VCBS ước tính nợ xấu Sacombank là 59.426 tỷ, chiếm 29,9% tổng dư nợ
2017-06-01 08:52:37
0 Bình luận
VCBS ước tính nợ xấu thực tế của Sacombank là 59.426 tỷ đồng, chiếm 29,9% tổng dư nợ. Ngoài ra, VCBS cũng lưu ý thêm phần dự thu lãi đang được khoanh vùng và dự kiến phân bổ trong các năm tới là 20.387 tỷ đồng.
Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) mới đây đã đưa ra góc nhìn về cổ phiếu STB cũng như Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank).
Về nợ xấu, VCBS đánh giá, thực trạng nợ xấu Sacombank còn nhiều thử thách. Tại thời điểm 31/12/2016, số dư nợ xấu theo báo cáo của Sacombank là 13.745 tỷ đồng (chiếm 6,9% tổng dư nợ).
Nếu cộng cả số dư nợ xấu đã bán cho VAMC và 1 số khoản phải thu xấu từ Ngân hàng Phương Nam (đang được ghi nhận là nợ tiêu chuẩn), VCBS ước tính tổng giá trị nợ xấu của Sacombank là 59.426 tỷ đồng (chiếm 29,9% tổng dư nợ).
Ngoài ra, VCBS cũng lưu ý thêm phần dự thu lãi đang được khoanh vùng và dự kiến phân bổ trong các năm tới là 20.387 tỷ đồng.
Về diễn biến mới liên quan đến đề án tái cơ cấu Sacombank, VCBS tóm tắt lại 5 điểm chính.
Thứ nhất, về trái phiếu VAMC, NHNN cho phép Sacombank thực hiện trích lập dự phòng theo năng lực tài chính trong thời gian 10 năm.
Thứ hai, về các tài sản tồn đọng, NHNN cho phép Sacombank bán nợ theo giá trị thị trường, trường hợp giá bán nợ thấp hơn dư nợ gốc thì chênh lệch được phân bổ dần vào chi phí hoạt động kinh doanh trong thời gian tối đa 5 năm
Thứ ba, đối với dự phòng rủi ro tín dụng, cho phép Sacombank trích lập và phân bổ dự phòng rủi ro tín dụng theo năng lực tài chính
Thứ tư, về lãi dự thu, NHNN cho phép Sacombank khoanh lãi dự thu trên BCTC đến thời điểm 31/12/2015 và phân bổ vào chi phí hoạt động kinh doanh theo năng lực tài chính trong thời gian tối đa 10 năm.
Cuối cùng, với các khoản đầu tư góp vốn mua cổ phần vượt 11% vốn điều lệ công ty hoặc sở hữu chéo, NHNN chấp thuận lộ trình xử lý dần dần theo đề án tiến tới đảm bảo các quy định pháp luật.
VCBS đánh giá, đề án tái cơ cấu Sacombank được thông qua đánh dấu 1 bước quan trọng trong quá trình tái cơ cấu của Sacombank. Theo đó, VCBS nhận định, nội dung đề án bao gồm các phương án “khá ưu đãi” cho Sacombank so với đa số ngành ngân hàng (1 số phương án thậm chí vẫn đang được thảo luận tại Quốc hội theo dự thảo luật mới) cho thấy sự hỗ trợ khá lớn từ phía Chính phủ và NHNN.
Bên cạnh đó, VCBS cho rằng, phương án bán nợ theo giá trị thị trường, và bối cảnh thị trường bất động sản phục hồi so với mức đáy của năm 2012-2013 có thể đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu tại Sacombank.
