Cuộc thoát hiểm “vụ trốn thuế lớn nhất thế kỷ”, Kỳ 2: “Hiện tượng 3C”
2016-09-19 09:05:38
0 Bình luận
HOANHAP.VN - Tôi và nhà báo Phương Quang đến Công ty 3C ở ngõ 4A Lý Thường Kiệt vào đầu giờ một buổi sáng đẹp trời. Chúng tôi nghe lời đồn Chủ tịch HĐQT Nguyễn Quang A cùng Tổng giám đốc Bùi Huy Hùng đều đã “trốn” ra nước ngoài. Mặc kệ, chúng tôi vẫn đến vì tin rằng, một công ty toàn những người lãnh đạo có học thức như thế không thể không có người tiếp chúng tôi.
Quả thật, cả anh Nguyễn Quang A và anh Bùi Huy Hùng đều được giới thiệu là “đang đi công tác nước ngoài”. Anh Nguyễn Minh Song, Phó tổng giám đốc, tiếp chúng tôi trong một ánh mắt cảnh giác.
Sau khi giới thiệu đôi chút về mục tiêu của chúng tôi, rằng nếu có những yếu tố nào đó có thể bảo vệ được doanh nghiệp thì dứt khoát chúng tôi sẽ làm, bởi tờ báo Doanh Nghiệp là của Hội đồng trung ương các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, mà Công ty 3C thành viên.
Nhìn tấm danh thiếp của tôi, thấy Tổng Biên tập một tờ báo đến tận nơi tìm hiểu, anh có vẻ tin tưởng hơn và đem ra cho chúng tôi một tập tài liệu dày cỡ nửa gang tay.
Toàn bộ thương vụ mua mấy ngàn tấn sợi từ Đông Đức về Việt Nam hiện ra trước mắt chúng tôi, và có thể tóm tắt như sau:
Tình thế và cơ hội thời điểm đó đã dẫn đến một hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa 3 bên. Một là Tổng công ty Cofextimex, một doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ lúc bấy giờ, có chức năng cung ứng nguyên liệu sợi cho tất cả các nhà máy dệt trong cả nước, đang ở trong tình trạng thiếu nguyên liệu trầm trọng và thiếu cả ngoại tệ để nhập khẩu. Hai là Công ty may Thăng Long, mà Nguyễn Đức Kiên làm đại diện thương thảo, đã phát hiện ra một nguồn sợi khổng lồ từ CHDC Đức đang muốn thanh lý với giá rẻ bất ngờ bởi Đông Đức thống nhất với Tây Đức, số sợi này không còn được sử dụng. Ba là Công ty 3C đang có rất nhiều ngoại tệ là rúp chuyển nhượng do xuất khẩu máy tính sang Liên Xô mà chưa có lời giải để biến chúng thành hàng hóa hoặc tiền Việt Nam.
Cuộc hợp tác win-win có một không hai này đã đem lại một thương vụ có doanh số khoảng trên 80 tỷ đồng; lãi gộp khoảng trên 50 tỷ đồng và thực lãi là 43 tỷ đồng. Theo như quy định hồi bấy giờ, 50% thực lãi phải nộp vào ngân sách Nhà nước, tức khoảng 21,5 tỷ đồng. Thế nhưng ngót một năm sau, ngân sách Nhà nước chưa xuất hiện khoản tiền này.
Vậy nó đang nằm ở đâu? Chúng tôi hỏi thì Phó Tổng giám đốc Nguyễn Minh Song cho hay: “Công ty 3C không nắm số tiền này trong tay và không dính dáng đến vụ trốn thuế này nếu có xảy ra”. Và anh giới thiệu chúng tôi sang gặp anh Vũ Công Toàn - Tổng Giám đốc Cofextimex.
Rời Công ty 3C, tôi và nhà báo Phương Quang thống nhất với nhau một nhận định rằng, chưa biết “vụ trốn thuế lớn nhất thế kỷ” này có đúng là đã xảy ra hay không, nhưng riêng về hiệu quả của thương vụ thì quả là đáng khâm phục, không chỉ vì mang một khoản tiền lãi khổng lồ về cho đất nước mà còn vì công ăn việc làm của hàng chục vạn công nhân ngành may, rồi một lượng hàng hóa khổng lồ được sản xuất từ nguồn sợi nguyên liệu này đáp ứng cho thị trường cực kỳ khan hiếm lúc bấy giờ.
