SGK Địa lý lạc hậu 10 năm: Tôi thấy ngượng khi dạy cho HS những kiến thức này

2016-01-15 09:12:46 0 Bình luận
Trong sách giáo khoa môn Địa lý các lớp từ bậc THCS đến THPT được Bộ GDĐT tái bản năm 2015, tất cả các số liệu về địa lý đều dừng lại ở các số liệu cách đây 10-12 năm.
 
Các số liệu trong sách Địa lý lớp 10, 11, 12, đều từ năm 2005

Bài 22 sách Địa lý lớp 10 (Tổng chủ biên: Lê Thông) về Dân số và sự gia tăng dân số có bảng về Tình hình phát triển dân số trên thế giới công bố số liệu từ năm 1999; bảng phụ lục Tình hình dân số một số nước và khu vực trên thế giới là số liệu của năm 2005. 

Hiện nay, theo Liên Hợp quốc, dân số thế giới khoảng 7,3 tỷ người thì trong sách Địa lý lớp 10 vẫn dạy “trên Trái đất có 6.477 triệu người”. Học sinh phải vẽ, phân tích biểu đồ lương thực, dân số của một số nước theo số liệu từ năm 2002…

Trong sách Địa lý lớp 12, cơ cấu dân số, mật độ dân số, cơ cấu lao động, thu nhập bình quân đầu người Việt Nam cũng dừng ở năm 2004 - 2005. Tất cả các số liệu khác liên quan đến tài nguyên rừng, tài nguyên đất, đa dạng sinh học, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, giá trị sản xuất nông – lâm – thủy sản… cũng đều dừng lại ở năm 2005.

Thầy Trần Văn Quang (Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa) nêu ví dụ, trong sách Địa lý lớp 12 nội dung về đô thị và dân số đô thị phân theo vùng cho biết, cả nước có 689 đô thị với 38 thành phố, 58 thị xã và 597 thị trấn. Trong khi đó, ngay từ tháng 12/2013, Bộ Xây dựng công bố VN có 770 đô thị bao gồm 2 đô thị đặc biệt, 14 đô thị loại 1,10 đô thị loại 2, 52 đô thị loại 3...

 
 

 

Bài 30 về phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc vẫn ghi “năm 2005, Việt Nam có hơn 7,5 triệu người sử dụng Internet, chiếm 9,0% dân số” trong khi theo Tổ chức thống kê số liệu Internet quốc tế (internetworldstats), Việt Nam hiện đã có 45,5 triệu người dùng internet, đạt mức thâm nhập/dân số là 48%.

Hàng loạt các công trình thủy điện như Tuyên Quang, Cửa Đạt, Bản Vẽ, Rào Quán, A Vương, Xê Xan 4, Xrê Pôk 3, Buôn Kuôp, Đồng Nai 4, Đại Ninh đã hòa mạng lưới điện quốc gia. Có nhà máy đã khánh thành cách đây 8 năm như Rào Quán, và đặc biệt thủy điện Sơn La là nhà máy lớn nhất Đông Nam Á cũng đã được khánh thành, nhưng trong kênh hình bản đồ trong sách giáo khoa vẫn được ghi là “đang xây dựng”

Đặc biệt, kể cả trong sách Địa lý nâng cao, các số liệu cũng đều quá cũ và lạc hậu, đều của các năm 2003 – 2005. Sách Địa lý nâng cao lớp 11 yêu cầu học sinh phải nhận xét, giải thích về GDP bình quân đầu người của các nước năm 2004; tuổi thọ trung bình của người dân trên thế giới được công bố năm 2013 đã ở mức 71,5 tuổi nhưng sách vẫn dạy học sinh “tuổi thọ trung bình của thế giới là 67”.

Sách Địa lý lớp 9 vẫn sử dụng số liệu từ năm 2002

Không chỉ ở bậc THPT, sách giáo khoa môn Địa lý bậc THCS cũng chỉ có những kiến thức rất cũ. Một giáo viên THCS tại Q.Tân Phú (TP.HCM) cho biết, trong sách Địa lý lớp 9, những bài về tình hình dân số, tỷ lệ dân số thành thị - nông thôn, sản lượng, diện tích các ngành nghề nông nghiệp, thủy sản... đều sử dụng thống kê từ năm 2002. Bài nói về năng suất lúa ở đồng bằng sông Hồng lấy số liệu của năm 2002. 

Khi đưa ra tỷ trọng của các ngành công nghiệp, nông nghiệp... lại dùng số liệu cách đây hơn 10 năm làm cho học sinh không thấy được sự thay đổi về cán cân giữa các ngành, trong đó ngành công nghiệp, dịch vụ ngày một phát triển mạnh mẽ.

Anh Vũ Hoàng (quận 5) cho biết: “Khi dò bài cho con đang học lớp 8 tôi thấy các số liệu thống kê quá lạc hậu: ví dụ như các số liệu về dân số, thu nhập đầu người, diện tích rừng, sản lượng công nghiệp, nông nghiệp... quá lạc hậu. Mặc dù sách giáo khoa sản xuất năm 2014-2015 nhưng các số liệu thì từ hàng chục năm trước, thậm chí có số liệu từ năm 2001. Quá xa rời thực tế”

Hầu hết khi được hỏi, các giáo viên đều bức xúc khi phải dạy những kiến thức lạc hậu cho học sinh. Hiệu trưởng một trường THPT của TPHCM cho biết, giáo viên bắt buộc phải bám sát theo chương trình của Bộ GDĐT quy định trong khi những nội dung này đã quá cũ. 

