"VẾT CHÂN TRÒN"

TRÊN BỤC GIẢNG

Có ai đó đã nói rằng: "Hãy cảm ơn ngọn đèn vì ánh sáng của nó nhưng đừng quên người cầm đèn đang đứng trong bóng đêm. Thầy cô là những người cầm ngọn đèn bất diệt của tri thức ,trí tuệ soi sáng con đường tương lai, chắp cánh cho những ước mơ bay cao, bay xa để một ngày nào đó sẽ đáp xuống một chân trời tươi đẹp, rực rỡ muôn sắc màu và ánh sáng”

Và có những người cầm đèn rất đặc biệt...
By: Dinh Hoang

Cô giáo Nguyễn Thị Minh Tâm

"Đứng trên bục giảng là ao ước lớn nhất trong đời"

Hàng ngày, cô Nguyễn Thị Minh Tâm (sinh năm 1986, TP Cao Lãnh, Đồng Tháp) đi qua cây cầu đó trên chiếc xe 3 bánh tự chế để đến trường. Cô vẫn nói đùa mình như "anh thương binh" nhưng thay vì ôm đàn, nữ giáo viên "ôm chữ" đến lớp học để mang cho tụi nhỏ kiến thức.

Tròn 14 năm sau vụ tai nạn giao thông, cô Tâm không đầu hàng số phận, vẫn bền bỉ với những bước chân tròn trên nạng gỗ đến trường dạy học.Hàng ngày, cô Nguyễn Thị Minh Tâm (sinh năm 1986, TP Cao Lãnh, Đồng Tháp) đi qua cây cầu đó trên chiếc xe 3 bánh tự chế để đến trường. Cô vẫn nói đùa mình như "anh thương binh" nhưng thay vì ôm đàn, nữ giáo viên "ôm chữ" đến lớp học để mang cho tụi nhỏ kiến thức.

Tròn 14 năm sau vụ tai nạn giao thông, cô Tâm không đầu hàng số phận, vẫn bền bỉ với những bước chân tròn trên nạng gỗ đến trường dạy học.

"14 năm sau vụ tai nạn kinh hoàng, cô giáo Nguyễn Thị Minh Tâm (TP Cao Lãnh, Đồng Tháp) ngày càng thêm tự tin khi có thể đứng vững chỉ với một chân, kiên trì với nghề dạy học."

Một ngày cuối tháng 8/2009, Minh Tâm khi ấy mới 23 tuổi, đang trên đường đi vận động học sinh đến trường THPT Tân Thành (xã Tân Thành A, huyện Tân Hồng), nơi thuộc vùng sâu vùng xa của tỉnh, thì bất ngờ gặp tai nạn.

Ôtô chở vật liệu xây dựng lên được nửa cầu, bị tuột dốc, lao thẳng vào cô, bánh sau xe tải cán lên chân. Cô gái tỉnh dậy tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) với cơ thể không còn lành lặn.

Thỉnh thoảng lật giở những bức hình cũ từ nhiều năm trước, một cô gái tròn 20 tuổi với đôi chân thon dài, Minh Tâm vẫn mỉm cười nhưng không còn quá nuối tiếc về một hình ảnh đẹp của bản thân ngày xưa.

Thỉnh thoảng lật giở những bức hình cũ từ nhiều năm trước, một cô gái tròn 20 tuổi với đôi chân thon dài, Minh Tâm vẫn mỉm cười nhưng không còn quá nuối tiếc về một hình ảnh đẹp của bản thân ngày xưa.

Chiếc chân giả nặng 2 kg trở thành người bạn đồng hành của cô 10 năm nay. Nó giúp cô có thể đi lại không cần sự trợ giúp của nạng gỗ và hơn cả là mang đến cho người phụ nữ vẻ bề ngoài như chưa từng xảy ra vụ tai nạn thương tâm ngày ấy.