Trong thâm tâm chúng tôi, Công ty 3C có thể coi là một hiện tượng cho ý chí phục hưng của nền công thương nước nhà bởi sự nhanh nhạy, trí thông minh, tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của những người đi tiên phong đội ngũ trong doanh nghiệp tư nhân hồi bấy giờ.
Tôi còn nhớ một chuyện có thể nói là “hãi hùng” ở Công ty 3C khi một doanh nghiệp tư nhân mới ra đời có 3-4 năm đã dám bỏ tiền ứng ra cho Việt Nam Airlines 6 chiếc máy bay hiện đại.
Chuyện là khi đó, Hàng không Việt Nam rất căng thẳng vì thiếu máy bay. Trong khi đó, ngân sách Nhà nước lại không có tiền để mua máy bay tăng cường cho đội bay. Mà vấn đề không chỉ là chuyện tiền bạc. Muốn có máy bay phải thông qua đàm phán với Liên Xô để được cung cấp máy bay trong một chính sách phát triển và phối hợp kế hoạch dài hạn.
Trước tình hình xáo trộn ở Đông Âu, người của Hàng không Việt Nam đã tìm ra được lô hàng gồm 6 chiếc máy bay TU134A mà nguồn gốc là đội máy bay chuyên cơ chuyên phục vụ lãnh đạo CHDC Đức. Sau khi bức tường Berlin sụp đổ, họ muốn thanh lý lô hàng còn rất tốt này. Tổng Cục Hàng không dân dụng Việt Nam đã làm việc nhiều lần với Bộ Tài chính và Ủy ban Kế hoạch Nhà nước xin ngân sách để mua lô hàng rất rẻ, trị giá hơn 6 triệu rúp chuyển nhượng mà họ cho đây là cơ hội hiếm có, nếu không mua sẽ bị lọt sang tay sang nước khác, như Trung Quốc hoặc mấy nước Bắc Phi. Nhưng loay hoay mấy tháng trời, họ không xin được tiền từ ngân sách, thời cơ thì như ngàn năm có một sắp qua đi.
Họ đã tìm đến Công ty 3C và đề nghị cung cấp cho họ số tiền đó để thanh toán với phía Đức, cam kết sẽ xin Bộ Tài chính để gửi tiền trả công ty sau, chỉ có điều không dám hứa chắc khi nào sẽ trả.
Với Tổng Cục hàng không dân dụng là cơ hội khó thành nhưng với Công ty 3C, đây lại là một dịp may có thể bán được đồng rúp mà công ty đang có qua việc xuất khẩu máy tính. Nhiều người cho biết, một cái máy bay như vậy có giá không dưới 10 triệu rúp chuyển nhượng, mà bây giờ chỉ còn chưa đến 1/10, và thường Liên Xô cung cấp cho các nước một cách hạn chế theo kế hoạch được thỏa thuận trước và theo Hiệp định Chính phủ. Nếu nhìn tổng thể, đây là mối lời lớn cho tất cả các bên và cho quốc gia.
Trong cuộc đàm phán tại Tổng Cục hàng không dân dụng, Tổng giám đốc Bùi Huy Hùng đã yêu cầu Hàng không Việt Nam trả cho Công ty 3C 1/3 số tiền bằng ngoại tệ mạnh, nhưng được trả lời họ rất khó khăn nên chỉ có thể trả bằng tiền Việt Nam từ nguồn tiền do Nhà nước cấp. Cuối cùng, Công ty 3C cũng đã chấp nhận điều kiện đó và hai bên đã nhanh chóng ký hợp đồng.
Tổng giám đốc Bùi Huy Hùng hồi tưởng: “Sự việc diễn ra nhanh đến mức chính người phụ trách tài chính của Hàng không Việt Nam đến làm việc với chúng tôi trước đó vài ngày còn ngỡ ngàng, vì không nghĩ là chúng tôi đồng ý nhanh đến vậy, thậm chí còn chấp nhận giá thanh toán bằng tiền Việt Nam theo đúng tỷ giá Bộ Tài chính quy định lúc đó là 1.080 đồng/rúp. Mọi việc diễn ra rất thuận lợi. Theo chỉ định của Hàng không Việt Nam, chúng tôi đã chuyển cho phía Đức toàn bộ số tiền mua 6 máy bay, và sau vài tháng, Hàng không Việt Nam cũng đã nhận đủ 6 chiếc TU134A và đó là một sự bổ sung đáng kể cho đội bay của Việt Nam khi đó. Tôi nhớ, đại diện của Hàng không Việt nam còn đến gặp và cảm ơn chúng tôi đã giúp họ mua được những chiếc máy bay mà theo giới chuyên môn đánh giá là với giá rẻ không ngờ. Dù chưa nhận được tiền thanh toán nhưng chúng tôi tự tin kiểu gì họ cũng sẽ trả tiền, vì đấy là tổ chức Nhà nước, có Bộ Tài chính đứng sau. Tôi còn khích lệ họ mua thêm những máy bay khác nữa”…
Kỳ sau: Số tiền 21,5 tỷ đồng nằm ở đâu?
