Xã Song Phương: Công trình xây dựng đua nhau “mọc” trong hành lang bảo vệ đê

2017-04-20 13:52:54 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Chính quyền lơi lỏng quản lý khiến cho hàng chục ngôi nhà kiên cố đua nhau mọc trên diện tích đất khai thác tạm nằm trong hành lang bảo vệ đê điều, thậm chí cả trên mái đê. Thực trạng này đã diễn ra từ nhiều năm nay, điều này đã và đang gây bức xúc cho những người dân sinh sống tại xã Song Phương, huyện Hoài Đức, Hà Nội.
Theo phản ánh của bạn đọc và qua tìm hiểu của PV hoanhap.vn, thì dọc triền đê sông Đáy đoạn qua xã Song Phương, Hoài Đức, Hà Nội đang tồn tại hàng chục ngôi nhà, xưởng được xây dựng trái phép trên diện tích đất nằm trong hành lang bảo vệ đê điều. Mặc dù tại khoản 5, Điều 7, Luật Đê điều số 79/2006/QH 11 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007 đã quy định: Nghiêm cấm hành vi “Xây dựng công trình, nhà ở trong phạm vi bảo vệ đê điều, trừ công trình phục vụ phòng, chống lũ, lụt, bão, công trình phụ trợ và công trình đặc biệt.” Song, không hiểu sao việc xây dựng các công trình trong hành lang bảo vệ đê ở nơi đây vẫn diễn ra hết sức công khai, ngang nhiên tồn tại và không hề bị xử lý. Thậm chí có những công trình còn mọc lên hẳn trên mái đê và vẫn đang trong giai đoạn xây dựng như cửa hàng Đức Sơn.
 
Khi được hỏi về những công trình sai phạm đã và đang xây dựng tại khu vực chợ đầu mối hoa quả Phương Viên, ông Nguyễn Công Kiên, Chủ nhiệm HTX  nông nghiệp Phương Viên cũng thừa nhận việc ký hợp đồng cho cửa hàng Đức Sơn thuê là do ông ký diện tích 24m2. Khi hỏi công trình xây dựng cửa hàng Đức Sơn có lùi so với hành lang bảo vệ đê điều tối thiểu 5m chưa, thì ông Kiên khẳng định là không đáp ứng được quy định trên. Khi được hỏi tại sao biết việc cho thuê diện tích đất cửa hàng Đức Sơn là trái quy định mà vẫn làm, thì ông Kiên cho hay: “ đối với đê Tả Đáy có thông tin hạ đê lâu rồi, nay mai đường vành đai 4 chạy qua..”. Tuy nhiên khi phóng viên yêu cầu ông Kiên cung cấp văn bản kiểm chứng thông tin trên thì ông Kiên trả lời: “ văn bản thì không có nhưng thông tin thì có lâu rồi..”. Ông Kiên tiếp lời: “ cán bộ ở quê không có năng lực trình độ, không thể biết được hết, ví dụ đê điều chúng tôi chỉ biết được ít thôi chứ làm sao biết được cả Luật Đê Điều..”.
 

Cửa hàng Đức Sơn đang trong quá trình hoàn thiện.         

Cửa hàng Đức Sơn chỉ là một trong những công trình xây dựng sai phạm nằm trong khuôn viên chợ đầu mối Song Phương. Từ chỗ chỉ được phép xây dựng những lô ki ốt để kinh doanh hoa quả thì rất nhiều chủ ki ốt đã ngang nhiên xây dựng những công trình kiên cố như để thách thức chính quyền và dư luận. Tuy nhiên điều khó hiểu là tại sao những công trình sai phạm này cách trụ sở UBND xã Song Phương không xa mà việc xây dựng vẫn được diễn ra hết sức công khai và táo bạo.

Cũng theo thông tin chúng tôi nhận được từ phía người dân thì trước đây hơn 1 tuần, chính quyền xã Song Phương có ra quân cưỡng chế một cửa hàng nằm ngay sát cửa hàng Đức Sơn. Điều đáng nói là trước khi cưỡng chế,phía người dân không hề nhận được quyết định cưỡng chế hay bất cứ một thông báo nào. Việc cưỡng chế xảy ra thiếu công khai minh bạch, lại nằm ngay cạnh một công trình cũng đang vi phạm nghiêm trọng hành lang đê điều mà lại không bị xử lý khiến cho người dân hết sức bất bình và hoang mang về cách xử lý có phần thiếu công bằng, không minh bạch từ phía chính quyền.

Để làm rõ nguyên nhân có sự thiếu công bằng trong công tác xử lý cưỡng chế sai phạm diễn ra tại khu vực chợ đầu mối hoa quả Phương Viên, PV hoanhap.vn đã làm việc với ông Nguyễn Đức Khoa – Chủ tịch UBND xã Song Phương. Khi được hỏi về trường hợp xử lý của chính quyền xã với 2 công trình sai phạm tại dốc chợ đầu mối hoa quả thì ông Khoa trả lời: “Chúng tôi xử lý nóng theo chỉ đạo 197 của thành phố.” Gần đây rất nhiều quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng đã ra quân xử lý các điểm nóng trả lại lòng đường, vỉa hè và đã thực hiện xử lý bảo đảm công khai dân chủ theo bốn bước: Khảo sát các tuyến đường; tuyên truyền; vận động người dân ký cam kết; tổ chức giải tỏa đối với các hộ không thực hiện cam kết. Vậy việc xử lý nóng theo lời của ông Chủ tịch xã Song Phương nói có đảm bảo công khai dân chủ theo chỉ đạo của thành phố hay không?, hay còn có lý do nào đằng sau khiến cho chính quyền xử lý sai phạm nhanh chóng mà người bị cưỡng chế không hề hay biết?