"Nghĩ lại cũng thấy may mắn, dù có chán nản đến đâu, mình cũng chưa bao giờ sống tiêu cực"
Cô giáo Pham Minh Tâm - Đồng Tháp

Ra viện, vì vấn đề sức khỏe, cô được chuyển đến làm công việc văn phòng tại trường THPT Thiên Hộ Dương (TP Cao Lãnh). Mỗi ngày nhìn đồng nghiệp đứng trên bục giảng, đám học sinh nô đùa vui vẻ, ước mơ của cô sinh viên sư phạm Toán thuở nào đã thôi thúc khiến cô mạnh dạn xin được đứng lớp.

Những e ngại, dè dặt ban đầu của nhiều người dần bị giáo viên trẻ chinh phục. Cô tập đi bằng chân giả, nạng gỗ. Những bài giảng luôn hấp dẫn, cuốn hút học sinh, những tiết học luôn rộn vang tiếng cười.

THỜI GIAN CHƯA BAO GIỜ LÀ ĐỦ

Nữ giáo viên tham gia thiện nguyện và kèm thêm cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Cô thành lập câu lạc bộ thiện nguyện, giúp đỡ những người có cùng hoàn cảnh như mình với mong muốn phần nào có thể lan tỏa những điều tích cực đến với họ.

Bên cạnh việc tham gia câu lạc bộ thiện nguyện, nữ giáo viên còn kèm thêm cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Chiếc bảng trắng treo ngay ngắn trên tường ngả màu theo thời gian, có mảng vỡ toạc phải dùng giấy che lại, nhưng đây là nơi ghi dấu biết bao bài giảng miễn phí của cô Tâm dành cho những học trò có hoàn cảnh đặc biệt.

"Giúp được tụi nhỏ chút nào hay chút đó. Bản thân mình cũng thấy vui hơn", nữ giáo viên tâm sự.

Chiếc chân giả giúp cô Tâm đi lại thuận tiện hơn: "Không nói thì nhiều người không biết mình là người khuyết tật".

Chiếc chân giả giúp cô Tâm đi lại thuận tiện hơn: "Không nói thì nhiều người không biết mình là người khuyết tật".

Cô Tâm trở lại với nghề giáo sau những ngày tháng tập luyện vất vả. Chiếc xe ba bánh tự chế giúp cô đi lại dễ dàng hơn.

Cô Tâm trở lại với nghề giáo sau những ngày tháng tập luyện vất vả. Chiếc xe ba bánh tự chế giúp cô đi lại dễ dàng hơn.

Cô Tâm trở lại với nghề giáo sau những ngày tháng tập luyện vất vả. Chiếc xe ba bánh tự chế giúp cô đi lại dễ dàng hơn.

Cô Tâm trở lại với nghề giáo sau những ngày tháng tập luyện vất vả. Chiếc xe ba bánh tự chế giúp cô đi lại dễ dàng hơn.

Anh Nguyễn Văn Toàn (sinh năm 1989) gặp tai nạn từ 9 năm trước, phải nằm một chỗ tại Bệnh viện Phục hồi chức năng (Đồng Tháp). Đến bây giờ, anh còn nhớ mãi hình ảnh cô gái dong dỏng cao, chân đi hơi khập khiễng nhưng lúc nào cũng nở nụ cười tươi rói. Khi biết được câu chuyện của cô, anh thực sự kinh ngạc."Người ta là phụ nữ còn mạnh mẽ như vậy, trong khi mình còn cả cơ thể lành lặn, không thể phó mặc cho số phận được", anh Toàn tâm sự. Từ đó, chàng trai quyết tâm tập luyện để một ngày nào đó có thể đi lại bình thường. 

Anh Nguyễn Văn Toàn (sinh năm 1989) gặp tai nạn từ 9 năm trước, phải nằm một chỗ tại Bệnh viện Phục hồi chức năng (Đồng Tháp). Đến bây giờ, anh còn nhớ mãi hình ảnh cô gái dong dỏng cao, chân đi hơi khập khiễng nhưng lúc nào cũng nở nụ cười tươi rói. Khi biết được câu chuyện của cô, anh thực sự kinh ngạc."Người ta là phụ nữ còn mạnh mẽ như vậy, trong khi mình còn cả cơ thể lành lặn, không thể phó mặc cho số phận được", anh Toàn tâm sự. Từ đó, chàng trai quyết tâm tập luyện để một ngày nào đó có thể đi lại bình thường. 

