Đến 2020 hoàn thành xử lý ô nhiễm môi trường tại 50 làng nghề

2015-12-10 11:18:00 0 Bình luận
Giai đoạn 2016 - 2020, TP. Hà Nội đưa công tác bảo vệ môi trường làng nghề là một trong những tiêu chí để đánh giá việc phát triển của làng nghề, đặc biệt đặt mục tiêu hoàn thành xử lý ô nhiễm môi trường tại 50 làng nghề có mức ô nghiễm môi trường nghiêm trọng.


Ảnh minh họa

Hiện Hà Nội có 1.350 làng nghề và làng có nghề (làng có nghề chiếm gần 59%) tổng số làng) phân bố không đều trên toàn địa bàn với trên 175 nghìn hộ sản xuất; trên 2.000 công ty cổ phần, trên 4.500 công ty TNHH liên quan đến các hoạt động của làng nghề… Làng nghề tập trung nhiều nhất ở huyện Phú Xuyên (980 làng), Thường Tín (120 làng), Chương Mỹ (175 làng); Ứng Hòa (113 làng), Thanh Oai (101 làng)…

Theo TP. Hà Nội, kết quả quan trắc, phân tích chất lượng môi trường tại 22 làng với tần suất 2 đợt/năm cho thấy, hầu hết các làng nghề mới chỉ tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt, chưa có hệ thống xử lý nước thải, khí thải, thu gom và xử lý chất thải rắn, thải thẳng ra môi trường. Có ít nhất 3 chỉ tiêu phân tích nước thải tại các làng nghề vượt tiêu chuẩn cho phép, đặc biệt là các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm, dệt nhuộm, sản xuất hàng mỹ nghệ, luyện kim, mây tre đan và chế biến gỗ, giầy da.

Ô nhiễm môi trường làng nghề ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của nhân dân và sự phát triển bền vững của các làng nghề. Nhiều giải pháp đã được Hà Nội đặt ra để bảo vệ môi trường làng nghề, từ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao ý thức cộng đồng dân cư; tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát ô nhiễm và xử lý vi phạm tại các làng nghề; huy động nguồn lực đầu tư bảo vệ môi trường làng nghề từ ngân sách và từ nguồn xã hội hóa.

Tuy nhiên, việc xử lý vấn đề ô nhiễm còn nhiều khó khăn do hoạt động sản xuất trong khu vực làng nghề có quy mô nhỏ (chủ yếu là hộ gia đình), nằm phân tán trong khu dân cư, hầu hết không có hệ thống thu gom, xử lý rác thải, nước thải, khí thải.

Kinh phí đầu tư cho công nghệ, xây dựng công trình xử lý ô nhiễm môi trường rất lớn nên việc kêu gọi, huy động các hộ gia đình, cơ sở sản xuất trong làng nghề đầu tư cho công tác xử lý, bảo vệ môi trường cũng rất khó khăn.

Từ năm 2012, Hà Nội đã khảo sát tại 17 làng nghề có ô nhiễm môi trường nghiêm trọng để lựa chọn 6 làng nghề đặc biệt ô nhiễm về nước thải để tổ chức triển khai thí điểm công nghệ xử lý phù hợp. Một số mô hình thí điểm xử lý ô nhiễm đã cho kết quả tích cực, đã được nghiệm thu, bàn giao cơ sở sản xuất quản lý sử dụng và có thể phổ biến, nhân rộng như: Thí điểm xử lý nước thải cho làng nghề chế biến tinh bột sắn tại xã Tân Hòa, huyện Quốc Oai; thử nghiệm mô hình xử lý bụi làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ tại xã Vân Hà, huyện Đông Anh; xử lý ô nhiễm nước thải làng nghề bằng chế phẩm tại xã Bích Hòa, huyện Thanh Oai…

Hệ thống xử lý nước thải tập trung cũng được xây dựng tại các cụm, điểm công nghiệp làng nghề như: Cụm tiểu thủ công nghiệp cơ khí Phùng Xá (Thạch Thất); cụm tiểu thủ công nghiệp Duyên Thái (Thường Tín), Vạn Phúc (Hà Đông), Bát Tràng (Gia Lâm)… với hệ thống hào thu gom, bể chứa, bể lắng, bể lọc, bảo đảm vận hành thường xuyên hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn.

Ngoài ra, dự án xử lý nước thải làng nghề quy mô lớn đã và đang được TP. Hà Nội thực hiện tại xã Dương Liễu (Hoài Đức) công suất 13.000 m3/ngày đêm xử lý nước thải làng nghề của 3 xã Cát Quế - Dương Liễu – Minh Khai được đầu tư bằng hình thức xã hội hóa dự kiến hoạt động trong năm 2016 với mục tiêu giảm tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề.

Theo TP. Hà Nội, trong thời gian tiếp theo Thành phố nghiên cứu xây dựng thí điểm mô hình hệ thống quản lý môi trường tại làng nghề, xây dựng các chính sách khuyến khích, hỗ trợ đổi mới công nghệ, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, bảo vệ môi trường tại làng nghề. Đồng thời, đưa tiêu chí bảo vệ môi trường vào đánh giá sự phát triển của các làng nghề; quy hoạch các cụm công nghiệp làng nghề để di dời các cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi khu vực dân cư, các cụm công nghiệp làng nghề phải có cơ sở hạ tầng kỹ thuật xử lý chất thải bảo đảm đạt tiêu chuẩn môi trường.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Sơ duyệt lễ diễu binh kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Lực lượng Quân đội, Công an cùng các khối khác đã tiến hành sơ duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại sân vận động tỉnh Điện Biên.
2024-05-03 14:57:17

Phú Quốc, Tây Ninh đông khách du lịch hàng đầu Nam bộ trong ngày nghỉ lễ đầu tiên

Nam bộ có khá nhiều điểm đến hấp dẫn trong kỳ nghỉ lễ kéo dài năm nay, nhưng Phú Quốc và Tây Ninh được ghi nhận là hai điểm đến đón đông đảo du khách bậc nhất bởi lợi thế về khí hậu, cảnh quan và trải nghiệm hấp dẫn
2024-05-03 11:05:59

Hàng trăm ngàn người háo hức ngắm pháo hoa, vui chơi tại quảng trường biển Sầm Sơn

Lễ khánh thành Quảng trường biển và trục cảnh quan lễ hội TP Sầm Sơn đã diễn ra tối 27/4, trong khuôn khổ đêm khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn 2024. Hơn 300 ngàn người dân, du khách đã tham gia sự kiện, thưởng thức các tiết mục nghệ thuật sôi động và chiêm ngưỡng màn pháo hoa tưng bừng tại quảng trường biển hiện đại, quy mô bậc nhất Việt Nam.
2024-05-03 09:43:01

Hải Phòng trưng bày tư liệu ‘Cát Bi - Điện Biên Phủ: bản hùng ca chiến thắng’

Nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn trong tháng 4 và tháng 5, Bảo tàng Hải Phòng trưng bày tư liệu chuyên đề “Cát Bi rực lửa - Điện Biên Phủ bản hùng ca chiến thắng”.
2024-05-03 08:34:17

Nữ giám đốc khuyết tật biến đất hoang thành vườn cây thảo dược

Không chỉ vượt qua nhiều nghịch cảnh trong cuộc sống, chị Trần Thị Thuần, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Tâm Ngọc giờ đây còn giúp đỡ được nhiều người khuyết tật khác.
2024-05-03 06:30:00

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
2024-05-02 18:49:22
Đang tải...