Sau khi giới thiệu đôi chút về mục tiêu của chúng tôi, rằng nếu có những yếu tố nào đó có thể bảo vệ được doanh nghiệp thì dứt khoát chúng tôi sẽ làm, bởi tờ báo Doanh Nghiệp là của Hội đồng trung ương các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, mà Công ty 3C thành viên.
Nhìn tấm danh thiếp của tôi, thấy Tổng Biên tập một tờ báo đến tận nơi tìm hiểu, anh có vẻ tin tưởng hơn và đem ra cho chúng tôi một tập tài liệu dày cỡ nửa gang tay.
Toàn bộ thương vụ mua mấy ngàn tấn sợi từ Đông Đức về Việt Nam hiện ra trước mắt chúng tôi, và có thể tóm tắt như sau:
Tình thế và cơ hội thời điểm đó đã dẫn đến một hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa 3 bên. Một là Tổng công ty Cofextimex, một doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ lúc bấy giờ, có chức năng cung ứng nguyên liệu sợi cho tất cả các nhà máy dệt trong cả nước, đang ở trong tình trạng thiếu nguyên liệu trầm trọng và thiếu cả ngoại tệ để nhập khẩu. Hai là Công ty may Thăng Long, mà Nguyễn Đức Kiên làm đại diện thương thảo, đã phát hiện ra một nguồn sợi khổng lồ từ CHDC Đức đang muốn thanh lý với giá rẻ bất ngờ bởi Đông Đức thống nhất với Tây Đức, số sợi này không còn được sử dụng. Ba là Công ty 3C đang có rất nhiều ngoại tệ là rúp chuyển nhượng do xuất khẩu máy tính sang Liên Xô mà chưa có lời giải để biến chúng thành hàng hóa hoặc tiền Việt Nam.
Cuộc hợp tác win-win có một không hai này đã đem lại một thương vụ có doanh số khoảng trên 80 tỷ đồng; lãi gộp khoảng trên 50 tỷ đồng và thực lãi là 43 tỷ đồng. Theo như quy định hồi bấy giờ, 50% thực lãi phải nộp vào ngân sách Nhà nước, tức khoảng 21,5 tỷ đồng. Thế nhưng ngót một năm sau, ngân sách Nhà nước chưa xuất hiện khoản tiền này.
Vậy nó đang nằm ở đâu? Chúng tôi hỏi thì Phó Tổng giám đốc Nguyễn Minh Song cho hay: “Công ty 3C không nắm số tiền này trong tay và không dính dáng đến vụ trốn thuế này nếu có xảy ra”. Và anh giới thiệu chúng tôi sang gặp anh Vũ Công Toàn - Tổng Giám đốc Cofextimex.
Rời Công ty 3C, tôi và nhà báo Phương Quang thống nhất với nhau một nhận định rằng, chưa biết “vụ trốn thuế lớn nhất thế kỷ” này có đúng là đã xảy ra hay không, nhưng riêng về hiệu quả của thương vụ thì quả là đáng khâm phục, không chỉ vì mang một khoản tiền lãi khổng lồ về cho đất nước mà còn vì công ăn việc làm của hàng chục vạn công nhân ngành may, rồi một lượng hàng hóa khổng lồ được sản xuất từ nguồn sợi nguyên liệu này đáp ứng cho thị trường cực kỳ khan hiếm lúc bấy giờ.
Trong thâm tâm chúng tôi, Công ty 3C có thể coi là một hiện tượng cho ý chí phục hưng của nền công thương nước nhà bởi sự nhanh nhạy, trí thông minh, tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của những người đi tiên phong đội ngũ trong doanh nghiệp tư nhân hồi bấy giờ.
Tôi còn nhớ một chuyện có thể nói là “hãi hùng” ở Công ty 3C khi một doanh nghiệp tư nhân mới ra đời có 3-4 năm đã dám bỏ tiền ứng ra cho Việt Nam Airlines 6 chiếc máy bay hiện đại.