Năm 2008 Nguyễn Khả Tuyến tốt nghiệp đại học mang theo bầu nhiệt huyết của một giáo viên trẻ, yêu nghề nguyện cống hiến trọn tình yêu cho quê hương. Nhưng mọi thứ chưa kịp nở rộ thì bi kịch bỗng đâu ập đến mặn đắng, chua chát.

Thầy Nguyễn Khả Tuyến sinh năm 1984 tại Vĩnh Phúc. Tốt nghiệp cấp 3 Tuyến thi vào khoa Sư phạm Ngữ văn, Trường Đại học Tây Bắc và bắt đầu hành trình thực hiện ước mơ của mình như bao bạn bè đồng trang lứa. Sau 4 năm học tập rèn luyện trong môi trường sư phạm, năm 2008 Nguyễn Khả Tuyến tốt nghiệp và trở về quê hương.

"Thời điểm mình ra trường để có được biên chế ngành sư phạm tại quê là một điều quá khó khăn. Nhưng nhìn lại những ngày đó mình tự thấy mình là người may mắn khi không phải chờ đợi lâu để đi làm", thầy Tuyến tâm sự.

Như “duyên tiền định”, anh được về công tác tại Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên Bình Xuyên và gắn bó với ngôi trường này từ đó đến nay cũng đã 11 năm.

Năm 2010, trong một lần vệ sinh bể nước cho một người bà con anh đã vô tình bị điện giật.

Nhớ lại lúc sinh tử đó anh Tuyến cho biết: "Lúc tôi bị tai nạn vợ con đang ở quê tận Mộc Châu - Sơn La. Tôi chỉ kịp nhớ mình bị điện giật rồi sắp đó ngất lịm đến 3 ngày sau mới tỉnh dậy trong bệnh viện 103".

"10 ngày sau tai nạn tôi được chuyển sang viện Bỏng Quốc gia để tiến hành cắt chân và điều trị. Lúc đó thực sự tôi không nghĩ được gì nhưng sau này nhìn lại vẫn thấy mình còn may mắn. Nỗi đau đớn cả về tinh thần lẫn thể xác lúc đó thật không thể diễn tả thành lời nhưng nhìn vợ con, gia đình tôi phải tự động viên mình rằng mọi chuyện sẽ ổn".
Thầy Tuyến chia sẻ

Không hề dễ dàng với anh nhưng rồi sau một năm trời đấu tranh, vật lộn với chính bản thân mình Nguyễn Khả Tuyến dần chấp nhận rằng mình đã vĩnh viễn mất đi đôi chân và phải làm quen lại từ đầu với mọi thứ ngay chính trong nhà mình.

"Đôi chân" trị giá 25 nghìn đồng

Nói về đôi ghế nhựa thay chân, thầy Tuyến cười hóm hỉnh: "Đây là “phát minh vĩ đại” của tôi vì trước đó tôi chưa từng thấy ai đi lại bằng chiếc ghế nhựa như thế này. Mất hàng trăm triệu đồng mua chân giả ai ngờ "đôi chân" của mình chỉ có giá 25.000 đồng".

Đó là sự lạc quan, điều mà Tuyến có được sau khi đã vượt qua tất cả. Anh coi đó là "phát minh" mà đúng là phát minh bởi nhờ đó mà Tuyến đi lại được như những người khác. Ghế nhựa để ngồi và giờ ghế nhựa để đi lại và để khởi đầu cho mọi sự.

Việc đi lại coi như đã xong dù chẳng giống ai, lúc này Tuyến bắt đầu nghĩ đến việc đi làm mà xa xôi hơn là trở lại bục giảng. Đã hơn 1 năm anh gắn liền với giường bệnh và đã đến lúc anh phải bứt ra khỏi đó cả suy nghĩ lần hành động.

Và thế là thầy Tuyến trở lại với công việc mới với công việc của một nhân viên hành chính.

