nguồn gốc xuất xứ. Ngoài ra còn tịch thu, tiêu hủy nhiều sản phẩm hàng giả, hàng nhái… Dù vậy, số bị xử phạt mới chỉ là “phần nổi”, số cơ sở có vi phạm trong thực tế chắc chắn còn cao hơn nhiều”.

Ông Ngô Đình Loát (Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội)

Thanh tra, kiểm tra đột xuất không khống chế

“Bình thường, chúng tôi trực tiếp kiểm tra định kỳ, trung bình mỗi năm không quá 1 lần với 1 cơ sở, đúng theo Chỉ thị số 20 của Thủ tướng về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp, không gây phiền hà cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu cơ sở có dấu hiệu vi phạm hoặc có chỉ đạo của cấp trên, chúng tôi vẫn đi kiểm tra đột xuất và số lần thanh tra, kiểm tra đột xuất trong năm là không không chế”.

Ông Trần Văn Chung (Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội)

6 tháng đầu năm 2018 qua những con số:

351.128 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên cả nước bị thanh tra, kiểm tra.

68.362 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm (chiếm 19,47%).

15.707 cơ sở bị cơ quan chức năng xử lý (chiếm 22,98% số cơ sở vi phạm).

13.017 cơ sở bị phạt tiền hơn 35 tỷ đồng.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

NASU đồng hành cùng người nông dân phát triển kinh tế tuần hoàn, làm giàu bền vững từ cây mía

Đối với người nông dân ở Phủ Quỳ hôm nay, “suy đi tính lại chẳng cây trồng nào so sánh được với cây mía và chưa hợp tác nào bền vững như với NASU”.
2024-04-24 20:12:49

Hoa Kỳ phối hợp cùng Việt Nam tổ chức Hội thảo khu vực về chống IUU

Ngày 23/04/2024, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cục Phòng chống ma túy và Thực thi Pháp luật quốc tế (INL) và Lực lượng Phòng vệ bờ biển Hoa Kỳ (USCG), đã phối hợp cùng Cục Kiểm Ngư tổ chức Hội thảo Khu vực về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không có báo cáo và không theo quy định (IUU) tại thành phố Đà Nẵng.
2024-04-24 09:44:47

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
2024-04-24 09:27:18

Hà Nội chuẩn bị Lễ hội Đền trong Thăng Long Tứ Trấn năm 2024

Ngày 23/4, Đoàn công tác của Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội đã có cuộc kiểm tra công tác Lễ hội truyền thống tại Di tích quốc gia đặc biệt Thăng Long Tứ Trấn Đền Kim Liên.
2024-04-23 23:56:38

“Hành trình khôi phục phòng Nam dược chuẩn Y khoa”

Ngay từ ngày đầu thành lập Y Dược Việt đã xác định rõ hướng đi cho mình là phát triển các sản phẩm từ thảo dược, dược liệu có sẵn của đất nước Việt Nam (Nam Dược).
2024-04-23 15:35:00

SHB hai năm liền được vinh danh Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất

SHB lần thứ hai liên tiếp là đại diện duy nhất tại Châu Á - Thái Bình Dương được Global Finance vinh danh là “Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất 2024”. Tín dụng xanh tại SHB 2023 tăng trưởng ấn tượng so với 2022, qua đó, khẳng định vị thế là một trong số các Ngân hàng TMCP tư nhân tích cực cho vay xanh tại Việt Nam.
2024-04-23 10:53:14
Đang tải...