Nhiều giáo viên thừa nhận, mỗi lần tham gia và duyệt đề thi môn Địa lí về các bảng số liệu họ cũng đều thấy không ổn, nhưng giáo viên ra đề phải bám vào số liệu của sách vì đó là phần cứng.

Cô L.T (giáo viên Địa lý) bức xúc: “Tôi thấy ngượng khi phải dạy học trò những số liệu từ cách đây 10 năm, nhất là với các em học lớp 12, chuẩn bị thi tốt nghiệp và đại học. Đến bây giờ mà tôi vẫn phải dạy các em về “nhiệm vụ trước mắt là thực hiện chiến lược trồng 5 triệu ha rừng đến năm 2010” trong khi kiến thức mới được cập nhật từng ngày, từng giờ trên các phương tiện truyền thông và internet. Vì thế, đừng hỏi vì sao học sinh chán nản khi phải học những môn như thế này”.

Nhà xuất bản Giáo dục nói gì?

PV Infonet có cuộc trao đổi với TS Nguyễn Văn Tùng – Phó tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam để hiểu rõ hơn về vấn đề này. 

TS Nguyễn Văn Tùng cho biết: “Các số liệu này thường dựa vào niên giám thống kê những năm 2002 – 2008 và tập trung chủ yếu ở lớp 9 và lớp 12 về các lĩnh vực: Dân số (số dân, cơ cấu dân số, phân bố dân cư, tỉ lệ dân số thành thị, nông thôn,...), kinh tế ngành (nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải,...) và kinh tế vùng. 

Vì được biên soạn cách đây khá lâu nên số liệu trong SGK không tránh khỏi lạc hậu so với thực tế. Song nếu tiến hành cập nhật hằng năm thì phải viết lại nhận định đánh giá và sẽ kéo theo cấu trúc SGK phải thay đổi”.

“Ở Việt Nam, theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo và theo hướng dẫn của Sách giáo viên, giáo viên trong quá trình giảng dạy cần phải cập nhật số liệu, bổ sung thêm những nhận định, đánh giá cho phù hợp. 

Hằng năm, việc bồi dưỡng giáo viên Địa lí bên cạnh việc bồi dưỡng năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm ở các lớp bồi dưỡng, Bộ đều tập trung và nhấn mạnh về việc cập nhật này”, TS Nguyễn Văn Tùng phân tích.

Theo TS Nguyễn Văn Tùng, để giúp giáo viên và học sinh có thêm tài liệu, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam  đã có đề xuất với Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép biên soạn và xuất bản cuốn “Các số liệu về kinh tế - xã hội Việt Nam” làm tài liệu tham khảo phục vụ việc giảng dạy và học tập Địa lí trong nhà trường, đáp ứng thực tiễn giảng dạy.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

NASU đồng hành cùng người nông dân phát triển kinh tế tuần hoàn, làm giàu bền vững từ cây mía

Đối với người nông dân ở Phủ Quỳ hôm nay, “suy đi tính lại chẳng cây trồng nào so sánh được với cây mía và chưa hợp tác nào bền vững như với NASU”.
2024-04-24 20:12:49

Hoa Kỳ phối hợp cùng Việt Nam tổ chức Hội thảo khu vực về chống IUU

Ngày 23/04/2024, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cục Phòng chống ma túy và Thực thi Pháp luật quốc tế (INL) và Lực lượng Phòng vệ bờ biển Hoa Kỳ (USCG), đã phối hợp cùng Cục Kiểm Ngư tổ chức Hội thảo Khu vực về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không có báo cáo và không theo quy định (IUU) tại thành phố Đà Nẵng.
2024-04-24 09:44:47

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
2024-04-24 09:27:18

Hà Nội chuẩn bị Lễ hội Đền trong Thăng Long Tứ Trấn năm 2024

Ngày 23/4, Đoàn công tác của Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội đã có cuộc kiểm tra công tác Lễ hội truyền thống tại Di tích quốc gia đặc biệt Thăng Long Tứ Trấn Đền Kim Liên.
2024-04-23 23:56:38

“Hành trình khôi phục phòng Nam dược chuẩn Y khoa”

Ngay từ ngày đầu thành lập Y Dược Việt đã xác định rõ hướng đi cho mình là phát triển các sản phẩm từ thảo dược, dược liệu có sẵn của đất nước Việt Nam (Nam Dược).
2024-04-23 15:35:00

SHB hai năm liền được vinh danh Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất

SHB lần thứ hai liên tiếp là đại diện duy nhất tại Châu Á - Thái Bình Dương được Global Finance vinh danh là “Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất 2024”. Tín dụng xanh tại SHB 2023 tăng trưởng ấn tượng so với 2022, qua đó, khẳng định vị thế là một trong số các Ngân hàng TMCP tư nhân tích cực cho vay xanh tại Việt Nam.
2024-04-23 10:53:14
Đang tải...