Thương binh làm giàu từ trồng lan
2016-06-27 14:54:24
0 Bình luận
Vượt qua những mất mát, đau thương của chiến tranh và trở về với cuộc sống đời thường, anh thương binh Nguyễn Văn Cu Em (Sáu Em) ngụ tại ấp Trung, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi (TP Hồ Chí Minh) đã sống trong tình yêu thương của đồng đội, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, kiên cường “chiến đấu” trên mặt trận đói nghèo để làm giàu.
Cuộc sống đổi thay
Cứ mỗi sáng sớm, anh thương binh hạng 2/4 Sáu Em lại cần mẫn ra vườn lan cắt từng cành hoa Mokara. Sau khi cắt, anh lại xếp và phân loại thành từng bó theo các màu sắc như trắng, cam, đỏ, vàng... để giao cho bạn hàng. Đây là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình anh từ năm 2009 đến nay.
Gác lại công việc đang làm dở, anh dẫn chúng tôi tham quan thành quả lao động mà bao năm qua anh chăm chút. Đó là vườn lan Mokara tươi xanh rộng gần 1.000 m2, đang giai đoạn cho hoa. “Từ sự hỗ trợ của Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện thông qua nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội là 200 triệu đồng, cộng với ngành nông nghiệp huyện hỗ trợ thêm 500 gốc lan, tôi đã khởi đầu với 4.000 gốc lan. Những năm tháng đầu, vườn lan cho thu nhập chỉ vài triệu đồng/tháng, nhưng đến nay vườn lan của tôi đã lên đến 7.000 gốc, cho thu nhập khoảng 25 triệu đồng/tháng. Cuộc sống gia đình cũng đổi thay, thoát khỏi những ngày tháng cơ cực, nghèo khó”, anh Sáu Em hồ hởi nói.
Bước từng bước khập khiễng bởi một chân của anh đã để lại chiến trường, Sáu Em đến từng gốc lan, quan sát từng chiếc lá, thân, rễ. Vừa chăm chút cho từng gốc lan lớn nhỏ, anh vừa say mê trình bày cách trồng lan. Anh kể, vườn lan được thiết kế thành từng luống, bên trong bỏ vỏ lạc để cung cấp dưỡng chất, giúp lan sớm thích nghi với điều kiện thổ nhưỡng. Lan sau 6 tháng xuống giống đã có thể cắt cành, bán hoa ra thị trường. Để tiết giảm chi phí nuôi trồng, giảm công chăm sóc, vườn lan của anh còn áp dụng hệ thống tưới phun bán tự động. Anh cho biết, để có hệ thống tưới phun này cũng nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước. “Trồng và chăm sóc lan Mokara không khó nhưng đòi hỏi người trồng phải có niềm say mê, cần cù và áp dụng đúng các yêu cầu kỹ thuật. Lan cho hoa quanh năm, mỗi cây trổ 2 - 3 vòi hoa/đợt, khi hoa bung cánh là có thể cắt bán. Được như ngày hôm nay, đều xuất phát từ sự quan tâm giúp đỡ của Nhà nước, của đồng đội và cuối cùng chính là quyết tâm vươn lên của chính bản thân mình”, thương binh Sáu Em chia sẻ.
Từ tình đồng đội
Nhớ lại những ngày tháng xuất ngũ trở về quê hương, mang thương tật trên người, anh Sáu Em bùi ngùi kể lại: “Tôi nhập ngũ năm 1985, chiến đấu tại chiến trường Campuchia ở Sư đoàn 302, đến năm 1987 thì bị thương và phục viên vào năm 1988. Trở về quê hương, tôi lập gia đình, nhưng cuộc sống vô cùng khó khăn. Vợ tôi bôn ba kiếm tiền sinh nhai bằng gánh bánh bò đi từ xóm này qua xóm khác, còn tôi thì đi làm mướn, ai kêu gì thì làm nấy. Nói thật, lúc đó nếu không có sự động viên, giúp đỡ của đồng đội thì không biết tôi sẽ ra sao nữa”.
