Thủ tướng: Chiến lược, Phương hướng KT-XH phải thể hiện rõ khát vọng phát triển

2019-08-22 16:16:17 0 Bình luận
“Đánh giá tình hình cho đúng, cho sát, đồng thời có khát vọng phát triển, đặc biệt là tinh thần đột phá phát triển, bàn tiến lên chứ không phải bàn lùi, để đưa dân tộc ta có bước phát triển mới”, Thủ tướng nêu rõ tại cuộc họp Tiểu ban Kinh tế - Xã hội của Đại hội Đảng XIII vào chiều nay, 22/8.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Quang Hiếu


Đây là phiên họp thứ 5 của Tiểu ban gồm 51 thành viên nhằm xây dựng văn kiện kinh tế - xã hội mà Tiểu ban chủ trì là Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 và Phương hướng nhiệm vụ phát triển 5 năm 2021-2025.

Cuộc họp thứ nhất vào ngày 9/11/2018, Tiểu ban đã cho ý kiến thống nhất về tổ chức cơ quan thường trực là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các đồng chí Thường trực Tiểu ban, Tổ biên tập, dự kiến chương trình công tác tổng thể của Tiểu ban. Cuộc họp thứ hai vào ngày 19/1/2019, Tiểu ban thống nhất chương trình, kế hoạch hoạt động, cho ý kiến về chủ đề, kết cấu và một số nội dung trọng tâm của Chiến lược 10 năm và Phương hướng 5 năm, phân công, đặt hàng và giao các chuyên đề nghiên cứu, quy chế hoạt động của Tiểu ban.

Cuộc họp thứ 3 là vào ngày 4/3/2019, Tiểu ban cho ý kiến và thông qua các nội dung quan trọng để báo cáo Bộ Chính trị gồm các phương án về chủ đề, kết cấu, đề cương sơ bộ và một số trọng tâm của Chiến lược 10 năm và Phương hướng 5 năm. Cuộc họp thứ 4 vào ngày 10/4/2019, tập trung thảo luận, cho ý kiến về chủ đề cụ thể về đề cương chi tiết các báo cáo xin ý kiến Bộ Chính trị để hoàn thiện, trình Hội nghị Trung ương 10 khóa XII.

Đồng thời, tại các phiên họp trên, Tiểu ban cũng đã đưa ra yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, các viện nghiên cứu, các trường đại học triển khai nghiên cứu 42 chuyên đề, tổ chức 6 buổi làm việc với các địa phương trong cả nước theo khu vực, đồng thời tổ chức nhiều buổi hội thảo, khảo sát trong nước và quốc tế, đặc biệt là lấy ý kiến nhiều chuyên gia, nhà khoa học.

Tiểu ban đã triển khai nghiêm túc nhiệm vụ Trung ương giao, khẩn trương thực hiện các công việc cần thiết để xây dựng 2 văn kiện quan trọng này, đồng thời bảo đảm phù hợp, kịp thời với chương trình làm việc của Bộ Chính trị, Trung ương, Thủ tướng nhấn mạnh.

Tại Hội nghị Trung ương 10 vào tháng 5 vừa qua, Tiểu ban đã trình đề cương chi tiết, các báo cáo; Trung ương đã cho ý kiến và thông qua. Theo thông báo của Văn phòng Trung ương, Tiểu ban Kinh tế-Xã hội phải xây dựng, hoàn thiện các báo cáo văn kiện gửi xin ý kiến Bộ Chính trị trước ngày 5/9 để trình Hội nghị Trung ương 11.

Trong quá trình xây dựng dự thảo báo cáo, Trưởng Tiểu ban đã yêu cầu Tổ biên tập phải nghiên cứu, tập hợp toàn diện kết quả nghiên cứu của 42 chuyên đề, nội dung của 6 buổi làm việc với các địa phương trong các vùng, các buổi hội thảo, khảo sát và lấy ý kiến chuyên gia trong nước, quốc tế.

Tại cuộc họp với Tổ biên tập, Thường trực Tiểu ban, Thủ tướng đã yêu cầu các báo cáo phải bảo đảm “Đảng chấp nhập, nhân dân khấn phởi, quốc tế đánh giá cao”.

Tổ biên tập đã hoàn thành dự thảo lần 1 các báo cáo, trình Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Tiểu ban ngày 30/7, sau đó tiếp tục hoàn thiện dự thảo lần thứ hai, trình Thường trực Tiểu ban tại cuộc họp ngày 8/8 vừa qua. Trên cơ sở đó, dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng, Tổ biên tập đã hoàn thiện các báo cáo và trình Tiểu ban tại phiên họp toàn thể hôm nay.


Ảnh: VGP/Quang Hiếu


“Tôi đã yêu cầu Tổ biên tập tiếp tục chủ động tổ chức các buổi hội thảo, khảo sát lấy ý kiến rộng rãi, đặc biệt là các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước, tiếp tục hoàn thiện nữa chứ không phải đến đây là xong”. Thủ tướng đề nghị các thành viên Tiểu ban với tinh thần dân chủ thẳng thắn, trách nhiệm, tập trung thảo luận, cho ý kiến cụ thể, ngắn gọn về các dự thảo báo cáo, cả nội dung và cách viết, cả kinh tế và xã hội, quốc phòng, an ninh, tình hình nhân dân. Tinh thần chung là phải đánh giá tình hình đúng, khách quan. Không tô hồng cũng không được bôi đen, phân tích, nhận định sát, đúng thực trạng đất nước trong bối cảnh quốc tế diễn biến phức tạp, khó lường như hiện nay. Đặc biệt là đề ra những định hướng, các giải pháp chủ yếu, tạo đột phá phát triển trong 5 năm, 10 năm tới, đặc biệt dịp 100 năm thành lập Đảng và tầm nhìn đến 2045 kỷ niệm 100 năm thành lập nước.

