Tư tưởng phát triển kinh tế bao trùm trong Di chúc của Bác Hồ

2019-08-30 09:23:00 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Đến năm nay - 2019, Bản Di chúc của Bác Hồ tròn một nửa thế kỷ. Đây là tài sản vô cùng quý báu của dân tộc. Tư tưởng phát triển kinh tế đề cập trong Di chúc là một trong những tư tưởng quan trọng định hướng phấn đấu của toàn Đảng và toàn dân. Đây vừa là mệnh lệnh thiêng liêng, vừa là mục tiêu bao trùm và động lực nền tảng thúc đẩy nền kinh tế đất nước bước sang giai đoạn phát triển mới từ năm 2019.

Tư tưởng phát triển bao trùm và đột phá sau chiến tranh.

Di chúc khẳng định nhân dân lao động miền xuôi và miền núi đều chịu đựng gian khố, bị bóc lột cùng cực và chiến tranh gieo rắc đau thương và mất mát. Nhân dân luôn có tính thần anh hùng, dũng cảm, cần củ, hăng hái và là lực lượng cách mạng cơ bản, luôn trung thành với Đảng cho nên Đảng cần có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân. Đây là tư tưởng phát triển kinh tế bao trùm của Di chúc để không một ai, dù ở miền nào, bị bỏ lại phía sau trong quá trình phát triển.

Công cụ để thực hiện thành công mô hình kinh tế bao trùm là phải có không chỉ đơn thuần là kế hoạch bình thường mà phải là kế hoạch thật tốt, để vừa không ngừng cải thiện phúc lợi, vừa bảo đảm sao cho mỗi người dân đều được hưởng thành quả xứng đáng từ sự phát triển mang lại.

Quan niệm kế hoạch thật tốt trong Di chúc cần được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tầm nhìn bao quát nhất, chiến lược và chính sách hiệu quả nhất cũng như bộ máy thực hiện với hiệu năng cao nhất. Kế hoạch kinh tế thật tốt được nhấn mạnh bằng dòng chữ in nghiêng trong Di chúc càng cho thấy điểm nhấn đặc biệt quan trọng mà Người đã xác định. Kế hoạch này phải được Đảng trực tiếp xây dựng trên nguyên tắc một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, lãnh đạo nhân dân đấu tranh đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác kể cả trong lãnh đạo phát triển kinh tế.

Khi kháng chiến thành công, chiến tranh kết thúc, đất nước sẽ được xây dựng hơn mười lần thời điểm hiện tại thể hiện qua câu thơ trong Di chúc “Thắng giặc Mỹ ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay”. Đó là sự thể hiện khát vọng cao cả phát triển đột phá để vừa có đủ tiềm lực hàn gắn, bù đắp được vết thương chiến tranh, vửa vươn lên mãnh liệt, nhằm không bị tụt hậu hay lạc hậu so với trình độ phát triển chung của nhân loại. Theo cách hiểu trực tiếp, tăng trưởng kinh tế đất nước cần phải cao gấp hàng chục lần kể cả trong thời gian dài mới có thể bảo đảm điều kiện thực hiện đầy đủ mục tiêu phát triển bào trùm, không ngững nâng cao đời sống nhân dân thuộc mọi tầng lớp và mọi miền Tổ quốc.


Bản Di chúc của Bác Hồ vừa là mệnh lệnh thiêng liêng, vừa là mục tiêu bao trùm và là động lực nền tảng thúc đẩy sự phát triển của kinh tế đất nước. (Ảnh minh họa)


Triệt để chống lãng phí nguồn lực phát triển về thời gian và tiền bạc

Thấu hiểu sâu sắc điều kiện đất nước 50 năm trước còn rất nhiều khó khăn, Người đã có tư tưởng chống lãng phí. Người nhắc nhở “Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức phúng viếng lình đình, lãng phí thời gian và tiền bạc của nhân dân”.

