Liệu công ty CPL có chuyển tiền đầu tư không hợp pháp vào Việt Nam?

2019-05-08 08:05:42 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Hơn 12 năm hiện diện tại Việt Nam, nhưng Công ty China Policy (gọi tắt là CPL) lại làm thủ tục theo đúng quy định pháp luật, nhưng vẫn chuyển cả chục triệu USD vào Việt Nam kinh doanh dự án bất động sản. Hành vi này có phải là chuyển tiền “bất hợp pháp”? Và cần phải được cơ quan chức năng điều tra, xử lí nghiêm.

Chuyển tiền, nhưng CPL chưa đăng ký đầu tư tại Việt Nam? 

Năm 2005, Công ty CP Địa ốc Hồng Phát được UBND tỉnh Long An giao cho 273 ha của giai đoạn I thực hiện Dự án Khu dân cư cao cấp và Trường đua ngựa tại huyện Đức Hoà, tỉnh Long An. Nhận thấy quy mô, tính khả thi của Dự án, nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước muốn hợp tác với Công ty Hồng Phát để cùng triển khai, trong đó có CPL.

Ngày 1/6/2007, Công ty CP Địa ốc Hồng Phát (Công ty Hồng Phát) và CPL kí “Thỏa thuận khung”, với nội dung: Tổng số vốn đầu tư ban đầu cho Dự án là 140 triệu USD; hai bên dự định sẽ kí kết một hợp đồng thành lập “Công ty liên doanh” với vốn điều lệ 21,4 triệu USD, trong đó Công ty Hồng Phát góp 30% bằng giá trị quyền sử dụng đất, CPL góp 70% bằng tiền mặt sau khi dự án được cấp quyền sử dụng đất. CPL tạm ứng 15,6 triệu USD (được tính vào tiền góp vốn của CPL khi thành lập Công ty liên doanh) để trả cho các khoản chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng, hoàn thành thủ tục cấp quyền sử dụng đất,…

Dự án đang đi theo hướng tốt đẹp thì năm 2008 xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, CPL đã bỏ rơi đối tác tại Việt Nam, chính quyền tỉnh Long An ban hành quyết định thu hồi dự án, vì đầu tư dang dở. Đứng trước thế “tiến thoái lưỡng nan”, chủ đầu tư là Công ty CP Địa ốc Hồng Phát phải tự bơi, huy động hàng trăm tỷ đồng nộp thuế đất, san lấp mặt bằng để dự án không bị thu hồi. Đồng thời, Công ty Hồng Phát nhận thấy CPL vào Việt Nam với mục tiêu “đầu cơ” chứ không phải “đầu tư” nên đã gửi văn bản không tiếp tục hợp tác với CPL, xem khoản tiền mà CPL chuyển vào dự án là một khoản nợ sẽ trả lại sau.

Theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực này, thì việc Ký thoả thuận khung giữa CPL và Công ty CP Địa ốc Hồng Phát là “không hợp lệ” và không đúng với pháp luật Việt Nam. Vì tại thời điểm kí “Thoả thuận khung”, CPL chưa có tư cách pháp nhân tại Việt Nam, không lập các thủ tục “đăng kí đầu tư” cũng như “thẩm tra đầu tư” để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, là vi phạm Luật Đầu tư năm 2005.

Theo Luật sư Trần Hải Đức, Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh cho rằng: Việc hợp tác đầu tư vào Dự án năm 2007, CPL phải tuân thủ theo pháp luật Việt Nam, bao gồm Luật Đầu tư năm 2005 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2006) và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Tại Điều 46 Luật Đầu tư năm 2005, quy định: Đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài quy mô dưới 300 tỉ đồng thì nhà đầu tư phải làm thủ tục đăng ký đầu tư tại cơ quan nhà nước quản lí đầu tư cấp tỉnh để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Hồ sơ đăng ký đầu tư bao gồm: Tư cách pháp lý của nhà đầu tư; Mục tiêu, quy mô và địa điểm thực hiện dự án đầu tư; Vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án; Nhu cầu sử dụng đất và cam kết về bảo vệ môi trường… Đối với dự án quy mô từ 300 tỷ đồng trở lên thì phải thực hiện thủ tục “thẩm tra đầu tư” theo Điều 47 Luật Đầu tư năm 2005. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục thẩm tra và cấp Giấy chứng nhận đầu tư. 