“Đánh giá tình hình cho đúng, cho sát, đồng thời có khát vọng phát triển, đặc biệt là tinh thần đột phá phát triển, bàn tiến lên chứ không phải bàn lùi, để đưa dân tộc ta có bước phát triển mới”, Thủ tướng nêu rõ. Vì vậy, các thành viên Tiểu ban cần thảo luận, bàn kỹ, thống nhất ý kiến về 7 nội dung chính. Thứ nhất, nhận định, đánh giá kết quả đạt được, trong đó nêu bật các thành tựu, điểm sáng, các nét lớn trong 5 năm, 10 năm qua.

Thứ hai là các tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, bài học kinh nghiệm, trong đó cần đánh giá đúng bản chất những vấn đề còn bất cập, tồn tại, chỉ rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan và bài học rút ra trên các mặt.

Thứ ba là nhìn nhận, đánh giá bối cảnh quốc tế, trong nước thời gian tới, trong đó, đặc biệt chú ý phân tích, dự báo những điểm mới, cả thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức trong và ngoài nước 5 năm, 10 năm tới.

Thứ tư là quan điểm phát triển, trong đó xác định rõ những vấn đề cốt yếu về quan điểm cần thống nhất trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân để tập trung thực hiện.

Thứ năm là mục tiêu chiến lược, bao gồm mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể, trong đó có mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, tầm nhìn 2045. Thứ sáu là các đột phá chiến lược, trong đó lưu ý các điểm mới về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, yếu tố văn hóa, con người và khát vọng vươn lên.

Thứ bảy là phương hướng nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới, trong đó đặc biệt chú ý đến nội dung giải pháp mang tính đột phá, thúc đẩy phát triển trên các lĩnh vực.

“Đồng thời, qua công tác điều hành thực tiễn các lĩnh vực mà các đồng chí phụ trách, tôi đề nghị các đồng chí có ý kiến bổ sung về những vấn đề mới, những ý tưởng đột phá sáng tạo để tạo ra động lực mới cho phát triển kinh tế-xã hội trong thời gian tới”, Thủ tướng nói, bởi đây chưa phải là văn bản cuối cùng, trong quá trình thảo luận, vẫn tiếp tục lấy thêm ý kiến.

Một việc quan trọng là phối hợp với Tiểu ban Văn kiện. Thủ tướng đề nghị Tổ biên tập báo cáo cụ thể về tình hình phối hợp, đặc biệt là việc so sánh, đối chiếu các nội dung liên quan giữa các văn kiện, nhất là đánh giá, nhận định tình hình, quan điểm phát triển, mục tiêu tổng quát, đột phá chiến lược...

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Kinh tế-Xã hội Đại hội XIV của Đảng

Sáng 13/11/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì buổi làm việc với Tiểu ban Kinh tế-Xã hội Đại hội XIV của Đảng.
2024-11-13 14:01:12

Cán bộ Xây dựng Đảng Hải Phòng tập huấn sử dụng phần mềm chuyên ngành

Ngày 12/11, Ban Tổ chức Thành ủy Hải Phòng tổ chức hội nghị tập huấn khai tác sử dụng hệ thống phần mềm chuyên ngành tổ chức Xây dựng Đảng. Đây là nội dung Chương trình hành động số 72-Ctr/TU về “Cải cách hành chính trong các cơ quan Đảng TP.Hải Phòng đến năm 2025”.
2024-11-13 06:46:51

Tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng, nét đẹp trong văn hóa tâm linh của người Việt

Đình làng Khánh Tân thờ Trương Quý Lang Đại Vương. Ngài là hoàng tử thứ 6 con vua Hùng Tạo Vương (Hùng Vương thứ 16). Theo thần phả thì Ngài là người văn võ song toàn và có chí dũng hơn người.
2024-11-13 01:52:13

Bộ trưởng Công an yêu cầu xử lý dứt điểm tình trạng lạng lách, đua xe

Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang yêu cầu Công an TP Hà Nội xử lý dứt điểm tình trạng thanh thiếu niên tụ tập đua xe, lạng lách
2024-11-12 23:42:42

Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại xã Quảng Hải, thị xã Ba Đồn

Chiều ngày 12/11, bà Phạm Thị Giang Hà - Ủy viên Ban Thường vụ thị ủy, Trưởng ban tổ chức thị ủy đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại thôn Vân Nam, xã Quảng Hải, thị xã Ba Đồn.
2024-11-12 16:55:00

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo Thủ tướng lịch nghỉ Tết 9 ngày liên tiếp

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) cho biết, do đặc điểm năm 2025, trước và sau ngày nghỉ Tết Âm lịch đều là thứ Bảy và Chủ nhật, đây đều là ngày nghỉ hằng tuần của công chức, viên chức. Do đó công chức, viên chức được nghỉ 5 ngày nghỉ tết Âm lịch và 4 ngày nghỉ hằng tuần theo đúng quy định.
2024-11-12 11:12:43
Đang tải...