Theo phong tục tập quán châu Á trong đó có Việt Nam, vị lãnh tụ vĩ đại như Bác khi qua đời sẽ phải tổ chức phùng viếng linh đình. Điều này không tránh khỏi sự lãng phí thời gian, tiền bạc không chỉ của nhân dân Việt Nam mà còn của bạn bè quốc tế gần xa. Bác Hồ dường như đã nhìn thấy trước tình hình và đã ghi vào Di chúc lời nhắc nhở. Bác kỳ vọng việc làm của Bác sẽ là tấm gương chống lãng phí điển hình để cả nước noi theo. Cho nên, nếu xét toàn bộ cả nước, tất cả mọi người dân đều noi theo gương Bác, sự lãng phí sẽ được giảm thiếu rất lớn.

Tư tưởng này cho thấy Bác Hồ kính yêu hiểu rõ bản chất của vấn đề cơ bản trong kinh tế học là các nguồn lực luôn ở trạng thái khan hiếm, cả thời gian và tiền bạc. Sự phân bổ nguồn lực khan hiếm này cần được cân nhắc cẩn thận để nếu chúng sử dụng vào mục đích này thì sẽ không sử dụng vào mục tiêu khác và cần ưu tiên sử dụng chúng vào mục tiêu nào cấp thiết nhất. Bên cạnh đó, nếu chỉ quan tâm đến huy động nguồn lực để đạt mục tiêu ngắn hạn thì sẽ mất đi khả năng đạt được mục tiêu dài hạn trong phát triển hay sự phát triển thiếu bền vững.

Vì thế triệt để chống lãng phí nguồn lực sẽ tạo điều kiện để tăng tiết kiệm và tích lũy nguồn lực trong nhân dân - một điều kiện để tăng đầu tư. Đây là lực lượng kinh tế bền vững trong thực hiện mục tiêu phát triển lâu dài đặc biệt cần được triệt để thực hiện trong điều kiện đất nước gặp nhiều khó khăn, nghĩa là độ khan hiếm nguồn lực cao hơn điều kiện bình thường.

Kế hoạch kinh tế thật tốt cần gắn chặt với kỷ luật chống lãng phí chặt chẽ. Đây là mối quan hệ vừa có tính biện chứng vừa bảo đảm đúng với bản chất của cân đối kinh tế cơ bản được chỉ ra trong Di chúc. Người còn vạch rõ Đảng ta là một Đảng cầm quyền, cho nên, mỗi đảng viên phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thực sự cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư. Cần phải rèn luyện được những tiêu chuẩn đạo đức này mới bảo đảm không lãng phí nguồn lực cũng như xây dựng được kế hoạch kinh tế thật tốt theo mong đợi của Người.

Bảo đảm tinh thần trách nhiệm cao của đất nước với sự nghiệp cách mạng thế giới

Khi Việt Nam trở thành một đất nước hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, cần góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thê giới (Di chúc). Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam trong thời gian 50 năm trước đã nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ không nhỏ của lực lượng cách mạng và nhân loại tiến bộ, yêu chuộng tự do và hòa bình.

Chính vì thế, khi sự nghiệp thành công thể hiện kinh tế đất nước từ một nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề, được khởi sắc đáng kể sau hơn 30 năm đổi mới. Tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2018 đã cao hơn 10 lần so với năm 1975 như ý nguyện của Bác, Việt Nam từ một nước nghèo trở thành nước có thu nhập trung bình từ năm 2010 (Văn kiện XI, 2011) và đang đặt mục tiêu trở thành nước thu nhập cao vào năm 2035 (Báo cáo Việt Nam 2035). Việt Nam đang triển khai phát triển đất nước theo mô hình kinh tế bao trùm để dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, tuyệt đối không để ai bị ở lại phía sau của sự phát triển.