Rồi niềm tin và nghị lực của một người lính đã giúp anh vượt khó vươn lên khi anh tiếp cận mô hình “liên kết vốn” giữa các cựu binh trong Chi hội CCB. “Nhà nước cho vốn vay ưu đãi, cho mình đi học nghề như trao cho mình “cần câu” để tự thân nuôi sống bản thân và gia đình, thoát khỏi nghèo khó. Còn quỹ “liên kết vốn” của Hội CCB huyện xây dựng như “con cá” để giúp mình vượt qua lúc khó khăn hoặc dùng nguồn tiền đó để xoay xở thêm cho công ăn việc làm. Đó là cái tình của những người lính với nhau”, anh Sáu Em nói.
Anh Sáu Em cho biết, hiện tổ CCB ấp Trung (xã Tân Thông Hội) có hơn 20 hội viên, mỗi người góp nhau khoảng 50.000 đồng/người/tháng; để tạo nguồn vốn nhỏ cho gia đình CCB nào gặp khó khăn. “Những năm còn khó khăn, tôi cũng đã xin lấy số tiền này để giải quyết chuyện gia đình. Sau đó mình tiếp tục góp vào hàng tháng để cho anh em khác cần thì có để giải quyết nhu cầu bức bách tài chính. Cứ như vậy, anh em chúng tôi giúp đỡ nhau để lo chuyện làm ăn, xây sửa nhà, dựng vợ gả chồng cho con cái... Nay điều kiện kinh tế mình ổn rồi thì mình vẫn góp để anh em CCB có hoàn cảnh khó khăn hơn có nguồn tiền trang trải”, anh Sáu Em cho biết.
Cứ mỗi sáng sớm, anh thương binh hạng 2/4 Sáu Em lại cần mẫn ra vườn lan cắt từng cành hoa Mokara. Sau khi cắt, anh lại xếp và phân loại thành từng bó theo các màu sắc như trắng, cam, đỏ, vàng... để giao cho bạn hàng. Đây là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình anh từ năm 2009 đến nay.
Anh Sáu Em, thương binh hạng 2/4 đang sắp xếp những bó hoa lan vừa cắt. |
Gác lại công việc đang làm dở, anh dẫn chúng tôi tham quan thành quả lao động mà bao năm qua anh chăm chút. Đó là vườn lan Mokara tươi xanh rộng gần 1.000 m2, đang giai đoạn cho hoa. “Từ sự hỗ trợ của Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện thông qua nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội là 200 triệu đồng, cộng với ngành nông nghiệp huyện hỗ trợ thêm 500 gốc lan, tôi đã khởi đầu với 4.000 gốc lan. Những năm tháng đầu, vườn lan cho thu nhập chỉ vài triệu đồng/tháng, nhưng đến nay vườn lan của tôi đã lên đến 7.000 gốc, cho thu nhập khoảng 25 triệu đồng/tháng. Cuộc sống gia đình cũng đổi thay, thoát khỏi những ngày tháng cơ cực, nghèo khó”, anh Sáu Em hồ hởi nói.