Chuyện là khi đó, Hàng không Việt Nam rất căng thẳng vì thiếu máy bay. Trong khi đó, ngân sách Nhà nước lại không có tiền để mua máy bay tăng cường cho đội bay. Mà vấn đề không chỉ là chuyện tiền bạc. Muốn có máy bay phải thông qua đàm phán với Liên Xô để được cung cấp máy bay trong một chính sách phát triển và phối hợp kế hoạch dài hạn.
Một phần Bức tường Berlin được phá bỏ trước sự chứng kiến của người dân và truyền thông. |
Trước tình hình xáo trộn ở Đông Âu, người của Hàng không Việt Nam đã tìm ra được lô hàng gồm 6 chiếc máy bay TU134A mà nguồn gốc là đội máy bay chuyên cơ chuyên phục vụ lãnh đạo CHDC Đức. Sau khi bức tường Berlin sụp đổ, họ muốn thanh lý lô hàng còn rất tốt này. Tổng Cục Hàng không dân dụng Việt Nam đã làm việc nhiều lần với Bộ Tài chính và Ủy ban Kế hoạch Nhà nước xin ngân sách để mua lô hàng rất rẻ, trị giá hơn 6 triệu rúp chuyển nhượng mà họ cho đây là cơ hội hiếm có, nếu không mua sẽ bị lọt sang tay sang nước khác, như Trung Quốc hoặc mấy nước Bắc Phi. Nhưng loay hoay mấy tháng trời, họ không xin được tiền từ ngân sách, thời cơ thì như ngàn năm có một sắp qua đi.
Họ đã tìm đến Công ty 3C và đề nghị cung cấp cho họ số tiền đó để thanh toán với phía Đức, cam kết sẽ xin Bộ Tài chính để gửi tiền trả công ty sau, chỉ có điều không dám hứa chắc khi nào sẽ trả.
Với Tổng Cục hàng không dân dụng là cơ hội khó thành nhưng với Công ty 3C, đây lại là một dịp may có thể bán được đồng rúp mà công ty đang có qua việc xuất khẩu máy tính. Nhiều người cho biết, một cái máy bay như vậy có giá không dưới 10 triệu rúp chuyển nhượng, mà bây giờ chỉ còn chưa đến 1/10, và thường Liên Xô cung cấp cho các nước một cách hạn chế theo kế hoạch được thỏa thuận trước và theo Hiệp định Chính phủ. Nếu nhìn tổng thể, đây là mối lời lớn cho tất cả các bên và cho quốc gia.
Trong cuộc đàm phán tại Tổng Cục hàng không dân dụng, Tổng giám đốc Bùi Huy Hùng đã yêu cầu Hàng không Việt Nam trả cho Công ty 3C 1/3 số tiền bằng ngoại tệ mạnh, nhưng được trả lời họ rất khó khăn nên chỉ có thể trả bằng tiền Việt Nam từ nguồn tiền do Nhà nước cấp. Cuối cùng, Công ty 3C cũng đã chấp nhận điều kiện đó và hai bên đã nhanh chóng ký hợp đồng.
Tổng giám đốc Bùi Huy Hùng hồi tưởng: “Sự việc diễn ra nhanh đến mức chính người phụ trách tài chính của Hàng không Việt Nam đến làm việc với chúng tôi trước đó vài ngày còn ngỡ ngàng, vì không nghĩ là chúng tôi đồng ý nhanh đến vậy, thậm chí còn chấp nhận giá thanh toán bằng tiền Việt Nam theo đúng tỷ giá Bộ Tài chính quy định lúc đó là 1.080 đồng/rúp. Mọi việc diễn ra rất thuận lợi. Theo chỉ định của Hàng không Việt Nam, chúng tôi đã chuyển cho phía Đức toàn bộ số tiền mua 6 máy bay, và sau vài tháng, Hàng không Việt Nam cũng đã nhận đủ 6 chiếc TU134A và đó là một sự bổ sung đáng kể cho đội bay của Việt Nam khi đó. Tôi nhớ, đại diện của Hàng không Việt nam còn đến gặp và cảm ơn chúng tôi đã giúp họ mua được những chiếc máy bay mà theo giới chuyên môn đánh giá là với giá rẻ không ngờ. Dù chưa nhận được tiền thanh toán nhưng chúng tôi tự tin kiểu gì họ cũng sẽ trả tiền, vì đấy là tổ chức Nhà nước, có Bộ Tài chính đứng sau. Tôi còn khích lệ họ mua thêm những máy bay khác nữa”…
Kỳ sau: Số tiền 21,5 tỷ đồng nằm ở đâu?
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Nguyễn Hoàng Linh