Thứ ba, Sacombank đã chính thức chấm dứt thời gian chờ đợi (1,5 năm từ tháng 10/2015), để bắt tay vào quá trình tái cơ cấu. VCBS nhìn nhận, các động thái gần đây cho thấy quyết tâm khá rõ từ phía ban lãnh đạo ngân hàng: đặt kế hoạch thực hiện trích lập nhanh trong vòng 3 năm đầu, thành lập trung tâm xử lý nợ, hoạt động tìm kiếm đối tác để bán và xử lý tài sản đảm bảo đã được khởi động từ năm 2016…
Về nợ xấu, VCBS đánh giá, thực trạng nợ xấu Sacombank còn nhiều thử thách. Tại thời điểm 31/12/2016, số dư nợ xấu theo báo cáo của Sacombank là 13.745 tỷ đồng (chiếm 6,9% tổng dư nợ).
Tỷ lệ nợ xấu thực tế của Sacombank là 29,9%, theo tính toán của VCBS |
Nếu cộng cả số dư nợ xấu đã bán cho VAMC và 1 số khoản phải thu xấu từ Ngân hàng Phương Nam (đang được ghi nhận là nợ tiêu chuẩn), VCBS ước tính tổng giá trị nợ xấu của Sacombank là 59.426 tỷ đồng (chiếm 29,9% tổng dư nợ).
Ngoài ra, VCBS cũng lưu ý thêm phần dự thu lãi đang được khoanh vùng và dự kiến phân bổ trong các năm tới là 20.387 tỷ đồng.
Về diễn biến mới liên quan đến đề án tái cơ cấu Sacombank, VCBS tóm tắt lại 5 điểm chính.
Thứ nhất, về trái phiếu VAMC, NHNN cho phép Sacombank thực hiện trích lập dự phòng theo năng lực tài chính trong thời gian 10 năm.
Thứ hai, về các tài sản tồn đọng, NHNN cho phép Sacombank bán nợ theo giá trị thị trường, trường hợp giá bán nợ thấp hơn dư nợ gốc thì chênh lệch được phân bổ dần vào chi phí hoạt động kinh doanh trong thời gian tối đa 5 năm
Thứ ba, đối với dự phòng rủi ro tín dụng, cho phép Sacombank trích lập và phân bổ dự phòng rủi ro tín dụng theo năng lực tài chính
Thứ tư, về lãi dự thu, NHNN cho phép Sacombank khoanh lãi dự thu trên BCTC đến thời điểm 31/12/2015 và phân bổ vào chi phí hoạt động kinh doanh theo năng lực tài chính trong thời gian tối đa 10 năm.
Cuối cùng, với các khoản đầu tư góp vốn mua cổ phần vượt 11% vốn điều lệ công ty hoặc sở hữu chéo, NHNN chấp thuận lộ trình xử lý dần dần theo đề án tiến tới đảm bảo các quy định pháp luật.
VCBS đánh giá, đề án tái cơ cấu Sacombank được thông qua đánh dấu 1 bước quan trọng trong quá trình tái cơ cấu của Sacombank. Theo đó, VCBS nhận định, nội dung đề án bao gồm các phương án “khá ưu đãi” cho Sacombank so với đa số ngành ngân hàng (1 số phương án thậm chí vẫn đang được thảo luận tại Quốc hội theo dự thảo luật mới) cho thấy sự hỗ trợ khá lớn từ phía Chính phủ và NHNN.
Bên cạnh đó, VCBS cho rằng, phương án bán nợ theo giá trị thị trường, và bối cảnh thị trường bất động sản phục hồi so với mức đáy của năm 2012-2013 có thể đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu tại Sacombank.
Thứ ba, Sacombank đã chính thức chấm dứt thời gian chờ đợi (1,5 năm từ tháng 10/2015), để bắt tay vào quá trình tái cơ cấu. VCBS nhìn nhận, các động thái gần đây cho thấy quyết tâm khá rõ từ phía ban lãnh đạo ngân hàng: đặt kế hoạch thực hiện trích lập nhanh trong vòng 3 năm đầu, thành lập trung tâm xử lý nợ, hoạt động tìm kiếm đối tác để bán và xử lý tài sản đảm bảo đã được khởi động từ năm 2016…
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Theo Kình Dương/VNF