Phát hiện trẻ đi lệch do trật khớp háng bẩm sinh bằng bản năng người mẹ

2015-11-03 10:32:35 0 Bình luận
Nhiều trẻ tập đi cha mẹ để ý có thể phát hiện con đi lệch, chân dài chân ngắn cần đi khám ngay vì bệnh này để lâu có thể gây tàn phế, phải cắt khớp.
Trẻ bị trật khớp háng mổ càng sớm càng tốt. Ảnh VNE

Giật mình vì con bị trật khớp háng bẩm sinh​

Chị Nguyễn Thu Na trú tại Hai Bà Trưng, Hà Nội vẫn chưa hết bàng hoàng kể về con trai thứ hai của chị. Năm cháu được 1 tuổi, cháu bắt đầu tập đi. Chị Na để ý thấy con đi hơi khác. Gia đình chị cho rằng chị cả nghĩ, khéo tưởng tượng. Nhưng chị Na quả quyết rằng chắc chắn chân có vấn đề.

 

 

 

Chị cho con vào Bệnh viện Việt Pháp kiểm tra, bác sĩ bảo không vấn đề gì. Về nhà, chị theo dõi con vẫn thấy cháu đi tập tễnh kiểu chân cao, chân thấp. Chị Na lại tiếp tục ôm con đi vào bệnh viện khám bất chấp sự phản đối của gia đình. Khi vào bệnh viện Việt Đức, các bác sĩ nhìn cháu bé đi cũng bảo không vấn đề gì. Chỉ đến khi bác sĩ cầm chân của cháu quay quay thấy không quay được bình thường như chân bên trái, bác sĩ mới cho cháu đi chụp XQuang.

Qua phim chụp, bác sĩ phát hiện cháu bị trật khớp háng bẩm sinh và giới thiệu sang Bệnh viện Nhi trung ương. Chị Na kể, chị bế con sang bệnh viện Nhi, sau khi làm các xét nghiệm, các bác sĩ đã làm phẫu thuật luôn cho con chị sau hai ngày nhập viện. Nhờ thế, đến nay cháu bé đã có thể đi lại bình thường. Nhìn những bước chân của con không còn cao, thấp, chị Na mừng rơi nước mắt. Nếu lúc trước, chị cứ nghe lời mọi người và nghĩ mình khéo tưởng tượng thì giờ đây không biết con chị sẽ ra sao.

Trường hợp của cháu Lương Quỳnh Giang trú tại Thanh Oai, Hà Nội thì khác. Từ khi còn nhỏ, cháu phát triển bình thường nhưng lúc tập đi, thấy con đi tập tễnh gia đình cháu tưởng cháu yếu nên đi thế. Càng lớn, cháu càng đi lệch và không giữ được thăng bằng nên hay ngã. Đến khi cháu chuẩn bị vào lớp 1, bố mẹ đưa cháu đi kiểm tra, bác sĩ cho biết cháu bị trật khớp háng bẩm sinh. Lúc này, điều trị càng khó khăn hơn và cháu phải mổ hai lần. Đến nay, cháu vẫn phải theo dõi sau 4 năm mổ. Tuy nhiên, cháu vẫn bị chân dài, chân ngắn. Bác sĩ cho biết sắp tới sẽ phẫu thuật lại để bé có thể đi tốt hơn.

Bệnh có thể phát hiện qua siêu âm thai nhi

 

PGS TS Nguyễn Ngọc Hưng – Chủ tịch Hội Chỉnh hình Nhi, Việt Nam, là người có công trình nghiên cứu về phương pháp mổ trật khớp háng bẩm sinh của trẻ đã được công bố trên tạp chí chỉnh hình Mỹ tháng 6/2013 và báo cáo tại hội nghị chấn thương chỉnh hình châu Á Thái Bình Dương ở Ấn Độ tháng 10/2012. PGS Hưng nguyên là trưởng khoa Chỉnh hình Nhi, Bệnh viện Nhi trung ương. Đến nay, ông đã mổ cho hàng trăm ca trật khớp háng bẩm sinh.

PGS Hưng cho biết đến nay vẫn có rất nhiều trẻ bị trật khớp háng bẩm sinh nếu phát hiện sớm chỉ cần can thiệp phần mềm, kéo nắn là chỉnh được. Còn khi trẻ đã biết đi trên 12 tháng tuổi thường phải làm phẫu thuật.

Nguyên nhân gây trật khớp háng bẩm sinh hiện chưa được xác định. Bệnh có thể phát hiện khi trẻ nằm trong bụng mẹ, qua siêu âm thai hoặc ngay sau sinh, nhờ một số dấu hiệu như: trẻ khó giang hai đùi, việc thay tã cho bé khó khăn; khi bé nằm ngửa nếu gấp gối thì hai gối lệch, không bằng nhau; trẻ có nếp lằn bẹn ở bên bị bệnh rất dài, khác hẳn bên kia... Cha mẹ không phát hiện ra bệnh của con vì khi bị bệnh, trẻ thường không cảm thấy đau, không quấy khóc, nên nếu không để ý kỹ các khác biệt, bố mẹ sẽ khó phát hiện. Đa số gia đình thường chỉ đưa con đi khám sau khi bé biết đi, lúc thấy con đi tập tễnh, một chân yếu hẳn so với chân kia. 

