TĂNG QUYỀN LỢI, ĐẢM BẢO AN SINH CHO LAO ĐỘNG NỮ

Tình trạng nợ BHXH của nhiều doanh nghiệp khiến cho hàng trăm ngàn người lao động lao đao, có gia đình lâm vào cảnh khốn cùng. Nhiều nữ công nhân sinh nở không được hưởng tiền thai sản, có bạn công nhân con đã 8 tuổi mẹ vẫn không được hưởng chế độ gì…

ĐỂ LAO ĐỘNG NỮ KHÔNG LAO ĐAO

VÌ NỢ BẢO HIỂM XÃ HỘI

Theo số liệu thống kê của cơ quan BHXH, số tiền chậm đóng BHXH tăng dần qua các năm, trong đó, số tiền chậm đóng BHXH từ 3 năm trở lên chiếm trên 34% tổng số chậm đóng, trốn đóng BHXH. Số tiền chậm đóng BHXH khó thu có xu hướng ngày càng tăng, năm 2020 là 2.564 tỷ đồng, chiếm 22% tổng số chậm đóng BHXH, gấp 1,6 lần so với năm 2016 tương ứng tăng 1.000 tỷ, số đơn vị là 9.263 đơn vị; số lao động bị ảnh hưởng là trên 62.654 lao động.

Việc các đơn vị sử dụng lao động chậm đóng BHXH gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích an sinh hợp pháp, chính đáng của người lao động, trong đó có nhiều lao động nữ.

Là cán bộ công đoàn, bà Lê Thị Hà, Chủ tịch Công đoàn công ty may Minh Anh, tỉnh Nghệ An cũng bày tỏ rất bức xúc trước tình trạng nợ bảo hiểm xã hội của nhiều doanh nghiệp khiến cho hàng trăm nghìn người lao động lao đao, có gia đình lâm vào cảnh khốn cùng.

Theo bà Hà, qua chia sẻ của đồng nghiệp ở nhiều doanh nghiệp cả nước đã phải chứng kiến cảnh rất nhiều nữ công nhân sinh nở không được hưởng tiền thai sản, có bạn công nhân con đã 8 tuổi mẹ vẫn không được hưởng chế độ gì; nhiều người lao động thất nghiệp lâm vào cảnh ốm đau, chết mà không có được trợ cấp thất nghiệp; có người nghỉ hưu 7-8 năm mà vẫn chưa được cầm sổ hưu...  Đó cũng là lý do mà nhiều người mất niềm tin, muốn rút BHXH một lần để còn lo cho cuộc sống trước mắt.

“Nếu cứ để như thế, chúng ta đang nợ và có lỗi với người lao động, vì họ chỉ biết đóng đủ, chứ họ không biết gì đến lỗi của người khác, còn hậu quả thì chính họ phải gánh chịu” – bà chia sẻ và bày tỏ rất mong Quốc hội và các cơ quan sớm giải quyết vấn đề này.

Thông tin tại: DIỄN ĐÀN NGƯỜI LAO ĐỘNG NĂM 2023

Bà Lê Thị Hà, Chủ tịch Công đoàn công ty may Minh Anh, tỉnh Nghệ An

Bà Lê Thị Hà, Chủ tịch Công đoàn công ty may Minh Anh, tỉnh Nghệ An

Bà Lê Thị Hà, Chủ tịch Công đoàn công ty may Minh Anh, tỉnh Nghệ An

"Qua chia sẻ của đồng nghiệp ở nhiều doanh nghiệp cả nước đã phải chứng kiến cảnh rất nhiều phụ nữ công nhân sinh nở không được hưởng thai sản, có bạn công nhân con đã 8 tuổi mẹ vẫn không được hưởng chế độ gì"
Bà Lê Thị Hà, Chủ tịch Công đoàn công ty may Minh Anh, tỉnh Nghệ An
Các công nhân Haprosimex bị nợ BHXH được chốt sổ cuối tháng 3/2023. Ảnh: Hà Anh/LĐ

