Đã tròn một năm, kể từ ngày 26/7/2021, tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tuyên thệ nhậm chức trước đồng bào cử tri nhân dân cả nước. Một năm với nhiều thách thức, nhưng cũng là một năm ghi nhận những dấu ấn tạo sức bật của một Chính phủ hành động.

Trong một năm qua, Thủ tướng cùng các thành viên Chính phủ dưới sự lãnh đạo của Đảng đã kịp thời tháo gỡ các vướng mắc mang tính quyết định, đưa nền kinh tế vượt sóng gió dịch COVID-19 và ảnh hưởng bất ổn của căng thẳng chính trị trên thế giới.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì sơ kết công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong đợt bùng phát lần thứ 4. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Sự khởi đầu mang tính quyết định, chính là quyết tâm đi đôi với hành động, thực hiện một loạt các giải pháp quyết liệt để “phủ sóng vaccine” trên cả nước. Từ đây tạo niềm tin cho nhân dân, doanh nghiệp, các nhà đầu tư nước ngoài về Việt Nam hoàn toàn có thể kiểm soát được dịch bệnh trong mọi tình huống.

“Phải nhập khẩu được vaccine nhiều nhất, sớm nhất có thể. Khó khăn là khan hiếm trên toàn cầu nhưng không vì khó khăn mà chúng ta ngồi im” – Thủ tướng Phạm Minh đã đặt ra yêu cầu với các thành viên Chính phủ khi Việt Nam đạt tỷ lệ tiêm vaccine thấp so với nhiều nước trên thế giới.

“Không ngồi im” cũng là tinh thần, ý chí hành động, chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong các quyết định có ý nghĩa quan trọng với đất nước, nền kinh tế. Cũng chính vì tinh thần này, các nhà đầu tư nước ngoài đã đánh giá cao các cuộc đối thoại của Chính phủ; trong đó Thủ tướng khẳng định thành công của các nhà đầu tư nước ngoài là thành công của Việt Nam, mất mát, thiệt thòi của các nhà đầu tư cũng là mất mát, thiệt thòi của Việt Nam; đồng thời thực hiện lộ trình thích ứng an toàn với dịch bệnh trong mọi điều kiện để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp ứng phó với dịch bệnh.

Trong một năm qua, Thủ tướng cùng các thành viên Chính phủ dưới sự lãnh đạo của Đảng đã kịp thời tháo gỡ các vướng mắc mang tính quyết định, đưa nền kinh tế vượt sóng gió dịch COVID-19 và ảnh hưởng bất ổn của căng thẳng chính trị trên thế giới.

Có thể khẳng định, tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt một năm qua của Thủ tướng chính là lan tỏa tới toàn xã hội ý chí quyết tâm, tự lực tự cường từ mỗi cá nhân tạo sức mạnh đoàn kết để vượt qua các thách thức, trở ngại.

Những con số đạt được trong nửa đầu năm 2022 đã minh chứng cho sự nỗ lực của toàn hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, người dân. Đó là kinh tế phục hồi toàn diện, tăng trưởng GDP đạt mức ấn tượng 6,42%, cao hơn tốc độ tăng 2,04% của cùng kỳ năm 2020 và tốc độ tăng 5,74% của cùng kỳ năm 2021, 44/63 tỉnh, thành phố tăng trưởng trên 6%.

Đã có hàng trăm cuộc làm việc với các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức trong và ngoài nước, tại các diễn đàn, hội nghị, hội thảo tầm khu vực, thế giới, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khơi gợi, lan tỏa tinh thần một Việt Nam tự lực, tự cường quyết liệt vượt qua khó khăn.

Phó Giáo sư, tiến sỹ Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhìn nhận “Để Việt Nam trụ hạng trong bối cảnh “giông bão” vừa qua, Chính phủ đã thể hiện bản lĩnh kiên cường, năng lực điều hành “dĩ bất biến, ứng vạn biến,” linh hoạt, nhạy bén, quyết đoán trong chính sách và quyết liệt hành động.

  • Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì sơ kết công tác phòng, chống dịch trong đợt bùng phát lần thứ 4

  • Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì sơ kết công tác phòng, chống dịch trong đợt bùng phát lần thứ 4

  • Long An: Tiêm vaccine mũi 2 cho lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch COVID-19

  • Khu công nghiệp Bắc Ninh kích hoạt phòng, chống dịch COVID-19 ở mức cao nhất

  • Đức trao tặng Việt Nam thiết bị y tế chống dịch COVID-19

  • CẢ NƯỚC NỖ LỰC VƯỢT QUA ĐẠI DỊCH COVID-19

  • MỖI NGƯỜI DÂN LÀ MỘT CHIẾN SỸ, MỖI XÃ PHƯỜNG LÀ MỘT PHÁO ĐÀI – HÀ NỘI KIÊN CƯỜNG CHỐNG DỊCH COVID-19

  • MỖI NGƯỜI DÂN LÀ MỘT CHIẾN SỸ, MỖI XÃ PHƯỜNG LÀ MỘT PHÁO ĐÀI – HÀ NỘI KIÊN CƯỜNG CHỐNG DỊCH COVID-19

 

Đích thân Thủ tướng đi vào các tâm dịch, các trung tâm kinh tế lớn để nắm bắt, lắng nghe tâm tư của người dân, người lao động, doanh nghiệp kịp thời đưa ra các chính sách hỗ trợ, thúc đẩy kinh tế trong bối cảnh khó khăn.

Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội mà Chính phủ đang triển khai được các chuyên gia kinh tế trong nước, các tổ chức nước ngoài đánh giá không chỉ có ý nghĩa sau đại dịch mà còn trong thời điểm Việt Nam có thể tận dụng thời cơ để bứt lên.

Không chỉ là những quyết sách nỗ lực đẩy lùi tác động từ dịch bệnh, từ ảnh hưởng của bất ổn tình hình thế giới, người đứng đầu Chính phủ cũng tỏ rõ sự cương quyết xử lý trước những sai trái, vi phạm pháp luật của một bộ phận có thể gây tổn hại cho người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư chân chính và cả nền kinh tế. Đó là hành vi thao túng thị trường chứng khoán, tung tin đồn, tin giả, sai phạm huy động trái phiếu doanh nghiệp, gây phiền nhiễu người dân, doanh nghiệp…Gỡ vướng mắc, dọn chông gai, đó là lời cam kết bằng hành động, là lời cam kết đi từ trái tim về quyết tâm xây dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh, bền vững.

Xuất khẩu Việt Nam tiến gần mốc 400 tỷ USD trong năm 2022

Xuất khẩu Việt Nam tiến gần mốc 400 tỷ USD trong năm 2022

Thành phố Hồ Chí Minh: Sản lượng hàng hóa qua cảng biển Việt Nam đạt 371 triệu tấn trong nửa đầu năm 2022

Phục hồi và phát triển kinh tế xã hội: 6 tháng đầu năm 2022, Công ty Trường Xuân đạt doanh thu xuất khẩu tăng 20%

Chặng đường phía trước vẫn còn dài, Việt Nam đang đối phó những thách thức từ diễn biến khó lường của dịch bệnh; giá cả nguyên, nhiên vật liệu, chi phí logistics tăng vọt do ảnh hưởng từ thế giới gây áp lực lên kiềm chế lạm phát; hậu quả từ các gói kích thích kinh tế của các quốc gia lớn đang gây nên sự “nhảy múa” của các đồng ngoại tệ tác động trực tiếp đến xuất nhập khẩu, thương mại; tình hình giải ngân vốn đầu tư công chưa có sự đột phá lớn…Tuy nhiên, những thành quả mà Chính phủ hành động đã làm được trong một năm qua đã và đang lan tỏa một niềm tin: thách thức nào rồi cũng sẽ vượt qua!

Dấu ấn một Chính phủ hành động đã tạo được niềm tin và đang lan tỏa những năng lượng tích cực lên toàn xã hội. Nhưng nếu chỉ với bản lĩnh, quyết tâm hành động, quyết đoán trong điều hành của Thủ tướng Chính phủ là chưa đủ.

Hơn lúc nào hết, tinh thần trách nhiệm, ý chí tự lực tự cường của người đứng đầu mỗi cấp cần phải được đề cao hơn nữa. Cùng với đó là sự đoàn kết, đồng lòng, tự lực của các tổ chức kinh tế-xã hội, cộng đồng doanh nghiệp, người dân. Chỉ khi đó, sự lan tỏa mới có thể tạo nên sức mạnh của khối đoàn kết./.

Tân Cảng Sài Gòn –cảng hiện đại và lớn nhất Việt Nam với thị phần container xuất nhập khẩu chiếm trên 90% khu vực phía Nam và hơn 60% thị phần cả nước. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)