Dinh dưỡng cho bệnh nhân sau phẫu thuật
2017-09-06 09:35:25
0 Bình luận
HOANHAP.VN - Dinh dưỡng đối với người bệnh Ngoại khoa đóng vai trò rất quan trọng bởi sau phẫu thuật sức lực bệnh nhân rất yếu. Đặc biệt, sau khi phẫu thuật phải có một chế độ ăn thật tốt, cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng để chống nhiễm khuẩn và nhanh liền vết thương.
Tùy theo loại phẫu thuật mà cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp để tăng sức đề kháng cơ thể và hồi phục sức khỏe nhanh nhất. Do vậy chiều ngày 24/8/2017, tại khoa Ngoại Tổng hợp Bệnh viện đa khoa Hà Đông đã diễn ra buổi họp Hội đồng Người bệnh và Truyền thông Dinh dưỡng cho người nhà bệnh nhân về cách chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật.
Việc chăm sóc bệnh nhân sau mổ, đặc biệt là dinh dưỡng đóng một vai trò rất quan trọng, đảm bảo bệnh nhân có đủ sức để vượt qua sự thiếu hụt do bệnh lý, do mất máu, dịch thể, stress… Cho dù cuộc phẫu thuật đã thành công thì việc chăm sóc, nuôi dưỡng bệnh nhân sau phẫu thuật đóng vai trò quyết định sự phục hồi của người bệnh hay không, và phục hồi nhanh hay chậm. Tùy theo loại phẫu thuật mà việc nuôi dưỡng sẽ khác nhau.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ở những bệnh nhân có tình trạng dinh dưỡng kém thì có tỉ lệ nhiễm khuẩn tăng, tỉ lệ tử vong tăng và gặp nhiều biến chứng sau phẫu thuật hơn so với những bệnh nhân có tình trạng dinh dưỡng tốt.
Bệnh nhân không có can thiệp phẫu thuật lên ống tiêu hóa (mổ nội soi thăm dò, sinh thiết, cắt ruột thừa viêm nội soi, mổ cắt u tuyến thượng thận nội soi, mổ tử cung, buồng trứng …), thông thường dinh dưỡng qua dịch truyền chỉ cần trong ngày đầu sau mổ, sau đó nên cho ăn sớm, cho uống sữa, nước cháo ngay sau mổ 1 ngày, cho ăn uống như bình thường sau đánh hơi được, tăng dần số lượng và mức độ đặc của đồ ăn, ăn chất dễ tiêu, dễ hấp thu.
Bệnh nhân có can thiệp lên đường tiêu hóa (mổ cắt dạ dày, cắt tạo hình thực quản, cắt đoạn ruột, đại trực tràng, khâu các lỗ thủng, vết thương của ống tiêu hóa…), dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch ngay sau mổ, sau khi đánh hơi lúc nào thì bắt đầu cho ăn nước cháo, nước sữa với số lượng tăng dần, giảm dần dịch truyền, cho ăn cháo, sữa, và tăng dần số lượng, chất lượng, mức độ rắn của đồ ăn.
Các giai đoạn Dinh dưỡng cần thiết sau phẫu thuật
Giai đoạn đầu: là thời gian 1-2 ngày sau khi mổ. Bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, trướng hơi và không muốn ăn. Do đó ở giai đoạn này cần cho bệnh nhân ăn qua đường tĩnh mạch sớm sẽ đem lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân.
Giai đoạn giữa: từ ngày thứ 3-5 sau mổ. Bệnh nhân tỉnh táo hơn, có cảm giác đói nhưng vẫn chán ăn. Lúc này cần cho bệnh nhân ăn tăng dần và giảm dần truyền tĩnh mạch. Khẩu phần tăng dần năng lượng và protein. Bắt đầu từ 500Kcal và 30g protein, sau đó cứ 1-2 ngày tăng thêm 250-500Kcal cho đến khi đạt 2.000Kcal/ngày. Ăn sữa, nên dùng dưới dạng sữa pha nước cháo. Nên dùng sữa bột loại đã tách bơ, sữa đậu nành. Cho ăn làm nhiều bữa (4-6 bữa). Vì bệnh nhân còn đang chán ăn, do vậy cần động viên bệnh nhân ăn. Có thể dùng nước thịt ép khi bệnh nhân không dùng được sữa.
Ăn thức ăn mềm, hạn chế thức ăn có xơ. Dùng các loại thức ăn có nhiều vitamin B, C, PP như nước cam, chanh…
Giai đoạn hồi phục: giai đoạn này vết mổ đã liền, bệnh nhân đã đỡ. Vì vậy, chế độ ăn cung cấp đầy đủ năng lượng và protein để tăng nhanh thể trọng và vết thương mau lành. Đây là chế độ ăn nhiều protein và năng lượng. Protein có thể tới 120-150g/ngày và năng lượng có thể tới 2.500-3.000 Kcal/ngày. Khẩu phần này phải được chia thành nhiều bữa trong ngày.