Anh Sáu Em đang chăm sóc cho cây lan Mokara. |
Bước từng bước khập khiễng bởi một chân của anh đã để lại chiến trường, Sáu Em đến từng gốc lan, quan sát từng chiếc lá, thân, rễ. Vừa chăm chút cho từng gốc lan lớn nhỏ, anh vừa say mê trình bày cách trồng lan. Anh kể, vườn lan được thiết kế thành từng luống, bên trong bỏ vỏ lạc để cung cấp dưỡng chất, giúp lan sớm thích nghi với điều kiện thổ nhưỡng. Lan sau 6 tháng xuống giống đã có thể cắt cành, bán hoa ra thị trường. Để tiết giảm chi phí nuôi trồng, giảm công chăm sóc, vườn lan của anh còn áp dụng hệ thống tưới phun bán tự động. Anh cho biết, để có hệ thống tưới phun này cũng nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước. “Trồng và chăm sóc lan Mokara không khó nhưng đòi hỏi người trồng phải có niềm say mê, cần cù và áp dụng đúng các yêu cầu kỹ thuật. Lan cho hoa quanh năm, mỗi cây trổ 2 - 3 vòi hoa/đợt, khi hoa bung cánh là có thể cắt bán. Được như ngày hôm nay, đều xuất phát từ sự quan tâm giúp đỡ của Nhà nước, của đồng đội và cuối cùng chính là quyết tâm vươn lên của chính bản thân mình”, thương binh Sáu Em chia sẻ.
Ông Khâu Sĩ Nam, Chủ tịch Hội CCB huyện Củ Chi, cho biết mô hình quỹ “liên kết vốn” này hình thành từ năm 1993 do Hội CCB huyện Củ Chi phát động. Đến nay, toàn huyện có 270 tổ “liên kết vốn” với gần 3.500 hội viên tham gia với tổng số vốn xoay vòng lên đến khoảng 10 tỷ đồng. Theo ông Nam, mô hình này đã giúp hàng ngàn cựu chiến binh có hoàn cảnh khó khăn như gia đình anh Sáu Em thoát nghèo, thậm chí vươn lên làm giàu.
Từ tình đồng đội
Nhớ lại những ngày tháng xuất ngũ trở về quê hương, mang thương tật trên người, anh Sáu Em bùi ngùi kể lại: “Tôi nhập ngũ năm 1985, chiến đấu tại chiến trường Campuchia ở Sư đoàn 302, đến năm 1987 thì bị thương và phục viên vào năm 1988. Trở về quê hương, tôi lập gia đình, nhưng cuộc sống vô cùng khó khăn. Vợ tôi bôn ba kiếm tiền sinh nhai bằng gánh bánh bò đi từ xóm này qua xóm khác, còn tôi thì đi làm mướn, ai kêu gì thì làm nấy. Nói thật, lúc đó nếu không có sự động viên, giúp đỡ của đồng đội thì không biết tôi sẽ ra sao nữa”.
Rồi niềm tin và nghị lực của một người lính đã giúp anh vượt khó vươn lên khi anh tiếp cận mô hình “liên kết vốn” giữa các cựu binh trong Chi hội CCB. “Nhà nước cho vốn vay ưu đãi, cho mình đi học nghề như trao cho mình “cần câu” để tự thân nuôi sống bản thân và gia đình, thoát khỏi nghèo khó. Còn quỹ “liên kết vốn” của Hội CCB huyện xây dựng như “con cá” để giúp mình vượt qua lúc khó khăn hoặc dùng nguồn tiền đó để xoay xở thêm cho công ăn việc làm. Đó là cái tình của những người lính với nhau”, anh Sáu Em nói.
Anh Sáu Em cho biết, hiện tổ CCB ấp Trung (xã Tân Thông Hội) có hơn 20 hội viên, mỗi người góp nhau khoảng 50.000 đồng/người/tháng; để tạo nguồn vốn nhỏ cho gia đình CCB nào gặp khó khăn. “Những năm còn khó khăn, tôi cũng đã xin lấy số tiền này để giải quyết chuyện gia đình. Sau đó mình tiếp tục góp vào hàng tháng để cho anh em khác cần thì có để giải quyết nhu cầu bức bách tài chính. Cứ như vậy, anh em chúng tôi giúp đỡ nhau để lo chuyện làm ăn, xây sửa nhà, dựng vợ gả chồng cho con cái... Nay điều kiện kinh tế mình ổn rồi thì mình vẫn góp để anh em CCB có hoàn cảnh khó khăn hơn có nguồn tiền trang trải”, anh Sáu Em cho biết.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Theo Tin Tức