Bất động sản TP.HCM: “Chết dỡ” vì các thủ tục pháp lý
Đó là ý kiến của các doanh nghiệp bất động sản với Thường trực Thành ủy và Thường trực UBND TP.HCM. Nhiều doanh nghiệp bất động sản (BĐS) kêu cứu vì các vướng mắc liên quan đến thủ tục pháp lý, các quy định về tiền sử dụng đất…
Dự buổi gặp gỡ có Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM Trần Lưu Quang, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến, cùng lãnh đạo các sở ngành và doanh nghiệp bất động sản trên địa bàn.
Với những kiến nghị về các vướng mắc mà doanh nghiệp BĐS TP.HCM đang gặp phải, ông Trần Vĩnh Tuyến thẳng thắn nhận trách nhiệm và đồng cảm với doanh nghiệp.
“Hiện nay chính quyền TP rất bức xúc, áp lực với những vướng mắc thủ tục trong BĐS, còn thêm cả áp lực những sai phạm mà vừa qua nhiều tập thể, cá nhân bị xử lý… UBND TP. HCM đã làm việc với Thanh tra Chính phủ và Công an nếu có sai đến đâu thì xử đến đó. Không bao giờ theo kiểu ai ký ai chịu, sai đến đâu truy đến đó nên cán bộ hãy yên tâm làm việc” - Ông Tuyến quả quyết.
Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP đại diện các doanh nghiệp trình bày những kiến nghị tháo gỡ ách tắc trong ngành BĐS hiện nay |
Theo ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho biết hiện nay, ngành BĐS gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều doanh nghiệp bất động sản như công ty Hưng Thịnh, Địa ốc và Xây dựng S.S.G 2, Địa ốc Đất Xanh, Sabeco HP, No Va… đồng loạt gửi kiến nghị lên UBND TP.HCM và các sở ban ngành nhằm giải quyết các vướng mắc, ách tắc lớn mà các doanh nghiệp gặp phải.
Ông Nguyễn Văn Đực – Giám đốc công ty Địa ốc Đất Lành cho rằng, mặc dù có nhiều doanh nghiệp tiên phong và đi lên nhờ các dự án nhà giá rẻ. Thế nhưng, hiện nay cả doanh nghiệp lẫn chính quyền và truyền thông đều không còn mặn mà với những dự án này. Bởi lẽ, lợi nhuận từ hình thức này thấp nhưng thủ tục pháp lý quá phức tạp. Trong khi nhu cầu về nhà giá thấp của người dân có thu nhập thấp là rất cao nên cần có chiến lược và phương pháp vực dậy nhà giá thấp từ phía các cơ quan ban ngành.
Cũng theo ông Đực cho biết, các “siêu gia” chỉ cần 14 tháng đã xong các thủ tục pháp lý đưa vào xây dựng còn “tiểu gia” phải mất 18 tháng nhưng vẫn chưa xong thủ tục xin đóng bổ sung tiền sử dụng đất.
Liên quan đến vấn đề này được biết công ty CP Xây dựng Địa ốc Xanh là chủ đầu tư dự án Khu dân cư Sài Gòn Xanh, có diện tích 3.664 m2 tại phường 16, Q.8. Dự án đã được đóng “lòng đỏ trứng gà nay đóng thêm lòng trắng cho tròn trứng” nhưng đã mất 18 tháng nhưng vẫn chưa được đóng tiền sử dụng đất bổ sung đối với phần đất 1.611 m2 của dự án. Có phải chăng “sự phối hợp giữa UBND thành phố và Sở tài nguyên môi trường không có chuyên nghiệp” - Ông Đực nói.
Có khoảng 100 doanh nghiệp đến tham dự Hội nghị |
Mặc khác, ông Lê Hồng Tú giám đốc Công ty TNHH Kinh doanh và Phát triển nhà Bình Dân, nguyên là một cựu tù côn đảo của lực lượng tình báo xưa bức xúc.
“Công ty tôi đã ngưng hoạt động 10 năm rồi nhưng chỉ có chuyện tính tiền sử dụng đất để hoàn thành nghĩa vụ tài chính mà đi từ cuộc họp lớn xuống cuộc họp nhỏ cũng không xong. Nói hoài mà vẫn không giải quyết được gì”.
Theo đó, ông Tú có một dự án tại phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức đã được công ty ông đầu tư từ năm 2009 nhưng đến nay vẫn chưa được hoàn thành nghĩa vụ tài chính vì còn vướng mắc trong việc tính tiền sử dụng đất. Ông Tú đề nghị UBND TP.HCM xem xét phê duyệt giá đất dự án này công ty hoàn thành nghĩa vụ tài chính và thực hiện dự án khu nhà ở thương mại cho khách hàng.
Theo HoREA đây là vấn đề rất phổ biến tại nhiều dự án có quỹ đất hỗn hợp. Dự án bị chậm giải quyết các thủ tục đầu tư do lỗi phát sinh trong công tác thực thi pháp luật.
Cũng tại hội nghị, HoREA đã có văn bản nêu rõ 12 kiến nghị với Bí thư Thành ủy về các vướng mắc lớn nhất mà các doanh nghiệp BĐS đang gặp phải. Đồng thời, Hiệp hội cũng có những đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai 2013, Luật Nhà ở, Luật Xây dựng, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Quy hoạch đô thị bằng văn bản cụ thể.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.