Năm 2022 là năm có ý nghĩa hết sức quan trọng, là năm mà chúng ta không chỉ phải vượt qua những khó khăn, thách thức mang tính ngắn hạn, mà còn phải tạo dựng được nền tảng cho phát triển của nền kinh tế - xã hội trong trung và dài hạn nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm, 2021-2030 và trước hết là trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, 2021-2025.
Đứng trước yêu cầu đó, tiếp nối các chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các ngành, các khu vực kinh tế, cho doanh nghiệp và người dân, được triển khai trong các năm 2020 và 2021, Bộ Chính trị đã chỉ đạo và giao nhiệm vụ cho Chính phủ nghiên cứu, xây dựng Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2022-2023.
Kỳ họp bất thường của Quốc hội khóa XV mới đây đã thông qua Nghị quyết hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội với gói chính sách tài khóa, tiền tệ lớn nhất từ trước tới nay, gần 350 nghìn tỷ đồng. Nghị quyết đã nêu rõ mục tiêu là phục hồi phát triển nhanh hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy các động lực tăng trưởng, ưu tiên một số ngành, lĩnh vực quan trọng, phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng bình quân 6,5-7%/năm trong giai đoạn 2021-2025.
Có thể nói, “tư tưởng đã thông và thống nhất ở tất cả các cấp, các ngành từ Trung ương tới địa phương; quyết tâm chính trị đã cao”, điều cần thiết bây giờ chính là kế hoạch hành động cụ thể để thực thi hiệu quả, hiện thực hóa các mục tiêu đề ra; để tăng cường công tác quản trị và theo dõi, giám sát quá trình thực thi, bảo đảm đúng quan điểm, mục tiêu, công khai, minh bạch, hiệu quả, khả thi và tiến độ; không để trục lợi chính sách.
Đối với các doanh nghiệp ngành nông nghiệp, kể cả doanh nghiệp lớn, hầu hết phải bao tiêu sản phẩm cho người nông dân. Tuy nhiên, một cái khó của họ là việc tiếp cận tín dụng, với gói lần này là sự hỗ trợ thực sự cần thiết. Kể cả doanh nghiệp lớn cũng mong muốn tiếp cận tín dụng, tôi mong chương trình này tạo cơ hội đó cho doanh nghiệp.
Đối với người nông dân, chúng ta hay có tầng lớp thương lái tới tận vùng để thu mua, đôi khi lực lượng này chi phối về giá cả. Do đó, người nông dân cần một thiết chế tài chính vi mô, khi họ cần nguồn vốn bức bách mà không cần tín chấp. Đây là điều rất cần quan tâm. Dù nhỏ nhưng họ cần được làm chủ về tài chính.
Hiện nay, Việt Nam rất cần có các cụm logistics và cần 2-3 năm để các đại bàng kết hợp với chim sẻ để xây dựng. Một khi các cụm logistics hình thành, doanh nghiệp nhỏ cũng hoàn toàn có khả năng để cạnh tranh sòng phẳng với các doanh nghiệp cùng ngành trên thế giới.
Cần lưu ý, xuất khẩu hiện nay gặp vấn đề do không có container và chi phí đường thủy cao. Tôi cho rằng cần tháo gỡ vấn đề này. Một nước xuất khẩu 48,5 tỷ USD sản phẩm nông nghiệp nhưng lại chưa có đội tàu chuyên chở, chưa có nền công nghiệp tàu thủy, chưa có cảng đặc thù nên rất khó khăn.
Do đó, về lâu dài, không thể chấp nhận thực tế là một xe chở thanh long đi từ Bình Thuận lên Lạng Sơn để xuất khẩu. Kể cả trong điều kiện không có dịch bệnh thì chi phí cũng rất lớn. Tôi kỳ vọng, với gói hỗ trợ lần này, các đại biểu Quốc hội góp thêm tiếng nói để cộng đồng doanh nghiệp và người nông dân được thụ hưởng.
Có nhiều tiềm năng để Việt Nam phát triển trong thời gian tới. Điển hình như việc làm tốt chuyển đổi số sẽ mang lại nhiều cơ hội để bứt phá trong thời gian tới. Một cơ hội nữa rất quan trọng chính là sự đồng thuận phối hợp hiện nay đã tốt hơn trước rất nhiều.
Hơn nữa, chính sách được ban hành cấp tốc. Chỉ có hai tháng rưỡi mà ra được chương trình tuyệt vời như thế, nên đã có niềm tin với doanh nghiệp và người dân. Kinh nghiệm quốc tế cho rằng rất đáng tham khảo cách làm của Việt Nam trong hai tháng vừa qua.
Về thách thức, ngoài những rủi ro nhiều chuyên gia đã nhắc đến, tôi cho rằng Chính phủ cũng phải để tâm tới hai vấn đề.
Thứ nhất, thiếu sự nhất quán giữa bộ này ngành kia, địa phương này địa phương kia. Địa phương thiếu nhất quán thì nền kinh tế khó phục hồi, Thủ tướng nhiều lần quán triệt rồi, chúng ta phải làm sao nhất quán hơn.
Thứ hai, ta đang phục hồi nhưng không đều và có sự phân tán rõ rệt. Chẳng hạn, có địa phương tốt như Hải Phòng, nhưng có địa phương thì rất khó khăn. Có ngành tốt, có ngành thì khó khăn như du lịch, vận tải. Sự phân hóa rất rõ. Đó là bài toán khó.
Thời gian qua Việt Nam đã rất nỗ lực để hòa mình vào dòng chảy kinh tế thế giới. Những thay đổi này có thể nhìn thấy rõ qua kim ngạch thương mại vẫn tăng trưởng dù phải chịu nhiều khó khăn do Covid-19 đem lại.
Bước sang năm 2022, mọi người đều kỳ vọng vào việc chương trình sẽ tạo ra cú hích cho nền kinh tế. Bộ Công Thương cũng rất mong muốn để phát huy tối đa hiệu quả chương trình.
Trong hội nghị tổng kết vừa qua của Bộ Công Thương, một đại diện doanh nghiệp có nêu rằng: “Hãy coi doanh nghiệp là đối tác chứ đừng coi là đối tượng”. Tôi rất tâm đắc với ý kiến này. Tất nhiên chúng tôi cũng đã rất cố gắng đồng hành với doanh nghiệp nhưng thời gian tới, để tốt hơn nữa, chúng tôi có thể sát sao hơn để hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng cần phải tận dụng tốt các hiệp định. Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần tự chủ về mọi mặt, sau đó tìm hiểu các thông tin về thị trường như: nhu cầu chất lượng, đối tượng khách hàng, vươn lên tiêu chuẩn mới cao hơn…
Liên quan đến sự phối hợp giữa các bộ. Điển hình như sự ùn ứ nông sản được nhắc tới khá nhiều, mà trên thực thế không phải chỉ xuất hiện ở năm nay. Để hạn chế tình trạng này, cần phải có sự phối hợp giữa Bộ Công Thương với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc tổ chức sản xuất nông sản để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Đồng thời, chúng ta không thể luôn coi Trung Quốc là thị trường dễ dãi. Họ ngày càng yêu cầu cao về mặt chất lượng, cũng như truy xuất nguồn gốc. Như vậy, chúng ta phải làm sao để đáp ứng được những yêu cầu đó.
Trước cơ hội và thách thức đan xen trong năm 2022, Hải Phòng dự kiến triển khai sáu giải pháp trọng tâm để tiếp tục phát triển bứt phá về kinh tế - xã hội.
Thứ nhất, chủ động từ sớm, từ xa trong việc xây dựng các kế hoạch, kịch bản để ứng phó kịp thời, linh hoạt, sáng tạo trong mọi tình huống dịch bệnh. Thực hiện bằng được “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa phục hồi, phát triển kinh tế; tạo môi trường đầu tư ổn định, an toàn để doanh nghiệp yên tâm sản xuất, kinh doanh.
Thứ hai, tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế theo định hướng phát triển ba trụ cột chủ yếu: công nghiệp công nghệ cao, cảng biển - logistics, du lịch - thương mại.
Thứ ba, tập trung phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng khu công nghiệp, triển khai quyết liệt các thủ tục đầu tư, nhất là giải phóng mặt bằng, sẵn sàng các điều kiện để thu hút làn sóng đầu tư mới.
Thứ tư, tiếp tục đẩy mạnh công tác hỗ trợ doanh nghiệp, xem đây nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt.
Thứ năm, tập trung phát triển thị trường lao động và lực lượng lao động; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư...
Thứ sáu, đẩy mạnh thực hiện Chương trình chuyển đổi số thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, coi đây là “chìa khóa” để thích ứng và vượt qua thách thức do dịch Covid-19.
Để hỗ trợ phục hồi ngành du lịch bị ảnh hưởng nặng nề trong đại dịch Covid-19, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang chú trọng các nhóm giải pháp khác như: tăng cường hoạt động truyền thông, quảng bá xúc tiến du lịch, ứng dụng công nghệ thông tin trong du lịch; đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số trong ngành; hỗ trợ doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình phục hồi, cơ cấu lại doanh nghiệp du lịch… Cùng với đó là đa dạng sản phẩm du lịch đáp ứng xu hướng mới của thị trường, phát triển sản phẩm mới, làm mới sản phẩm hiện có để phù hợp với nhu cầu đã thay đổi do tác động của dịch Covid-19.
Một nhóm giải pháp quan trọng nữa là hỗ trợ phát triển, cơ cấu lại nguồn lực phát triển du lịch. Theo đó, phát triển nguồn nhân lực du lịch đóng vai trò quan trọng cho sự phục hồi trong ngắn hạn, phục vụ phát triển du lịch bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh trong dài hạn.
Chúng tôi cho rằng cần có kế hoạch, đầu tư đánh giá lại nguồn nhân lực du lịch; đầu tư đào tạo, đào tạo lại lao động nghề phục vụ hoạt động kinh doanh khách sạn, lữ hành, hướng dẫn viên.
Chúng tôi đề xuất cần coi du lịch là lĩnh vực trọng tâm ưu tiên với quy mô đủ lớn, thời gian đủ dài, phạm vi đủ rộng, lấy lại đà tăng trưởng cho ngành. Từ đó, tiếp tục hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp, hỗ trợ người lao động ngành du lịch; có các cơ chế, chính sách mới, ưu tiên, theo hướng tạo thuận lợi cho ngành du lịch tiếp tục phát triển.
Với May 10, chúng tôi làm gì cũng làm ngay và luôn. Do đó, chúng tôi kỳ vọng gói hỗ trợ phục hồi kinh tế lần này cũng được triển khai nhanh chóng, kịp thời. Đây chính là điều mà doanh nghiệp và người lao động cần nhất. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng kỳ vọng chính sách phải gắn liền với ngành nghề để mang lại hiệu quả cao nhất.
Năm nay, May 10 tròn 76 năm thành lập. Chúng tôi đại diện cho ngành dệt may với 2,8 triệu lao động. Lực lượng này nếu không được bảo toàn trong năm 2020-2021 mà tràn ra đường thì Nhà nước lo cũng khó. Do đó, bản thân nội tại doanh nghiệp phải tự sống, sau đó mới cần Nhà nước hỗ trợ. Nhà nước giúp doanh nghiệp là giúp dân.
Với gói hỗ trợ tài khoá và tiền tệ gần 350.000 tỷ đồng này, chúng tôi đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ. Năm 2022, chúng tôi quan tâm nhiều nhất tới gói hỗ trợ liên quan gói hỗ trợ lãi suất. Cho vay vốn giá rẻ là nguồn quý cho doanh nghiệp, còn giảm VAT là sự hỗ trợ sát sườn cho doanh nghiệp. Chủ trương, cơ chế đã có rồi, giờ đây chúng tôi mong chính sách sớm được đưa vào thực thi bởi đã sắp hết tháng Một rồi.
Kể từ tháng 9/2021 đến nay, dịch bệnh đã có xu hướng giảm ở châu Á và độ phủ vaccine tăng lên. Đồng thời, các hoạt động kinh tế trong khu vực đã được phục hồi. Điều may mắn là chuỗi cung ứng khu vực ít bị đứt gãy đã cho phép các nước châu Á tận dụng được cơ hội của sự phục hồi kinh tế toàn cầu, kiềm chế được sức ép lạm phát gián tiếp gây ra do thiếu nguồn cung vì sự đứt gãy của chuỗi cung ứng. Lạm phát khu vực dự báo khoảng 2,1% năm 2021 và 2,7% năm 2022.
Tương tự khu vực, tốc độ tiêm vaccine của Việt Nam rất nhanh. Tính tới thời điểm hiện tại, độ phủ vaccine đối với người trên 18 tuổi được tiêm 1 mũi đã lên tới con số 100%, nhóm đứng đầu trên thế giới. Nhìn chung, kiểm soát dịch bệnh và độ phủ vaccine vẫn là các yếu tố quyết định cho phục hồi kinh tế.
Động lực cho sự tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2022 gồm: sản xuất công nghiệp dần khôi phục; tiếp tục hưởng lợi từ các hiệp định thương mại; kinh tế số phát triển; chương trình phục hồi kinh tế sắp diễn ra.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý thêm các rủi ro như: dịch Covid-19 diễn biến khác; lạm phát; nợ xấu tăng; thị trường lao động phục hồi chậm; môi trường kinh doanh chưa thực sự cải thiện; thị trường tài chính thế giới mất ổn định; Trung Quốc tăng trưởng chậm lại…
Với gói hỗ trợ phục hồi kinh tế lần này, kỳ vọng của chúng tôi không chỉ là những hỗ trợ trực tiếp cho ngành hàng không, mà còn tạo ra thị trường và thúc đẩy phát triển cho tất cả ngành nghề khác. Việc hỗ trợ cho nền kinh tế và tất cả ngành nghề chính là tạo điều kiện cho chúng tôi phục hồi và phát triển. Ngoài ra, chúng tôi cũng đặt niềm tin vào “ngôi sao hy vọng” liên quan tới hạ tầng. Bởi lẽ với ngành hàng không, hạ tầng vô cùng quan trọng. Cần ưu tiên mở lại hoạt động hàng không để tạo điều kiện cho các ngành khác phục hồi.
Thời gian tới, Vietnam Airlines đặt mục tiêu và xác định tái cơ cấu doanh nghiệp là nhiệm vụ, là cơ hội duy nhất và quan trọng để tồn tại và phát triển.
Tái cơ cấu ở đây liên quan tới sự thích ứng và chủ động. Trong đó, để thích ứng phù hợp với điều kiện thị trường, tùy theo diễn biến dịch, chúng tôi đã điều chỉnh nguồn lực từ vận tải hành khách sang vận tải hàng hóa, đã chuyển 12 tàu bay chở khách thành chở hàng, vì thế dù số chuyến bay chở khách giảm đi nhưng doanh thu hàng hóa tăng 17%.
Trong vận tải hành khách, chúng tôi cũng thích ứng điều chỉnh nguồn lực phù hợp với việc mở mới 22 đường bay nội địa. Về mặt thị trường, chúng tôi mở rộng hoạt động kinh doanh khác như mở thêm hai sàn thương mại điện tử liên quan đến bán các tour du lịch. Trong tổ chức, quan trọng là giảm đầu mối, nhân sự để tiết kiệm chi phí tiền lương, nhưng cũng đưa các chính sách ra đến thị trường nhanh nhất. Về vấn đề vốn, để chuẩn bị dòng tiền cho phát triển các giai đoạn sau, chúng tôi đã phát hành cổ phiếu, hỗ trợ lãi suất. Song song với đó, chúng tôi tiến hành tái cơ cấu, bán các tàu bay cũ, tạo dòng tiền mới, giảm chi phí sửa chữa, tái cơ cấu các danh mục đầu tư, quỹ đất đai.
Nguồn VnEconomy