Các công nhân Haprosimex bị nợ BHXH được chốt sổ cuối tháng 3/2023. Ảnh: Hà Anh/LĐ 

Các công nhân Haprosimex bị nợ BHXH được chốt sổ cuối tháng 3/2023. Ảnh: Hà Anh/LĐ 

Nói về nỗi khổ của người lao động khi doanh nghiệp nợ BHXH, tại hội thảo chủ đề nợ đóng BHXH được Báo Lao động tổ chức hồi tháng 7/2023, chị Nguyễn Thị Huyền - Quản đốc Phân xưởng may - Nhà máy Dệt kim Haprosimex (Khu công nghiệp Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội) thuộc Công ty Cổ phần Tập đoàn Haprosimex) cho biết: Công ty Cổ phần Tập đoàn Haprosimex nợ lương từ tháng 1/2017 và nợ BHXH từ tháng 7/2011 của toàn bộ gần 500 anh chị em công nhân. Tính đến trước tháng 3/2023, số tiền Công ty Cổ phần Tập đoàn Haprosimex nợ BHXH của người lao động là hơn 15 tỉ đồng. Do công ty không đóng BHXH, BHYT nên nhiều nữ công nhân không được hưởng chế độ thai sản mặc dù con của họ đã lớn. Do không chấm dứt hợp đồng lao động nên không xin được việc làm ổn định dù có tay nghề, phải xoay sang rửa bát thuê, xe ôm… để có tiền trang trải cuộc sống.

Nữ quản đốc nghẹn ngào khi nhắc hoàn cảnh chị em công nhân Lê Thị Là, Lê Thị Ngân. Trước tháng 3/2023, chị Là hai lần sinh con nhưng chưa được hưởng một đồng thai sản. Chị Ngân bị ung thư máu, qua đời năm 2012 không có tử tuất, trợ cấp mai táng phí. Công nhân cùng cảnh, mỗi người góp một ngày lương trao gia đình làm đám tang cho Ngân.

Chị chia sẻ, trong 6 năm ròng rã, người lao động đi tìm gặp các lãnh đạo công ty qua các thời kỳ trước và sau khi cổ phần hóa nhưng câu trả lời mà người lao động nhận được là: “Doanh nghiệp khó khăn, chưa có tiền chi trả cho người lao động”.

Sau khi truyền thông phản ánh và cơ quan chức năng vào cuộc, cuối tháng 6 vừa qua, Công ty Cổ phần Tập đoàn Haprosimex mới trả hết số tiền nợ đọng BHXH của người lao động - hơn 15 tỉ đồng.

Chị Nguyễn Thị Huyền chia sẻ hành trình đòi quyền lợi tại Hội thảo Hoàn thiện về quy chế pháp luật bảo vệ quyền lợi lao động bị nợ BHXH do Tổng liên đoàn Lao động việt Nam cùng Báo Lao động tổ chức ngày 21/7. Ảnh: Nguyễn Hải

Chị Nguyễn Thị Huyền chia sẻ hành trình đòi quyền lợi tại Hội thảo Hoàn thiện về quy chế pháp luật bảo vệ quyền lợi lao động bị nợ BHXH do Tổng liên đoàn Lao động việt Nam cùng Báo Lao động tổ chức ngày 21/7. Ảnh: Nguyễn Hải

Chị Nguyễn Thị Huyền chia sẻ hành trình đòi quyền lợi tại Hội thảo Hoàn thiện về quy chế pháp luật bảo vệ quyền lợi lao động bị nợ BHXH do Tổng liên đoàn Lao động việt Nam cùng Báo Lao động tổ chức ngày 21/7. Ảnh: Nguyễn Hải

Biện pháp mạnh để xử lý

Một trong những điểm đáng chú ý trong Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) là đã bổ sung quy định nhằm xử lý tình trạng trốn đóng BHXH để bảo vệ quyền lợi người lao động, trong đó có lao động nữ.