Nhiều chiến lược, chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội đã có tác dụng quan trọng đến nâng cao không ngừng đời sống nhân dân mọi miền đất nước. Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đang được triển khai sâu rộng và tác động sâu sắc đến nhận thức và hành động từng Đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân…

Trong chính sách đối ngoại, Việt Nam thực hiện triệt để Di chúc luôn chủ động, tích cực sẵn sàng là bạn, đối tác tín cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì hòa bình và phát triển. Việt Nam ủng hộ đáng kể vật chất, tiền bạc, nhân lực cho công cuộc bảo vệ hòa bình, hỗ trợ các nước bất lợi trong phát triển, tổ chức và tham gia nhiều diễn đàn quốc tế khu vực và thế giới…

Từ năm 2019, theo dự báo, kinh tế Việt Nam sẽ có nhiều động lực phát triển mới cả từ trong nước và quốc tế nhất là các chiến lược, chính sách và kế hoạch đang tiệm cận đến mức độ thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa như Di chúc ghi rõ. Tư tưởng phát triển kinh tế bao trùm trong Di chúc thiêng liêng của Bác Hồ kính yêu nửa thế kỷ trước tiếp tục rọi sáng đường hướng tương lai Việt Nam giai đoạn mới.

Tư tưởng phát triển mô hình kinh tế bao trùm được các nhà kinh tế trên thế giới phát triển trong vòng 10 năm gần đây cùng với mô hình kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn…song tư tưởng đó đã có trong Di chúc Bác Hồ kính yêu 50 năm trước. Do đó, các thế hệ con cháu Bác Hồ và dân tộc Việt Nam thực sự tự hào vì có một Bác Hồ vĩ đại, có tầm nhìn xuyên thiên niên kỷ về kinh tế.

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Báo cáo Việt Nam 2035.

2. Di chúc Hồ Chí Minh (1969), truy cập lần cuối cùng ngày 18 tháng 8 năm 2019, từ: <https://www.google.com/search?q=di+ch%C3%BAc+c%E1%BB%A7a+b%C3%A1c+h%E1%BB%93&rlz=1C1AOHY_enVN764VN764&tbm=isch&source=iu&ictx=1&fir=iig1kqf62B3BXM%253A%252CodTUkCOjJFlzvM%252C%252Fg%252F122fvjmv&vet=1&usg=AI4_-kQSWH6lKM3Je0iWUNZnzqVRrP5LEA&sa=X&ved=2ahUKEwjM5OSq_43kAhWRMd4KHcpBDMMQ_B0wDHoECAkQAw&biw=1024&bih=677#imgrc=iig1kqf62B3BXM>.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011) Văn kiện đại hội XI, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

HDBank mở chi nhánh thứ 2 tại Quảng Ninh

Chi nhánh HDBank tại Móng Cái được đầu tư quy mô về nguồn vốn, tài sản và đội ngũ CBNV nhằm tăng cường cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính đa dạng và phù hợp, bám sát đặc thù và chiến lược phát triển của Khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm phía Bắc.
2024-04-25 11:31:59

Thái Nguyên khai mạc mùa du lịch 2024

Sáng 25/4 tại Khu du lịch hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Chương trình Khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024 với chủ đề “Từ trải nghiệm tới trái tim”.
2024-04-25 11:06:52

NASU đồng hành cùng người nông dân phát triển kinh tế tuần hoàn, làm giàu bền vững từ cây mía

Đối với người nông dân ở Phủ Quỳ hôm nay, “suy đi tính lại chẳng cây trồng nào so sánh được với cây mía và chưa hợp tác nào bền vững như với NASU”.
2024-04-24 20:12:49

Hoa Kỳ phối hợp cùng Việt Nam tổ chức Hội thảo khu vực về chống IUU

Ngày 23/04/2024, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cục Phòng chống ma túy và Thực thi Pháp luật quốc tế (INL) và Lực lượng Phòng vệ bờ biển Hoa Kỳ (USCG), đã phối hợp cùng Cục Kiểm Ngư tổ chức Hội thảo Khu vực về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không có báo cáo và không theo quy định (IUU) tại thành phố Đà Nẵng.
2024-04-24 09:44:47

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
2024-04-24 09:27:18

Hà Nội chuẩn bị Lễ hội Đền trong Thăng Long Tứ Trấn năm 2024

Ngày 23/4, Đoàn công tác của Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội đã có cuộc kiểm tra công tác Lễ hội truyền thống tại Di tích quốc gia đặc biệt Thăng Long Tứ Trấn Đền Kim Liên.
2024-04-23 23:56:38
Đang tải...