Sau đại dịch COVID-19, TP Hồ Chí Minh đã phục hồi kinh tế - xã hội, bước đầu đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. 

Mở đầu họp báo, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Anh Đức nhận định, năm 2023 - năm bản lề, có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá giữa nhiệm kỳ kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021 – 2025). Trên tinh thần, toàn thành phố tập trung khắc phục khó khăn, thách thức, nâng cao khả năng dự báo, linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành. Đồng thời, tiếp thu tinh thần khẩn trương, chủ động của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 3 về đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết...

Trên 96% lao động quay trở lại làm việc sau kỳ nghỉ tết

Thông tin về tình hình lao động sau Tết Nguyên Đán Quý Mão 2023, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Lâm cho biết, hiện Thành phố có hơn 94% doanh nghiệp đã hoạt động trở lại với số lượng lao động trên 96%. Tại các khu chế xuất, khu công nghiệp, hơn 267.000/281.000 lao động đã quay lại làm việc. Ở khu công nghệ cao, ghi nhận 100% doanh nghiệp hoạt động trở lại với số lượng lao động là 49.000/52.000 người.

Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn nhận định, tình trạng lao động chuyển đổi việc làm sau Tết không còn là xu hướng như các năm.

Theo khảo sát hơn 500 doanh nghiệp trên địa bàn cho thấy, trong quý I/2023, nhu cầu sử dụng của thành phố cần hơn 14.300 lao động. Trong đó, lĩnh vực may mặc, da giày tuyển 5.000 vị trí; điện - điện tử tuyển 2.200 vị trí; hóa nhựa tuyển 800 vị trí; lĩnh vực bán buôn cần tuyển thêm hơn 1.000 vị trí.

Về nhu cầu tuyển dụng lao động sau Tết, Sở Để đáp ứng nhu cầu này, ông Nguyễn Văn Lâm cho biết đã chỉ đạo ngay từ đầu tháng 2/2023, Trung tâm Dịch vụ việc làm thanh niên TP Hồ Chí Minh sẽ tổ chức nhiều phiên, sàn giao dịch việc làm trực tiếp và trực tuyến để doanh nghiệp và người lao động gặp gỡ, trao đổi, giải quyết nhu cầu việc làm.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa tháng 1/2023 xấp xỉ 57.000 tỷ đồng

Theo Phó Giám đốc Sở Công Thương Nguyễn Nguyên Phương cho biết Nguyễn Nguyên Phương cho biết, tổng mức bán lẻ hàng hóa của tháng Giêng năm nay có doanh số cao nhất trong 5 năm qua (xấp xỉ 57.000 tỷ đồng).

Lãnh đạo Sở Công Thương cho biết không có vấn đề sức mua giảm, hiện tại, giá cả hàng hóa trên thị trường vẫn ổn định, không có tình trạng tăng giá đột biến. Các cơ quan quản lý thị trường đang thiết thiết lập các đội quản lý ở quận, huyện theo dõi tình hình giá cả cũng như hàng gian, hàng giả, hàng lậu để tiến hành thanh tra, kịp thời phát hiện và xử lý vi phạm theo quy định.

“Sở Công Thương đã thiết lập hệ thống báo cáo trực tuyến của các kênh phân phối, trong đó các siêu thị, các chợ, trong trường hợp phát hiện có biến động hoặc là có những dấu hiệu bất thường là sẽ báo cáo để có giải pháp xử lý kịp thời” - ông Nguyễn Nguyên Phương cho biết.

Ngoài ra, tại cuộc họp các vấn đề nổi bật liên quan đến lĩnh vực đầu tư công, giáo dục, trật tự - xã hội cũng được đại diện các đơn vị thông tin đến các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương.