69 NĂM NHÌN LẠI TỪ MỐC SON LỊCH SỬ GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ

10/10/1954

MỐC SON LỊCH SỬ

Với cuộc chiến đấu 60 ngày đêm vô cùng oanh liệt, Hà Nội đã mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc, kìm chân và tiêu hao sinh lực địch, tạo điều kiện để cơ quan đầu não và các lực lượng kháng chiến của ta tạm rút khỏi Hà Nội an toàn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ do Trung ương giao. Sau 9 năm chiến đấu ngoan cường, thông minh, gan dạ, đầy sáng tạo của quân và dân ta, đặc biệt là sau thất bại trong trận quyết chiến chiến lược tại Điện Biên Phủ năm 1954, thực dân Pháp buộc phải ký Hiệp định Giơnevơ (20-7-1954) công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia; chấp nhận rút quân khỏi miền Bắc Việt Nam.

Theo Hiệp định Giơnevơ, Hà Nội nằm trong khu vực tập kết 80 ngày của địch. Biết trước âm mưu của Pháp lợi dụng thời gian này để phá hoại các cơ sở kinh tế, văn hóa của ta, lôi kéo người di cư vào Nam, làm cho Hà Nội trở thành trống rỗng, mọi công việc bị đình trệ. Chúng ta đã chủ động có kế hoạch đề phòng, đấu tranh, đồng thời chuẩn bị lực lượng về mọi mặt để tiếp quản Thủ đô một cách trọn vẹn.

Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và trực tiếp là Đảng ủy tiếp quản, các tầng lớp nhân dân Thủ đô, nòng cốt là công nhân, tự vệ các nhà máy, xí nghiệp, công sở, đã đấu tranh quyết liệt với địch, bảo vệ gần như nguyên vẹn máy móc, thiết bị, hồ sơ, nguyên vật liệu; đồng thời đấu tranh chống địch cưỡng ép di cư vào Nam. Cùng thời gian này, cuộc đấu tranh của ta trên bàn Hội nghị ngoại giao ở Phù Lỗ cũng giành thắng lợi, buộc thực dân Pháp phải chuyển giao thành phố cho ta theo đúng nguyên tắc đã quy định tại Hiệp định Giơnevơ.

Đúng 16 giờ ngày 9-10-1954, những tên lính Pháp cuối cùng đã rút qua cầu Long Biên; quân ta hoàn toàn kiểm soát thành phố. Sáng ngày 10-10-1954, Ủy ban Quân chính thành phố và các đơn vị quân đội nhân dân gồm cả bộ binh, pháo binh, cao xạ, cơ giới,... chia làm nhiều cánh lớn đã mở cuộc hành quân lịch sử vào Hà Nội. Hai mươi vạn nhân dân Thủ đô náo nức trong rừng cờ đỏ sao vàng, với niềm vui sướng tột độ của những người đã gần 9 năm bị kìm nén dưới gót sắt của giặc nay được giải phóng, đã đón mừng đoàn quân chiến thắng trở về. 15 giờ chiều cùng ngày, hàng vạn nhân dân trang nghiêm dự lễ chào cờ do Ủy ban Quân chính tổ chức với sự có mặt của các đơn vị quân đội nhân dân tham gia tiếp quản thành phố. Cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay trên đỉnh Cột cờ cổ kính... Cả Hà Nội rạo rực niềm vui giải phóng, tự hào về sức mạnh hùng hậu kháng chiến, vô cùng biết ơn Đảng và Bác Hồ kính yêu.

Hà Nội được giải phóng không chỉ là niềm vui mừng của người dân Thủ đô mà còn là một sự kiện lịch sử, một ngày hội lớn của nhân dân cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài. Nhân dân các tỉnh, thành phố trong cả nước đều họp mít tinh, liên hoan chào mừng Thủ đô giải phóng. Bạn bè quốc tế, nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới cùng chia vui, đưa tin và giới thiệu về chiến thắng vang dội của chúng ta.

Sáng 9/10/1954, Quân đội nhân dân Việt Nam theo nhiều đường, từ ngoại thành tiến vào tiếp quản Hà Nội. Trong ảnh: Quân Pháp rút đến đâu, Trung đoàn Thủ đô từ ô Cầu Giấy tiến vào tiếp quản đến đó. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Sáng 9/10/1954, Quân đội nhân dân Việt Nam theo nhiều đường, từ ngoại thành tiến vào tiếp quản Hà Nội. Trong ảnh: Quân Pháp rút đến đâu, Trung đoàn Thủ đô từ ô Cầu Giấy tiến vào tiếp quản đến đó. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Sáng 9/10/1954, Quân đội nhân dân Việt Nam theo nhiều đường, từ ngoại thành tiến vào tiếp quản Hà Nội. Trong ảnh: Quân Pháp rút đến đâu, Trung đoàn Thủ đô từ ô Cầu Giấy tiến vào tiếp quản đến đó. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Từ sáng 9/10, quân Pháp bắt đầu rút khỏi Hà Nội. Quân Pháp rút đến đâu, bộ đội ta tiến vào tiếp quản tới đó. Đúng 16 giờ 30 phút ngày 9/10/1954, người lính Pháp cuối cùng rút hết qua cầu Long Biên, quân ta hoàn toàn kiểm soát thành phố. Trong ảnh: Những người lính Pháp cuối cùng rút qua cầu Long Biên để xuống Hải Phòng, chiều 9/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Từ sáng 9/10, quân Pháp bắt đầu rút khỏi Hà Nội. Quân Pháp rút đến đâu, bộ đội ta tiến vào tiếp quản tới đó. Đúng 16 giờ 30 phút ngày 9/10/1954, người lính Pháp cuối cùng rút hết qua cầu Long Biên, quân ta hoàn toàn kiểm soát thành phố. Trong ảnh: Những người lính Pháp cuối cùng rút qua cầu Long Biên để xuống Hải Phòng, chiều 9/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Từ sáng 9/10, quân Pháp bắt đầu rút khỏi Hà Nội. Quân Pháp rút đến đâu, bộ đội ta tiến vào tiếp quản tới đó. Đúng 16 giờ 30 phút ngày 9/10/1954, người lính Pháp cuối cùng rút hết qua cầu Long Biên, quân ta hoàn toàn kiểm soát thành phố. Trong ảnh: Những người lính Pháp cuối cùng rút qua cầu Long Biên để xuống Hải Phòng, chiều 9/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Một đơn vị bộ đội ta qua cầu Long Biên vào tiếp quản Hà Nội trước sự chứng kiến của đoàn Ủy ban quốc tế thi hành Hiệp định Geneva và quan sát viên quốc tế, chiều 9/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Một đơn vị bộ đội ta qua cầu Long Biên vào tiếp quản Hà Nội trước sự chứng kiến của đoàn Ủy ban quốc tế thi hành Hiệp định Geneva và quan sát viên quốc tế, chiều 9/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Một đơn vị bộ đội ta qua cầu Long Biên vào tiếp quản Hà Nội trước sự chứng kiến của đoàn Ủy ban quốc tế thi hành Hiệp định Geneva và quan sát viên quốc tế, chiều 9/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Một số hình ảnh tư liệu về Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954

Các nữ chiến sĩ quân y vẫy chào nhân dân trong ngày về giải phóng Thủ đô. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Các nữ chiến sĩ quân y vẫy chào nhân dân trong ngày về giải phóng Thủ đô. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Thiếu tướng Vương Thừa Vũ, Tư lệnh Đại đoàn 308, Chủ tịch Ủy ban Quân chính Thành phố nhận hoa chúc mừng từ các nữ sinh trường Trưng Vương bên hồ Hoàn Kiếm trong ngày giải phóng Thủ đô. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Thiếu tướng Vương Thừa Vũ, Tư lệnh Đại đoàn 308, Chủ tịch Ủy ban Quân chính Thành phố nhận hoa chúc mừng từ các nữ sinh trường Trưng Vương bên hồ Hoàn Kiếm trong ngày giải phóng Thủ đô. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Một đơn vị của Trung đoàn Thủ đô với lá cờ 'Quyết chiến, quyết thắng' của Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng tham dự Lễ chào cờ đầu tiên trong Ngày giải phóng Thủ đô, diễn ra tại sân Cột Cờ (nay là Đoan Môn-Hoàng thành Thăng Long) vào lúc 15 giờ ngày 10/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Bộ đội ta hùng dũng tiến qua cầu Long Biên vào tiếp quản Hà Nội, cùng lúc quân Pháp rút khỏi Hà Nội qua cây cầu này phía chiều bên kia, chiều 9/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Bộ đội ta hùng dũng tiến qua cầu Long Biên vào tiếp quản Hà Nội, cùng lúc quân Pháp rút khỏi Hà Nội qua cây cầu này phía chiều bên kia, chiều 9/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Bộ đội ta hùng dũng tiến qua cầu Long Biên vào tiếp quản Hà Nội, cùng lúc quân Pháp rút khỏi Hà Nội qua cây cầu này phía chiều bên kia, chiều 9/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Cánh quân phía nam, thuộc hai Trung đoàn 88 và 36 của Đại đoàn 308 tiến qua phố Bạch Mai, phố Huế… vào tiếp quản Thủ đô, sáng 10/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Cánh quân phía nam, thuộc hai Trung đoàn 88 và 36 của Đại đoàn 308 tiến qua phố Bạch Mai, phố Huế… vào tiếp quản Thủ đô, sáng 10/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Cánh quân phía nam, thuộc hai Trung đoàn 88 và 36 của Đại đoàn 308 tiến qua phố Bạch Mai, phố Huế… vào tiếp quản Thủ đô, sáng 10/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Các đơn vị cơ giới của Đại đoàn 308 tiến về tiếp quản Thủ đô, sáng 10/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Các đơn vị cơ giới của Đại đoàn 308 tiến về tiếp quản Thủ đô, sáng 10/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Các đơn vị cơ giới của Đại đoàn 308 tiến về tiếp quản Thủ đô, sáng 10/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Cánh bộ binh của Trung đoàn Thủ đô, Đại đoàn 308 tiến vào khu vực Cửa Nam, sáng 10/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Cánh bộ binh của Trung đoàn Thủ đô, Đại đoàn 308 tiến vào khu vực Cửa Nam, sáng 10/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Cánh bộ binh của Trung đoàn Thủ đô, Đại đoàn 308 tiến vào khu vực Cửa Nam, sáng 10/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Phó Chủ tịch Ủy ban Quân chính Hà Nội Trần Duy Hưng từ Việt Bắc về tiếp quản Thủ đô. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Phó Chủ tịch Ủy ban Quân chính Hà Nội Trần Duy Hưng từ Việt Bắc về tiếp quản Thủ đô. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Phó Chủ tịch Ủy ban Quân chính Hà Nội Trần Duy Hưng từ Việt Bắc về tiếp quản Thủ đô. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Các đơn vị cơ giới của Đại đoàn 308 tiến vào Thủ đô trên đường Kim Mã, sáng 10/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Các đơn vị cơ giới của Đại đoàn 308 tiến vào Thủ đô trên đường Kim Mã, sáng 10/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Các đơn vị cơ giới của Đại đoàn 308 tiến vào Thủ đô trên đường Kim Mã, sáng 10/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Item 1 of 6
Bộ đội ta hùng dũng tiến qua cầu Long Biên vào tiếp quản Hà Nội, cùng lúc quân Pháp rút khỏi Hà Nội qua cây cầu này phía chiều bên kia, chiều 9/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Bộ đội ta hùng dũng tiến qua cầu Long Biên vào tiếp quản Hà Nội, cùng lúc quân Pháp rút khỏi Hà Nội qua cây cầu này phía chiều bên kia, chiều 9/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Bộ đội ta hùng dũng tiến qua cầu Long Biên vào tiếp quản Hà Nội, cùng lúc quân Pháp rút khỏi Hà Nội qua cây cầu này phía chiều bên kia, chiều 9/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Cánh quân phía nam, thuộc hai Trung đoàn 88 và 36 của Đại đoàn 308 tiến qua phố Bạch Mai, phố Huế… vào tiếp quản Thủ đô, sáng 10/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Cánh quân phía nam, thuộc hai Trung đoàn 88 và 36 của Đại đoàn 308 tiến qua phố Bạch Mai, phố Huế… vào tiếp quản Thủ đô, sáng 10/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Cánh quân phía nam, thuộc hai Trung đoàn 88 và 36 của Đại đoàn 308 tiến qua phố Bạch Mai, phố Huế… vào tiếp quản Thủ đô, sáng 10/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Các đơn vị cơ giới của Đại đoàn 308 tiến về tiếp quản Thủ đô, sáng 10/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Các đơn vị cơ giới của Đại đoàn 308 tiến về tiếp quản Thủ đô, sáng 10/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Các đơn vị cơ giới của Đại đoàn 308 tiến về tiếp quản Thủ đô, sáng 10/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Cánh bộ binh của Trung đoàn Thủ đô, Đại đoàn 308 tiến vào khu vực Cửa Nam, sáng 10/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Cánh bộ binh của Trung đoàn Thủ đô, Đại đoàn 308 tiến vào khu vực Cửa Nam, sáng 10/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Cánh bộ binh của Trung đoàn Thủ đô, Đại đoàn 308 tiến vào khu vực Cửa Nam, sáng 10/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Phó Chủ tịch Ủy ban Quân chính Hà Nội Trần Duy Hưng từ Việt Bắc về tiếp quản Thủ đô. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Phó Chủ tịch Ủy ban Quân chính Hà Nội Trần Duy Hưng từ Việt Bắc về tiếp quản Thủ đô. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Phó Chủ tịch Ủy ban Quân chính Hà Nội Trần Duy Hưng từ Việt Bắc về tiếp quản Thủ đô. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Các đơn vị cơ giới của Đại đoàn 308 tiến vào Thủ đô trên đường Kim Mã, sáng 10/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Các đơn vị cơ giới của Đại đoàn 308 tiến vào Thủ đô trên đường Kim Mã, sáng 10/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Các đơn vị cơ giới của Đại đoàn 308 tiến vào Thủ đô trên đường Kim Mã, sáng 10/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

NHỮNG THÀNH TỰU NỔI BẬT CỦA THỦ ĐÔ

SAU 69 NĂM GIẢI PHÓNG

Thời kỳ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1954 - 1975)

Công cuộc cải cách ruộng đất hoàn thành thắng lợi vào năm 1957, vĩnh viễn thủ tiêu chế độ chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ phong kiến và xác lập chế độ sở hữu ruộng đất của nông dân. Thắng lợi của cải cách ruộng đất là thắng lợi to lớn và căn bản, làm thay đổi bộ mặt nông thôn miền Bắc, đem lại niềm phấn khởi trong nông dân, có tác dụng rất lớn trong việc đẩy mạnh sản xuất, khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh. Trong ảnh: Nông dân mít tinh ủng hộ chính sách cải cách ruộng đất của Đảng và Chính phủ, năm 1955. Ảnh: Tư liệu/TTXVN

Công cuộc cải cách ruộng đất hoàn thành thắng lợi vào năm 1957, vĩnh viễn thủ tiêu chế độ chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ phong kiến và xác lập chế độ sở hữu ruộng đất của nông dân. Thắng lợi của cải cách ruộng đất là thắng lợi to lớn và căn bản, làm thay đổi bộ mặt nông thôn miền Bắc, đem lại niềm phấn khởi trong nông dân, có tác dụng rất lớn trong việc đẩy mạnh sản xuất, khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh. Trong ảnh: Nông dân mít tinh ủng hộ chính sách cải cách ruộng đất của Đảng và Chính phủ, năm 1955. Ảnh: Tư liệu/TTXVN

Công cuộc cải cách ruộng đất hoàn thành thắng lợi vào năm 1957, vĩnh viễn thủ tiêu chế độ chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ phong kiến và xác lập chế độ sở hữu ruộng đất của nông dân. Thắng lợi của cải cách ruộng đất là thắng lợi to lớn và căn bản, làm thay đổi bộ mặt nông thôn miền Bắc, đem lại niềm phấn khởi trong nông dân, có tác dụng rất lớn trong việc đẩy mạnh sản xuất, khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh. Trong ảnh: Nông dân mít tinh ủng hộ chính sách cải cách ruộng đất của Đảng và Chính phủ, năm 1955. Ảnh: Tư liệu/TTXVN

Trong 10 năm (1954-1964), Hà Nội tiến hành khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa, xây dựng và phát triển với tinh thần tự lực cánh sinh, lao động cần cù, sáng tạo. Ở vùng ngoại thành, nông dân được chia ruộng đất, phấn khởi sản xuất và tham gia vào các tổ đổi công và hợp tác xã. Công thương nghiệp tư bản tư doanh được cải tạo một cách hòa bình bằng hình thức công tư hợp doanh. Các khu công nghiệp mới ra đời, hàng loạt nhà máy, xí nghiệp mới mọc lên. Nhiều công trình thủy lợi, nông trường, trại chăn nuôi được xây dựng. Mạng lưới giao thông được mở mang phát triển. Nhiều trường đại học lớn ra đời. Một số bệnh viện cũ được cải tạo, nâng cấp và xây dựng nhiều bệnh viện mới. Đến năm 1965, Hà Nội đã trở thành một trung tâm công nghiệp lớn của miền Bắc. Sự nghiệp văn hóa, giáo dục phát triển vượt bậc. Đời sống nhân dân được cải thiện.

Đi đôi với việc xây dựng kinh tế, phát triển văn hóa, xã hội, nhân dân Hà Nội đẩy mạnh đấu tranh và chi viện cho miền Nam chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai. Phong trào “Ngày thứ Bảy đẩy mạnh đấu tranh thống nhất Tổ quốc” do Nhà máy xe lửa Gia Lâm khởi xướng; phong trào “Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt, vì Huế - Sài Gòn kết nghĩa” được các tầng lớp nhân dân Thủ đô nhiệt tình hưởng ứng. Khi đế quốc Mỹ gây ra sự kiện Vịnh Bắc Bộ, mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, cả Hà Nội càng sục sôi khí thế chống Mỹ, cứu nước. Thanh niên Thủ đô đã dấy lên phong trào “Ba sẵn sàng”; phụ nữ Thủ đô dấy lên phong trào “Ba đảm đang” và đã nhanh chóng lan ra trở thành phong trào chung của cả nước.

Ngày 29-6-1966, không quân của đế quốc Mỹ ném bom kho xăng Đức Giang, bắt đầu giai đoạn đánh phá trực tiếp vào Thủ đô Hà Nội. Với tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, quân dân Hà Nội không sợ hy sinh đã chiến đấu cực kỳ anh dũng và sáng tạo, làm tốt công tác phòng không sơ tán, giữ gìn trật tự trị an, duy trì đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, tiếp tục chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến lớn miền Nam. Đặc biệt, 12 ngày đêm cuối tháng 12/1972, Mỹ dùng máy bay B52 ném bom rải thảm Hà Nội và nhiều tỉnh, thành phố khác. Hà Nội cùng với các quân, binh chủng, các tỉnh, thành phố bình tĩnh, tự tin, tổ chức lực lượng chiến đấu, đánh thắng hoàn toàn cuộc tập kích chiến lược bằng không quân của đế quốc Mỹ, lập nên kỳ tích “Điện Biên Phủ trên không”. Chiến thắng đó là một trong những đỉnh cao thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đã góp phần đánh sập uy thế không lực Hoa Kỳ, buộc chúng phải ký Hiệp định Pari, rút quân đội viễn chinh về nước, chấm dứt 115 năm chiếm đóng của quân đội thực dân, đế quốc trên đất nước ta. Sự đóng góp to lớn của quân, dân Hà Nội vào chiến công chung của cả nước được bạn bè thế giới khâm phục và ngợi ca là “Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người”.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi, non sông thu về một mối, cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, vừa ra khỏi chiến tranh, lại phải đương đầu với những khó khăn, thử thách mới rất gay gắt, đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội. Các thế lực thù địch ra sức tìm cách chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, kể cả việc dùng thủ đoạn bao vây cấm vận, “diễn biến hòa bình”. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự giúp đỡ của các tỉnh, thành phố bạn, Đảng bộ và nhân dân Hà Nội một mặt khẩn trương khôi phục những cơ sở kinh tế, văn hóa bị chiến tranh tàn phá, bảo vệ vững chắc Tổ quốc; mặt khác cùng cả nước trăn trở tìm tòi, từng bước tháo gỡ khó khăn để đi lên.

Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đã khắc phục nhiều khó khăn về nguyên liệu, phụ tùng, năng lượng, khai thác thêm nguyên vật liệu, sử dụng phế liệu, phế phẩm tạo ra nhiều vật tư thay thế và tiết kiệm vật tư để thực hiện kế hoạch. Hầu hết các xí nghiệp Trung ương và địa phương bị địch đánh phá đã được xây dựng lại. Đến năm 1982, thành phố đã xây dựng mới, sửa chữa và mở rộng 95 xí nghiệp. Một số công trình giao thông được hoàn thành và đưa vào sử dụng, như: Cầu Đuống, cảng Phà Đen, sân bay Nội Bài, cầu Thăng Long, cầu Chương Dương... Sản xuất nông nghiệp đã đạt năng suất 5,8 tấn thóc/ha với sản lượng 42 vạn tấn. Vùng rau chuyên canh và một số vùng cây công nghiệp bước đầu hình thành; chăn nuôi được chú trọng phát triển bảo đảm cung cấp 40% nhu cầu trứng và 30% nhu cầu thịt cho thành phố. Thương nghiệp đã cố gắng tổ chức khai thác, nắm nguồn hàng, đẩy mạnh gia công sản xuất, thu mua, trao đổi, phục vụ cho đời sống và góp phần thúc đẩy sản xuất. Riêng ở vùng kinh tế mới Lâm Đồng, trong các năm 1977-1984, Hà Nội đã đưa 12.861 hộ với 21.587 nhân khẩu vào khai hoang 4.611ha đất.

 Công nhân làm việc trong nhà máy dệt tại Hà Nội năm 1967 (ảnh: Tư liệu)

 Công nhân làm việc trong nhà máy dệt tại Hà Nội năm 1967 (ảnh: Tư liệu)

 Công nhân làm việc trong nhà máy dệt tại Hà Nội năm 1967 (ảnh: Tư liệu)

Từ năm 1965, Nhà máy xe lửa Gia Lâm chuyển hướng sản xuất từ thời bình sang thời chiến, trong đó có việc cải tạo ô tô bánh hơi thành ô tô bánh thép kéo goòng 10 tấn (ô tô ray) chạy trên đường sắt đoạn Hà Tĩnh - Quảng Bình để vận chuyển phục vụ tiền tuyến miền Nam. Trong ảnh: Chiếc ô tô ray đầu tiên mang tên Độc lập do cán bộ, công nhân Nhà máy xe lửa Gia Lâm (Hà Nội) nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thành công. Ảnh: Quang Thành - TTXVN

Từ năm 1965, Nhà máy xe lửa Gia Lâm chuyển hướng sản xuất từ thời bình sang thời chiến, trong đó có việc cải tạo ô tô bánh hơi thành ô tô bánh thép kéo goòng 10 tấn (ô tô ray) chạy trên đường sắt đoạn Hà Tĩnh - Quảng Bình để vận chuyển phục vụ tiền tuyến miền Nam. Trong ảnh: Chiếc ô tô ray đầu tiên mang tên Độc lập do cán bộ, công nhân Nhà máy xe lửa Gia Lâm (Hà Nội) nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thành công. Ảnh: Quang Thành - TTXVN

Từ năm 1965, Nhà máy xe lửa Gia Lâm chuyển hướng sản xuất từ thời bình sang thời chiến, trong đó có việc cải tạo ô tô bánh hơi thành ô tô bánh thép kéo goòng 10 tấn (ô tô ray) chạy trên đường sắt đoạn Hà Tĩnh - Quảng Bình để vận chuyển phục vụ tiền tuyến miền Nam. Trong ảnh: Chiếc ô tô ray đầu tiên mang tên Độc lập do cán bộ, công nhân Nhà máy xe lửa Gia Lâm (Hà Nội) nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thành công. Ảnh: Quang Thành - TTXVN

Hà Nội trong thời kỳ đổi mới đất nước (1986 đến nay)

Phố Đinh Tiên Hoàng với panô và cờ rực rỡ chào mừng 1010 năm Thăng Long-Hà Nội. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN)

Phố Đinh Tiên Hoàng với panô và cờ rực rỡ chào mừng 1010 năm Thăng Long-Hà Nội. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN)

Phố Đinh Tiên Hoàng với panô và cờ rực rỡ chào mừng 1010 năm Thăng Long-Hà Nội. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN)

Từ năm 1986, Thành ủy Hà Nội đã đề ra chủ trương phát triển kinh tế – xã hội, quyết tâm đổi mới cơ chế quản lý, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật.

Cụ thể, kinh tế liên tục tăng trưởng cao, phát triển theo hướng bền vững. So với năm 1985, kinh tế của Thủ đô năm 2003 tăng 5,1 lần, bình quân tăng 9,5%/năm. Cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa và từng bước hiện đại hóa; tỷ trọng công nghiệp tăng từ 27,9% năm 1985 lên 40,4% năm 2003; tỷ trọng dịch vụ giảm từ 66,5% xuống 57,2%; nông nghiệp giảm từ 5,6% xuống 2,4%; chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh có chuyển biến rõ rệt. Giai đoạn 2001-2003, bình quân tổng đầu tư xã hội đạt 21.735 tỷ đồng/năm, tăng 3,3 lần so với bình quân giai đoạn 1991-1995 (6.515 tỷ đồng/năm). Tỷ trọng huy động vốn đầu tư xã hội của Thủ đô luôn đạt mức cao và có xu hướng tăng lên: năm 2000 là 49%, năm 2001 là 50,9%, năm 2003 là 52,8% (tỷ trọng của cả nước tương ứng là 28%, 33,8% và 35,9%).

Đầu tư trong nước giữ tỷ trọng chủ yếu, năm 2003 chiếm 86%, nguồn vốn đầu tư nước ngoài có vai trò quan trọng chiếm 14%. So với năm 1985, thu nhập bình quân đầu người năm 2003 đã tăng 3,1 lần. Thời điểm đó, Thủ đô Hà Nội chỉ chiếm 3,6% về dân số và 0,3% diện tích lãnh thổ quốc gia, nhưng đóng góp gần 8% GDP, trên 10% giá trị sản xuất công nghiệp, 11% giá trị dịch vụ, 10% tổng đầu tư xã hội, trên 9% kim ngạch xuất khẩu của cả nước và 14,5% tổng thu ngân sách quốc gia.

Bên cạnh đó, xây dựng và quản lý đô thị có nhiều tiến bộ, đã cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng, triển khai đầu tư xây dựng nhiều công trình mới làm cho diện mạo Thủ đô ngày càng khang trang. Các cửa ngõ ra vào thành phố được mở rộng và xây dựng nhiều tuyến đường mới, xây dựng một số khu đô thị mới đồng bộ, hiện đại, mạng lưới thông tin liên lạc được mở rộng và trang bị hiện đại.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm gian hàng gốm sứ của làng nghề Bát Tràng, tại Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Gia Lâm lần thứ XXII.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm gian hàng gốm sứ của làng nghề Bát Tràng, tại Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Gia Lâm lần thứ XXII.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm gian hàng gốm sứ của làng nghề Bát Tràng, tại Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Gia Lâm lần thứ XXII.

Mặc dù chỉ chiếm 1% về diện tích, 8,5% về dân số nhưng Hà Nội đóng góp trên 16% GDP, 18,5% thu ngân sách, 20% thu nội địa và 8,6% tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của cả nước
Cầu vượt Trần Khát Chân rực rỡ cờ chào mừng 1010 năm Thăng Long-Hà Nội. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN)

Cầu vượt Trần Khát Chân rực rỡ cờ chào mừng 1010 năm Thăng Long-Hà Nội. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN)

Cầu vượt Trần Khát Chân rực rỡ cờ chào mừng 1010 năm Thăng Long-Hà Nội. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN)

Cầu vượt Trần Khát Chân rực rỡ cờ chào mừng 1010 năm Thăng Long-Hà Nội. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN)

Cùng với hạ tầng và thể chế, việc phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao cũng là một trong ba khâu đột phá của Hà Nội

Tương lai mới

Hà Nội phấn đấu đến năm 2025, trở thành thành phố có năng lực cạnh tranh cao trong nước và khu vực; đến năm 2030, trở thành thành phố có năng lực cạnh tranh quốc tế, có thu nhập bình quân đầu người đạt từ 13.000-14.000 USD.

Nhiều hoạt động kỷ niệm 69 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10

Dịp này, các đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức biểu diễn phục vụ nhân dân ở một số quận, huyện.

Dự kiến, vào tối 6.10, Nhà hát Kịch Hà Nội sẽ biểu diễn tại huyện Thường Tín, Nhà hát Chèo Hà Nội sẽ biểu diễn tại quận Nam Từ Liêm, Trung tâm Văn hóa Thành phố sẽ biểu diễn tại thuyện Đan Phượng.

Tối 7.10, Nhà hát Cải lương Hà Nội sẽ biểu diễn tại huyện Đông Anh. Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long sẽ biểu diễn tại quận Long Biên vào tối 8.10.

Cùng với các chương trình biểu diễn nghệ thuật, trong những ngày đầu tháng 10, Hà Nội còn tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật khác phục vụ nhân dân Thủ đô.

- Chỉ đạo sản xuất: Thành Đoàn

- Nội dung và Trình bày: Đinh Hoàng

- Nguồn tư liệu: Tài liệu tuyên truyền “Kỷ niệm 60 năm ngày giải phóng Thủ đô” của Ban Tuyên giáo Trung ương, TTXVN, Đại biểu nhân dân, Báo Nhân Dân, Báo Lao Động