“Mình cần thời gian để làm quen lại, ít nhất là làm quen với sự tò mò của đồng nghiệp, học sinh. Ban giám đốc sắp xếp cho mình làm ở phòng hành chính. Giờ nghĩ lại mới thấy đó là một sự sắp xếp hợp lý và đầy nhân văn. Mình sẽ không đủ tự tin để một bước lên bục giảng và công việc ở thư viện chính là nơi tốt nhất để mình dần lấy lại tự tin”, thầy Tuyến chia sẻ.

Thế rồi đồng nghiệp và học sinh Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên Bình Xuyên từ lạ lẫm cũng đã dần quen với thầy Tuyến trong một hình ảnh mới, đầy cảm thông nhưng cũng đầy ngạc nhiên. Thầy Tuyến dần có mặt trong các hoạt động của nhà trường rồi hàng ngày trên “đôi chân” mới ấy anh lại miệt mài trong những công việc được giao để nuôi dưỡng đam mê cho những điều lớn lao hơn.

Sau một năm làm công tác thư viện, anh đã tự tin hơn trong mọi việc và anh biết đó cũng là lúc anh sẽ trở lại bục giảng để viết tiếp những ước mơ còn dang dở.

Nguyện vọng của thầy Tuyến được Ban giám đốc đồng ý. Để giúp thầy đứng lớp Ban giám đốc đã sắp xếp cho thầy một phòng học có trang bị đầy đủ máy chiếu và các thiết bị cần thiết. Phòng ở ngay tầng 1 tiện lợi nhất cho việc đi lại của thầy.

Và thế là thầy Tuyến có lần đầu lên bục giảng sau tất cả mọi thứ tưởng chừng như không thể!

"Điều các em cần đầu tiên là trở thành người tử tế"

Thầy Nguyễn Khả Tuyến - Vĩnh Phúc

Chiếc xe 3 bánh và đôi ghế nhựa trở thành vật bất ly thân của thầy Tuyến

Chiếc xe 3 bánh và đôi ghế nhựa trở thành vật bất ly thân của thầy Tuyến

Cầm viên phấn trên tay thầy lại rưng rưng cảm xúc, bỗng thấy sao bản thân mình nợ cuộc đời quá nhiều. Đó cũng là lúc thầy thấy trách nhiệm của thầy bỗng lớn lao và vĩ đại. Thế rồi bài học đầu tiên, bài học thứ 2, thứ 3 lần lượt trôi qua trong những sự cố gắng đến khó tin của người thầy giáo phải di chuyển từng bước trên ghế nhựa và xe lăn.

Vậy mà thời gian trôi qua nhanh chóng, thấm thoắt cũng đã gần 8 năm kể từ ngày đầu đó, nhờ những bài giảng của thầy Tuyến biết bao thế hệ học trò đã trưởng thành ngoài xã hội.

Nhớ lại những bài giảng đầu tiên ấy thầy Tuyến lại dốc bầu tâm sự: “Ai cũng từng trải qua lứa tuổi học trò nên mình hiểu được, dù các em có cá biệt, ngỗ nghịch thì mỗi em học trò đều có một tố chất riêng và các em được tôn trọng cá tính của mình. Chỉ cần sự tâm huyết và gần gũi, mình hoàn toàn có thể cảm hóa và trở thành người lắng nghe, đồng hành cùng các em. Điều các em cần đầu tiên là trở thành người tử tế”.

Dấu chân tròn cắm bản gieo chữ

Vụ tai nạn 5 năm trước trên đường từ trường về nhà cướp mất chân bên phải tưởng như sẽ buộc cô giáo Vì Thị Nhân phải mãi mãi chia tay nghề dạy học, chia tay đồng nghiệp và học trò ở các điểm bản. Không chịu khuất phục trước nghịch cảnh, cô giáo Nhân vẫn nỗ lực để tiếp tục với đam mê với nghề, với những đứa trẻ thân thương.

Ngược dòng thời gian của những ngày tháng cũ, năm 2008 cô gái Vì Thị Nhân được điều động về công tác tại xã Lóng Luông, huyện Mộc Châu (nay là huyện Vân Hồ) ngay sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm. Lúc ấy, bà con của bản Phiêng Hạ ai cũng vui mừng, phấn khởi bởi đã lâu lắm rồi mới có một người con ưu tú đến như vậy. Dân bản Phiêng Hạ hãnh diện ra mặt bởi có đứa con đầu tiên của bản trở thành cô giáo.