Dùng nhiều sữa, trứng, thịt, cá, đậu đỗ để cung cấp chất đạm và các loại hoa quả để tăng vitamin C và vitamin nhóm B.
BSCKI Nguyễn Anh Dũng – Trưởng khoa Dinh dưỡng khuyến cáo việc nuôi dưỡng bằng đường truyền tĩnh mạch lúc đầu là rất cần thiết. Song phải sớm nuôi dưỡng bệnh nhân bằng đường tiêu hoá. Điều này vừa có tác dụng nuôi dưỡng bệnh nhân sinh lý hơn, an toàn hơn, kinh tế hơn vừa có tác dụng kích hoạt cho hệ thống tiêu hoá sớm trở lại bình thường. Cho ăn nhiều bữa trong ngày, cho ăn tăng dần lượng protein và năng lượng, không cho ăn quá nhiều một lúc để tránh tiêu chảy. Các loại thức ăn cần đảm bảo đầy đủ thành phần dinh dưỡng protid, lipid, glucid, vitamin và khoáng chất, cần nhuận tràng, dễ tiêu như khoai, cơm, cháo, củ quả nhiều chất xơ tinh bột, nên xay mịn. Hạn chế tối đa đồ ăn, hoa quả có chất xơ rắn, khó tiêu như măng, hồng xiêm, ổi, các loại xương băm nhỏ… Uống đủ nước, có thể nước đun sôi để nguội, nước sinh tố, không dùng đồ uống có gaz, cồn… Lựa chọn đồ ăn phù hợp sở thích của bệnh nhân như cháo, sữa …
Việc chăm sóc bệnh nhân sau mổ, đặc biệt là dinh dưỡng đóng một vai trò rất quan trọng, đảm bảo bệnh nhân có đủ sức để vượt qua sự thiếu hụt do bệnh lý, do mất máu, dịch thể, stress… Cho dù cuộc phẫu thuật đã thành công thì việc chăm sóc, nuôi dưỡng bệnh nhân sau phẫu thuật đóng vai trò quyết định sự phục hồi của người bệnh hay không, và phục hồi nhanh hay chậm. Tùy theo loại phẫu thuật mà việc nuôi dưỡng sẽ khác nhau.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ở những bệnh nhân có tình trạng dinh dưỡng kém thì có tỉ lệ nhiễm khuẩn tăng, tỉ lệ tử vong tăng và gặp nhiều biến chứng sau phẫu thuật hơn so với những bệnh nhân có tình trạng dinh dưỡng tốt.
Bệnh nhân không có can thiệp phẫu thuật lên ống tiêu hóa (mổ nội soi thăm dò, sinh thiết, cắt ruột thừa viêm nội soi, mổ cắt u tuyến thượng thận nội soi, mổ tử cung, buồng trứng …), thông thường dinh dưỡng qua dịch truyền chỉ cần trong ngày đầu sau mổ, sau đó nên cho ăn sớm, cho uống sữa, nước cháo ngay sau mổ 1 ngày, cho ăn uống như bình thường sau đánh hơi được, tăng dần số lượng và mức độ đặc của đồ ăn, ăn chất dễ tiêu, dễ hấp thu.
Bệnh nhân có can thiệp lên đường tiêu hóa (mổ cắt dạ dày, cắt tạo hình thực quản, cắt đoạn ruột, đại trực tràng, khâu các lỗ thủng, vết thương của ống tiêu hóa…), dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch ngay sau mổ, sau khi đánh hơi lúc nào thì bắt đầu cho ăn nước cháo, nước sữa với số lượng tăng dần, giảm dần dịch truyền, cho ăn cháo, sữa, và tăng dần số lượng, chất lượng, mức độ rắn của đồ ăn.
![]() |
Bác sỹ Vũ Thị Lan Anh – khoa Dinh dưỡng chia sẻ về nuôi ăn cho bệnh nhân sau phẫu thuật tại khoa Ngoại tổng hợp |
Các giai đoạn Dinh dưỡng cần thiết sau phẫu thuật
Giai đoạn đầu: là thời gian 1-2 ngày sau khi mổ. Bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, trướng hơi và không muốn ăn. Do đó ở giai đoạn này cần cho bệnh nhân ăn qua đường tĩnh mạch sớm sẽ đem lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân.
Giai đoạn giữa: từ ngày thứ 3-5 sau mổ. Bệnh nhân tỉnh táo hơn, có cảm giác đói nhưng vẫn chán ăn. Lúc này cần cho bệnh nhân ăn tăng dần và giảm dần truyền tĩnh mạch. Khẩu phần tăng dần năng lượng và protein. Bắt đầu từ 500Kcal và 30g protein, sau đó cứ 1-2 ngày tăng thêm 250-500Kcal cho đến khi đạt 2.000Kcal/ngày. Ăn sữa, nên dùng dưới dạng sữa pha nước cháo. Nên dùng sữa bột loại đã tách bơ, sữa đậu nành. Cho ăn làm nhiều bữa (4-6 bữa). Vì bệnh nhân còn đang chán ăn, do vậy cần động viên bệnh nhân ăn. Có thể dùng nước thịt ép khi bệnh nhân không dùng được sữa.