Với trật khớp háng, PGS Hưng cho biết có thể phát hiện qua siêu âm nhưng đa số hiện nay, chỉ số siêu âm này đều bỏ qua mà người ta chỉ siêu âm giới tính là chính.

PGS Hưng cho hay đến nay đối với trẻ 12 tháng tuổi tới dưới 8 tuổi phải can thiệp phẫu thuật. Trường hợp từ 8 tuổi trở lên phải phẫu thuật phức tạp hơn nhiều, cắt ngang xương chậu kéo phần trên ra ngoài, đồng thời cắt ngắn xương đùi, khả năng bị chảy máu và nguy hiểm cao hơn, tỷ lệ phải mổ nhiều lần cũng lớn hơn trong khi khả năng thành công thấp hơn.

Trước kia, bác sĩ thường phải mổ cắt xương chậu nhưng đường mổ dài, mất máu nhiều, bệnh nhân lâu phục hồi, phải đóng đinh để giữ lại phần xương tự thân được ghép. Khắc phục nhược điểm này, PGS Hưng đã tự “thiết kế” một cách mổ cho riêng mình đó là mổ bằng cách ghép xương mác đồng loại đã cho kết quả rất tốt. Với cách này, đường mổ ngắn hơn, không phải truyền máu trong và sau mổ, không bộc lộ cơ ở bản ngoài xương chậu nên không làm tổn thương đến cơ mông, giữ được sự toàn vẹn của xương chậu do không phải cắt, và không phải mổ lần thứ hai để rút bỏ đinh cố định mảnh ghép.
 

PGS Hưng cho biết lúc ấy, ông đang làm một báo cáo về ghép xương nhi, khi phẫu thuật cho bệnh nhi trật khớp háng phải thực hiện bằng phương pháp cũ cắt xương và ghép vào, ông nghĩ tại sao không lấy xương đồng loại. Và ông đã thử lấy xương mác đồng loại ghép vào cho bệnh nhi đạt hiệu quả cao. Phương pháp này được công bố trên tạp chí khoa học Mỹ, được đồng nghiệp đánh giá cao, ông được các nước mời đi giảng dạy.

Cho đến nay, 180 trẻ được phẫu thuật bằng phương pháp này đều có thể đi lại bình thường, không phải can thiệp lại.

 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Không khí linh thiêng ngày chính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Sáng sớm 18/4, mặc dù trời mưa lớn nhưng từ khắp các ngả đường, dòng người đông đúc tiến về Khu di tích lịch sử đặc biệt Quốc gia Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ để dự Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng, mùng 10/3 âm lịch.
2024-04-18 11:46:40

Lời chia buồn

Nhận được tin Cụ La Đức Đan là thân phụ ông La Đức Hùng- Phó Tổng Biên tập Báo Xây dựng đã tạ thế vào hồi 23h20’ ngày 17/04/2024 (tức ngày 9/3 năm Giáp Thìn), tại Lào Cai. Ban Biên tập và cán bộ, phóng viên của Tạp chí điện tử Hoà nhập gửi tới ông La Đức Hùng – Phó Tổng Biên tập Báo Xây dựng và gia quyến lời chia buồn sâu sắc.
2024-04-18 11:29:00

Chủ tịch HĐND Hải Phòng thăm cựu thanh niên xung phong Điện Biên Phủ

Chiều 17/4, Chủ tịch HĐND TP Phạm Văn Lập đi thăm, tặng quà thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến - những người đã có nhiều cống hiến to lớn, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”
2024-04-18 09:36:19

Bí thư Thành ủy Hải Phòng thăm chiến sĩ Điện Biên ở Hải An

Nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024), ông Lê Tiến Châu, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng đi thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến hiện đang sinh sống tại địa bàn quận Hải An.
2024-04-18 09:28:29

Nam Định: Thành lập Hội Thương binh nặng tỉnh

Đồng chí Nguyễn Trung Sơn - Trưởng Ban vận động thành lập Hội được bầu làm Chủ tịch Hội Thương binh nặng tỉnh Nam Định nhiệm kỳ 2024-2029.
2024-04-17 18:18:05

Khách hàng HDBank rộn ràng nhận thưởng “tiền tỷ”

HDBank hoàn tất trao thưởng 10 sổ tiết kiệm giá trị cao cho 10 khách hàng may mắn nhất trong chương trình “Khai Xuân Đắc Lộc - Năm Mới Phát Tài cùng HDBank”. Tỷ phú đầu năm 2024 của HDBank đến từ xứ rừng ngập mặn - huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.
2024-04-17 16:35:01
Đang tải...