Ngày mới ra trường, cô giáo trẻ Vì Thị Nhân được phân công nhận nhiệm vụ giảng dạy tại điểm bản Suối Bon. Lớp có 16 học sinh, đều là người dân tộc Dao, các em có độ tuổi từ 3 đến 5 tuổi. Hồi ấy điểm bản cách nhà gần 30 km, nếu đi trong ngày thì cả đi và về gần 60km, sáng đi trời mù giăng lối, lúc về sương cũng phủ kín đường. Đi lại vất vả khôn cùng.

Tháng 11-2018, một vụ va chạm với xe tải trên đường đi làm về khiến cô giáo Vì Thị Nhân vĩnh viễn mất đi chiếc chân phải. Từ đây, một cuộc sống mới bắt đầu, những cung bậc cảm xúc thật khó diễn tả thành lời. Nhớ lại những ngày tháng đó, cô giáo Nhân vừa trở lại công tác tại điểm trường Săn Cài được 2 tháng, sau khi mới sinh con thứ hai.

Tỉnh lại sau ca mổ, cô giáo Nhân đau đớn nhìn chiếc chân từng lành lặn, nay đã mất, quấn băng trắng ngang đùi. Kể lại giây phút đó cô giáo Nhân không kìm được lòng, cô kể:

Lúc này trong đầu tôi chỉ có một suy nghĩ duy nhất đó là chị sẽ là kẻ tàn phế, làm khổ gia đình, không biết có được đến lớp nữa hay không”.

2 tháng sau vụ tai nạn, cô giáo Nhân xin được đi làm lại vì nỗi nhớ học trò. Ban Giám hiệu Trường Mầm non Lóng Luông, huyện Vân Hồ (Sơn La) ngay lập tức đồng ý, bởi cô giáo Nhân là một người có trình độ, có năng lực sư phạm, có kinh nghiệm nuôi dạy trẻ vùng cao, đồng thời đã nhiều năm công tác tại các điểm bản nên rất hiểu phong tục tập quán của đồng bào và tâm lý các em nơi đây.

Cô giáo Nguyễn Thị Nghĩa - Hiệu trưởng Trường Mầm non Lóng Luông bồi hồi kể lại: “Đã có lúc tôi tưởng phải chia tay một người đồng nghiệp đáng mến ấy, nhưng không ngờ cô giáo Nhân đã quay trở lại, làm chúng tôi thực sự vui, đồng thời khâm phục ý chí quyết tâm vượt khó của cô”.

Sợ chồng và bố mẹ lo lắng, cô giáo Nhân quyết tâm tập luyện đi lại bằng chiếc nạng và bằng chiếc chân giả. Có nạng và chiếc chân ấy, cô giáo Nhân dường như đã có phần chắc chắn hơn trong mỗi bước tập đi của mình. Chỉ còn một chân, ngày ngày cô giáo Nhân vẫn ôm chiếc nạng dài 1,5m, nhờ người chị họ gần nhà chở hơn 20 km đến trường. Dù nắng hay mưa, dù là những ngày đông giá rét hay ngày hè nóng bỏng, cô giáo Nhân vẫn chưa bỏ bất cứ buổi nào tới lớp.

Quay trở lại công việc mà cô coi đó là tình yêu, là sự sống, là định mệnh, cô Nhân vui hơn bao giờ hết. Mọi hoạt động dạy học, cho trẻ ăn uống, cô đều làm thuần thục. Chỉ có điều bây giờ không thể đến tận nhà vận động học sinh đi học như những ngày tháng trước. Dù đã có chân giả để đi lại dễ dàng hơn, nhưng có không ít lần dừng đèn đỏ hoặc phanh gấp, cô ngã sõng soài ra đường, xây xước chân tay, bởi chân trụ không vững. “Đến trường mà quần áo vừa bẩn, vừa rách, chỉ mỗi chiếc chân giả là còn nguyên”, cô giáo Nhân cười.

Chỉ đạo sản xuất: Thành Đoàn
Nội dung và trình bày: Đinh Hoàng