Ăn thức ăn mềm, hạn chế thức ăn có xơ. Dùng các loại thức ăn có nhiều vitamin B, C, PP như nước cam, chanh…
Giai đoạn hồi phục: giai đoạn này vết mổ đã liền, bệnh nhân đã đỡ. Vì vậy, chế độ ăn cung cấp đầy đủ năng lượng và protein để tăng nhanh thể trọng và vết thương mau lành. Đây là chế độ ăn nhiều protein và năng lượng. Protein có thể tới 120-150g/ngày và năng lượng có thể tới 2.500-3.000 Kcal/ngày. Khẩu phần này phải được chia thành nhiều bữa trong ngày.
Dùng nhiều sữa, trứng, thịt, cá, đậu đỗ để cung cấp chất đạm và các loại hoa quả để tăng vitamin C và vitamin nhóm B.
BSCKI Nguyễn Anh Dũng – Trưởng khoa Dinh dưỡng khuyến cáo việc nuôi dưỡng bằng đường truyền tĩnh mạch lúc đầu là rất cần thiết. Song phải sớm nuôi dưỡng bệnh nhân bằng đường tiêu hoá. Điều này vừa có tác dụng nuôi dưỡng bệnh nhân sinh lý hơn, an toàn hơn, kinh tế hơn vừa có tác dụng kích hoạt cho hệ thống tiêu hoá sớm trở lại bình thường. Cho ăn nhiều bữa trong ngày, cho ăn tăng dần lượng protein và năng lượng, không cho ăn quá nhiều một lúc để tránh tiêu chảy. Các loại thức ăn cần đảm bảo đầy đủ thành phần dinh dưỡng protid, lipid, glucid, vitamin và khoáng chất, cần nhuận tràng, dễ tiêu như khoai, cơm, cháo, củ quả nhiều chất xơ tinh bột, nên xay mịn. Hạn chế tối đa đồ ăn, hoa quả có chất xơ rắn, khó tiêu như măng, hồng xiêm, ổi, các loại xương băm nhỏ… Uống đủ nước, có thể nước đun sôi để nguội, nước sinh tố, không dùng đồ uống có gaz, cồn… Lựa chọn đồ ăn phù hợp sở thích của bệnh nhân như cháo, sữa …
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Đào Hiền
Phường La Khê cần tích cực thực hiện quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn phường
UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Công văn số 1601/UBND-ĐT về việc tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố trong thời gian từ nay cho đến khi hoàn thành việc sáp nhập đơn vị hành chính. Tuy nhiên gần đây Tạp chí điện tử Hòa nhập có nhận được kiến nghị của một số cán bộ hưu trí, thương bệnh binh trên địa bàn quận Hà Đông về việc nhiều công trình vi phạm trật tự xây dựng tại phường La Khê
2025-04-23 10:00:00
Đại hội đồng cổ đông SHB: Bứt phá vươn tầm trong kỷ nguyên mới, kế hoạch lợi nhuận tăng 25%
Ngày 22/4, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2025 tại Khách sạn Melia, Hà Nội với sự tham gia của hàng nghìn cổ đông và người được ủy quyền.
2025-04-23 09:59:04
VPBank ghi nhận lợi nhuận tích cực trong quý I, bám sát mục tiêu tỷ đô năm 2025
PBank kết thúc quý đầu tiên của năm 2025 với các chỉ tiêu tài chính tích cực: Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 5.015 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ, tổng tài sản vượt 994.000 tỷ đồng. Cùng với đó, tăng trưởng tín dụng và huy động đồng bộ ở mức cao, vượt trội so với bình quân toàn ngành. Những kết quả này bám sát kế hoạch tham vọng mà VPBank sẽ trình cổ đông thông qua tại ĐHĐCĐ thường niên 2025.
2025-04-23 09:44:46
Hải Phòng tăng cường tuyên truyền việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp
Thành ủy Hải Phòng vừa ban hành Kế hoạch 455 - KH/TU về triển khai “công tác tuyên truyền việc thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp”.
2025-04-23 07:51:50
Hải Phòng và Hải Dương xây dựng Đề án hợp nhất hai tỉnh, thành
Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương vừa có Kết luận số 555-KL/TUHP-TUHD về việc “xây dựng Đề án hợp nhất 2 tỉnh, thành; công tác chuẩn bị Đại hội đại biểu Đảng bộ TP.Hải Phòng sau hợp nhất, nhiệm kỳ 2025 -2030”.
2025-04-23 07:18:01
Triển khai cao điểm thu nhận mẫu ADN thân nhân liệt sĩ chưa xác định thông tin
Phương pháp lấy mẫu ADN thân nhân liệt sỹ đang được các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an tích cực triển khai để sớm xác định danh tính, phần mộ của các liệt sỹ đã ngã xuống vì nền độc lập dân tộc.
2025-04-22 23:50:31