Theo Nghị định 166/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính như sau:

- Việc cưỡng chế chỉ được thực hiện sau khi đã có biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt hành chính và quyết định cưỡng chế của người có thẩm quyền. Trước khi tổ chức cưỡng chế, tổ chức ra quyết định cưỡng chế phải gửi quyết định cưỡng chế đến cá nhân (tổ chức) vi phạm và các cơ quan cấp trên để cùng thực hiện.

- Đối với quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng trái phép phải được gửi đến cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế, UBND cấp xã nơi tiến hành các biện pháp cưỡng chế trước khi tiến hành cưỡng chế 5 ngày để phối hợp thực hiện.
 
Điểm a, khoản 2, Điều 23 Luật Đê điều số 79/2006/QH11 có ghi: “Hành lang bảo vệ đê đối với đê cấp đặc biệt, cấp I, cấp II và cấp III ở những vị trí đê đi qua khu dân cư, khu đô thị và khu du lịch được tính từ chân đê trở ra 5 mét về phía sông và phía đồng; hành lang bảo vệ đê đối với các vị trí khác được tính từ chân đê trở ra 25 mét về phía đồng, 20 mét về phía sông đối với đê sông, đê cửa sông và 200 mét về phía biển đối với đê biển;”. Ngoài ra, pháp luật còn quy định: Riêng những công trình, nhà ở (trong hành lang bảo vệ đê) không phù hợp quy hoạch đều phải di dời. Bên cạnh đó, để bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân, trong khi chưa di dời có thể sửa chữa, cải tạo nhưng không được mở rộng mặt bằng. Luật Đê điều cũng quy định rõ, tổ chức, cá nhân khi phát hiện hành vi hoặc các tác động tự nhiên gây tổn hại hoặc đe dọa đến an toàn của đê điều thì phải báo ngay cho UBND nơi gần nhất hoặc cơ quan nhà nước quản lý đê điều trên địa bàn để kịp thời ngăn chặn và có biện pháp xử lý. 

Câu hỏi đặt ra là tại sao những công trình sai phạm, vi phạm nghiêm trọng hành lang bảo vệ đê Tả Đáy, địa điểm cách UBND xã Song Phương không xa, cán bộ quản lý trực tiếp cũng thừa nhận biết sai phạm mà vẫn ký hợp đồng cho thuê dẫn đến hậu quả nghiệm trọng như vậy, thậm chí có công trình còn đang xây dựng cơi nới thêm ngay trước mắt cơ quan chức năng mà không hề bị xử lý. Những công trình này tiềm tàng nguy cơ đe dọa đến tính mạng của những người dân sống bên trong đê do mất an toàn trên tuyến đê sông Đáy.

Tạp chí điện tử hoanhap.vn kính mong các cơ quan chức năng có trách nhiệm sớm vào cuộc để giải quyết xử lý những công trình sai phạm trên, quy rõ trách nhiệm  những người thiếu trách nhiệm trong quản lý trật tự xây dựng tại khu vực trên, trả lại nguyên trạng, sự an toàn cho toàn tuyến đê, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật cho người dân sinh sống tại địa bàn xã Song Phương nói riêng và những người dân sống trong hành lang đê sông Đáy nói chung.
 

Cửa hàng Đức Sơn hiện nằm trong hành lang bảo vệ đê nhưng vẫn ngang nhiên xây dựng.


Ngôi nhà kiên cố vi phạm nghiêm trọng trật tự xây dựng.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Chia sẻ về chữ “thật” của TH true MILK tại Diễn đàn Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng chất lượng sản phẩm và mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.
2024-04-19 17:55:22

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Ngày 18/4, trong khuôn khổ “Tuần lễ bền vững”, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã tổ chức Phiên thảo luận cấp cao về Thúc đẩy phát triển bền vững thông qua kết nối cơ sở hạ tầng.
2024-04-19 11:24:44

Giải pháp phát triển nhà ở xã hội

Để hướng tới mục tiêu một triệu căn hộ trong 10 năm nhằm giải quyết nhu cầu nhà ở cho người có thu nhập thấp và công nhân, Bộ Xây dựng cần chủ trì phối hợp với các địa phương để có đánh giá tổng thể về nhu cầu nhà ở theo từng phân khúc, để có tham mưu cơ chế chính sách sát thực tế.
2024-04-19 09:57:41

Việt Nam và Australia hợp tác phát triển thị trường điện cạnh tranh

Ngày 17/4, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và Cục Điều tiết Điện lực Việt Nam (ERAV) đã ký biên bản ghi nhớ (MoU) về hợp tác nhằm hỗ trợ phát triển thị trường điện cạnh.
2024-04-19 09:47:51

Standard Chartered Việt Nam và Hoa Kỳ hợp tác đầu tư năng lượng sạch

Ngày 16/4, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam công bố việc ký kết Bản ghi nhớ giữa Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam, với cam kết thúc đẩy tài chính xanh và phát triển ngành năng lượng sạch tiên tiến tại Việt Nam.
2024-04-19 09:42:00

Hải Phòng chi hơn 1,3 tỷ đồng tặng quà thân nhân liệt sỹ, chiến sỹ Điện Biên

UBND TP. Hải Phòng ban hành Kế hoạch 93/KH-UBND về triển khai các hoạt động thăm, tặng quà thân nhân liệt sỹ, chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, là những người đã có nhiều cống hiến, hi sinh… trong chiến dịch lịch sử.
2024-04-19 08:15:51
Đang tải...