Tuổi thơ và lịch sử đại gia đình của Đại tướng Lê Đức Anh ở quê nhà Thừa Thiên – Huế

2019-04-25 18:36:35 0 Bình luận
Đại tướng Lê Đức Anh sinh ngày 01/12/1920 trong một ngôi nhà tranh tại gia đình ông bà nuôi của ba Đại tướng ở làng Trường Hà, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên- Huế.

Đại tướng Lê Đưc Anh có tên khai sinh là Lê Văn Giác.


Theo hồi ký "Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng" của Đại tướng Lê Đức Anh, NXB Chính trị Quốc gia, quê gốc của ông ở xứ Truồi, làng Bàn Môn, xã Lộc An, huyện Phú Lộc. Tên ba má ông đặt cho ông ban đầu là Lê Văn Giác.

Năm đầu tiên đi học, mắt kém, lại tên là Giác, vần G thì phải ngồi ở phía sau, nên thầy giáo mới nói với ba má ông đổi tên sang vần A để được ngồi lên phía trên, nhìn bảng cho rõ hơn.

Ba má ông nhất trí với thầy đổi tên Giác thành tên Anh. Và ông mang tên Lê Đức Anh từ đó. Gia đình ông mấy đời làm ruộng. Ông nội Đại tướng là cụ Lê Thảng, sinh ngày 6-11-1861, mất ngày 11-5-1939.

Cụ là một sĩ phu từng tham gia phong trao Cần Vương chống Pháp. Bà nội là Cung Thị Luyến, ngày tháng năm sinh gia đình không nhớ, chỉ nhớ là bà mất ngày 18 tháng 9.

2 cụ sinh được sáu người con (hai trai, bốn gái). Ba của Đại tướng Lê Đức Anh là con trai cả, tên khai sinh là Lê Quang Túy, sinh ngày 25-11-1885, dân làng thường gọi là “Thầy khóa Túy”.

Ba Đại tướng mất ngày 26-6-1969. Khi đó, ông đang cùng Bộ Tư lệnh Quân khu 9 chỉ huy đánh địch trên chiến trường miền Tây Nam Bộ.

Má ông là bà Lê Thị Thoa, sinh năm 1886, mất ngày 16-11-1967. Khi đó, ông đang cùng Bộ Chỉ huy Miền khẩn trương chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.

Ông bà nội, ông bà ngoại và ba má Đại tướng đều ở xứ Truồi, làng Bàn Môn, xã Lộc An, huyện Phú Lộc. Phú Lộc là huyện cửa ngõ phía nam tỉnh Thừa Thiên - Huế, cách thành phố Huế 39km.

Quê ông có núi Truồi và sông Truồi. Sông Truồi bắt nguồn từ vùng rừng núi phía Tây của huyện Phú Lộc đổ ra phá Tam Giang. Sông Truồi có nguồn nước dồi dào làm cho làng xóm hai bên bờ trở nên sầm uất và làm cho cánh đồng quê ông tươi tốt.


Đại tướng Lê Đức Anh chụp ảnh cùng các chiến sỹ.


Bà cô của ba Đại tướng là Lê Thị Khiêm lấy chồng ở làng Trường Hà, xã Vĩnh Phú, huyện Phú Vang. Chồng bà là ông Lý Quang Cảnh làm thầy thuốc và dạy chữ Nho.

Ông bà sống hiền lành, chân chất nhưng không có con. Theo sự sắp xếp của gia đình, ba Đại tướng Lê Đức Anh sang làm con nuôi của ông bà. Ông bà nuôi, truyền nghề làm thuốc Đông y cho ba Đại tướng và cho ba ông học chữ Nho, rồi cưới vợ cho ba ông.

Ba má ông sinh được 13 người con, 4 người chết lúc nhỏ, còn 9 người. Anh chị em của Đại tướng Lê Đức Anh đều sinh ra ở làng Trường Hà, huyện Phú Vang.

Trường Hà là một làng quê nghèo bên phá Tam Giang. Ruộng canh tác rất ít, đất pha cát rất khó cấy trồng vì trồng cây gì cũng phải khổ công chăm bón.

Ngày trước, người dân quê ông thường xuyên phải chịu cảnh làm ruộng nhờ trời. Mùa màng thất bát liên miên. Nhiều cụ già than thở: "Cơ sự thế này thì rồi dân làng mình cũng chết mòn chết mỏi hết thôi!".

Sự nghèo đói cũng đi liền với thất học. Hầu hết người dân quê ông không biết chữ, một vài người được gọi là có học thì cũng chỉ học được một ít chữ Nho, biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ, và biết mấy phép tính cộng, trừ, nhân, chia.

Muốn học lên tiếp thì phải đi xa nhà, nhưng cũng chỉ được đi học một vài năm khi còn nhỏ tuổi, lớn lên một chút là phải đi làm để kiếm sống.