Cụ thể, dự thảo Luật đề xuất bổ sung quy định nộp số tiền bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền trốn đóng (tương tự như tiền chậm nộp thuế). Bên cạnh đó, cơ quan có thẩm quyền quyết định ngừng sử dụng hóa đơn đối với người sử dụng lao động trốn đóng BHXH từ 6 tháng trở lên. Cơ quan có thẩm quyền quyết định hoãn xuất cảnh đối với người đại diện theo pháp luật của người sử dụng lao động trốn đóng BHXH từ 12 tháng trở lên...

Đồng thời, để đảm bảo quyền lợi của người lao động, dự thảo Luật cũng bổ sung trách nhiệm của người sử dụng lao động phải bồi thường cho người lao động nếu không tham gia hoặc tham gia BHXH bắt buộc không đầy đủ, kịp thời mà gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động…

Góp ý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Phan Văn Anh đề nghị nghiên cứu quy định cơ quan BHXH được khởi kiện ra tòa đối với người sử dụng lao động trốn đóng BHXH bắt buộc nhằm góp phần bảo vệ lợi ích công cộng cũng như lợi ích chung của đất nước.

Để giảm tối thiểu tình trạng người sử dụng lao động trốn đóng cũng như chậm đóng, chiếm dụng tiền đóng BHXH của người lao động, bên cạnh việc tăng cường các biện pháp về thanh tra, kiểm tra cũng như xử lý các vi phạm, ông Phan Văn Anh cho rằng cần phải có các quy định để định rõ vai trò cũng như trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thực hiện các chính sách BHXH nếu để tình trạng trốn đóng, chậm đóng BHX gia tăng.

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Phan Văn Anh góp ý dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) tại phiên họp thứ 25 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (Ảnh: Phạm Thắng)

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Phan Văn Anh góp ý dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) tại phiên họp thứ 25 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (Ảnh: Phạm Thắng)  

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Phan Văn Anh góp ý dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) tại phiên họp thứ 25 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (Ảnh: Phạm Thắng)

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Phan Văn Anh góp ý dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) tại phiên họp thứ 25 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (Ảnh: Phạm Thắng)  

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Phan Văn Anh góp ý dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) tại phiên họp thứ 25 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (Ảnh: Phạm Thắng)  

Góp ý dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) do Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức mới đây, PGS.TS Đinh Dũng Sỹ - nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật (Văn phòng Chính phủ) cho rằng cần kiên quyết, nghiêm túc trong tổ chức thực thi thì mới đem lại hiệu quả. Bên cạnh đó, cần bổ sung các quy định ràng buộc trách nhiệm, bổ sung chế tài xử lý đối với các cơ quan nhà nước, người có trách nhiệm có liên quan khi không thực hiện đúng các quy định của pháp luật về xử lý các trường hợp trốn đóng, chậm đóng BHXH.

Trong khi đó, PGS.TS Nguyễn Thị Lan Hương - nguyên Viện trưởng Viện khoa học lao động xã hội đề nghị, các cơ quan quản lý nhà nước về BHXH và cơ quan quản lý Quỹ BHXH cần có thẩm quyền nhiều hơn trong việc xử phạt các doanh nghiệp trốn đóng, nợ đóng, gian lận, trục lợi BHXH.

Đặc biệt, cần bổ sung chức năng xử phạt khi phát hiện trường hợp trốn đóng BHXH cho cơ quan BHXH Việt Nam (hiện tại mới chỉ được phát hiện).

Ths. Nguyễn Văn Phụng - nguyên Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn, Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) lưu ý, quy định về chế tài xử lý vi phạm quy định về đóng BHXH bắt buộc phải thật rõ và đúng về hành vi (ví dụ như trốn đóng BHXH khác với chậm đóng). Trên cơ sở đó mới quy định, phương thức xử lý, mức độ xử lý, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý cũng như biện pháp bảo đảm thi hành các chế tài xử lý