Ông và ba của Đại tướng có thêm nghề thầy thuốc, phần lớn là chữa bệnh cứu người, làm phúc, song cuộc sống cũng đỡ cơ cực hơn. Tuy nhiên, gia đình đông con nên ba má ông phải tần tảo, bươn chải, vừa làm ruộng, vừa làm thuốc, vừa đi làm thuê kiếm sống.

Làm lụng vất vả, ăn uống kham khổ, khoai sắn là chính, nhưng ba má ông vẫn chăm lo cho các con học hành. Đại tướng được ba má cho là sáng dạ nên ưu tiên cho đi học từ nhỏ. Lên 5 tuổi, ông học chữ Nho tại nhà. Từ 6 tuổi đến 10 tuổi, ông học chữ Quốc ngữ ở làng Dưỡng Mong và trường An Lương Đông, huyện Phú Lộc.


Đại tướng Lê Đức Anh và gia đình sớm tham gia cách mạng.


Trường xa nhà, nên buổi sáng đi học ông thường nhịn đói. Ngày ấy, những cậu học trò nhà quê như ông không có giày dép, đi đâu cũng chân trần.

Trên chặng đường tới trường ở Dưỡng Mong phải trải qua một trảng cát, những ngày trời nắng, cát bỏng như rang phải lấy những cái bẹ nang của cây tre, rồi dùng dây bẹ chuối cột dưới bàn chân để đi qua trảng cát cho đỡ bỏng chân.

Năm ông 11 tuổi, ba má cho ra thành Vinh (Nghê An) để chị gái Lê Thị Hiệp (tức Nở) và anh rể nuôi ăn học. Những ngày sống ở Vinh, một hình ảnh đã ăn sâu vào ký ức của ông là dân ta nghèo khổ quá, đói triền miên.

Học hết tiểu học ở trường Vinh, ông trở về quê Phú Vang giúp đỡ ba má làm ông nghiệp. Các anh chị dạy ông cách trồng khoai, trồng sắn. Hàng ngày, ông và các anh chị lội xuống phá Tam Giang lấy cây rong về làm phân và phủ lên luống khoai, luống sắn, rồi ganh nước tưới cho khoai, sắn.

Khoai, sắn quê ông trồng trên đất cát nên rất ngon, khoai ngọt, sắn bùi, nhiều bột. Anh chị em ông sống và lớn lên nhờ củ khoai, củ sắn là chính.

Ba má ông yêu thương nhau hết mực và tất cả vì con cái, sống chan hòa, gắn bó với bà con xóm giềng. Ba má ông luôn dạy con cái phải biết thương yêu, kính trọng mọi người, biết ơn những người giúp đỡ gia đinh lúc khó khăn.

Ba má ông quanh năm làm lụng vất vả, bươn chải để nuôi 9 anh chị em ông, gồm 2 trai, 7 gái. Ông là con thứ bảy. Các gia đình anh chị em ông đều tích cực tham gia hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

Có gia đình nuôi giấu cán bộ cách mạng dưới hầm nhà; hai anh rể là liệt sĩ: ông Trần Mạnh Kiệp- chồng chị Lê Thị Ngọc Tỷ và ông Hồ Nguyên- chồng chị Lê Thị Kha- đã anh dũng hy sinh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp...

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

HDBank mở chi nhánh thứ 2 tại Quảng Ninh

Chi nhánh HDBank tại Móng Cái được đầu tư quy mô về nguồn vốn, tài sản và đội ngũ CBNV nhằm tăng cường cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính đa dạng và phù hợp, bám sát đặc thù và chiến lược phát triển của Khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm phía Bắc.
2024-04-25 11:31:59

Thái Nguyên khai mạc mùa du lịch 2024

Sáng 25/4 tại Khu du lịch hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Chương trình Khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024 với chủ đề “Từ trải nghiệm tới trái tim”.
2024-04-25 11:06:52

NASU đồng hành cùng người nông dân phát triển kinh tế tuần hoàn, làm giàu bền vững từ cây mía

Đối với người nông dân ở Phủ Quỳ hôm nay, “suy đi tính lại chẳng cây trồng nào so sánh được với cây mía và chưa hợp tác nào bền vững như với NASU”.
2024-04-24 20:12:49

Hoa Kỳ phối hợp cùng Việt Nam tổ chức Hội thảo khu vực về chống IUU

Ngày 23/04/2024, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cục Phòng chống ma túy và Thực thi Pháp luật quốc tế (INL) và Lực lượng Phòng vệ bờ biển Hoa Kỳ (USCG), đã phối hợp cùng Cục Kiểm Ngư tổ chức Hội thảo Khu vực về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không có báo cáo và không theo quy định (IUU) tại thành phố Đà Nẵng.
2024-04-24 09:44:47

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
2024-04-24 09:27:18

Hà Nội chuẩn bị Lễ hội Đền trong Thăng Long Tứ Trấn năm 2024

Ngày 23/4, Đoàn công tác của Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội đã có cuộc kiểm tra công tác Lễ hội truyền thống tại Di tích quốc gia đặc biệt Thăng Long Tứ Trấn Đền Kim Liên.
2024-04-23 23:56:38
Đang tải...