Ngoài ra, để tránh tình trạng đầu tư “chui” và phát sinh tranh chấp, tại khoản 4 Điều 45 Luật Đầu tư năm 2005 quy định điều kiện bắt buộc là:“Nhà đầu tư đăng ký đầu tư trước khi thực hiện dự án đầu tư”. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam còn phải tuân thủ theo Điều 50: Phải có dự án đầu tư và làm thủ tục đăng ký đầu tư hoặc thẩm tra đầu tư tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. 

Liệu có chuyển tiền bất hợp pháp?

Theo “Thỏa thuận khung”, CPL đã chuyển trực tiếp 15,6 triệu USD từ nước ngoài vào Việt Nam. Trong đó, có 13 triệu USD chuyển cho Trung tâm Dịch vụ tư vấn nhà đất tỉnh Long An để làm kinh phí bồi thường cho các hộ dân có nhà đất.


Hành vi chuyển tiền vào Việt Nam bằng hình này của CPL theo các chuyên gia kinh tế và luật sư là “bất hợp pháp” và không đúng quy định của pháp luật Việt Nam. Do đó cần phải điều tra làm rõ hành vi trốn thuế, rửa tiền? Qua nghiên cứu vụ việc, Luật sư Trần Hải Đức cho rằng, việc CPL chuyển tiền cho Trung tâm Dịch vụ tư vấn nhà đất tỉnh Long An là vi phạm nghiêm trọng Thông tư 03/2004/TT-NHNN ngày 25/5/2004 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam. Theo Thông tư này, nhà đầu tư nước ngoài bắt buộc phải mở tài khoản “góp vốn, mua cổ phần bằng đồng Việt Nam” tại một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam. Mọi hoạt động liên quan đến thu chi đều phải qua tài khoản này.

Luật sư Phan Văn Bé, Đoàn Luật sư tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu phân tích: Liên quan đến vụ việc này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản số 2463/BKHĐT-PC ngày 17/4/2018, hướng dẫn cụ thể về việc áp dụng quy định của pháp luật đầu tư: Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài không thực hiện thủ tục đăng kí hoặc thẩm tra để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư khi bỏ vốn vào dự án tại Việt Nam thì không có cơ sở để tổ chức, cá nhân này thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư đối với dự án đầu tư theo quy định của pháp luật đầu tư. Đến thời điểm hiện tại, việc CPL hợp tác với Công ty Hồng Phát cũng chưa lập thủ tục đăng kí đầu tư, vi phạm Luật Đầu tư năm 2005.

Luật sư Nguyễn Minh Tường, Công ty Luật Phan Nguyễn, TP Hồ Chí Minh, CPL đã chuyển ngoại tệ vào Việt Nam khi chưa được cấp phép đầu tư tại Việt Nam cũng như chưa được phép hoạt động thương mại tại Việt Nam là trái với quy định của pháp luật về đầu tư và thương mại. Mặt khác, các cơ quan chức năng cần phải làm rõ nguồn gốc số ngoại tệ mà CPL chuyển vào Việt Nam để giải quyết theo quy định.

Theo Luật sư Hà Thị Thanh, Chủ tịch Hội đồng  thành viên Công ty Luật Song Thanh, Đoàn luật sư TP. Hà Nội, CPL chuyển tiền vào Việt Nam để cùng Hồng Phát hợp tác đầu tư Dự án nhưng chưa thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư hoặc thẩm tra để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Căn cứ vào Văn bản số 2463/BKHĐT-PC ngày 17/4/2018 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thì chưa có cơ sở xác định việc chuyển vốn này là hoạt động đầu tư vào Dự án đầu tư với tư cách nhà đầu tư theo quy định của pháp luật đầu tư.

Như vậy, liệu việc CPL ký “Thoả thuận khung” và chuyển 15,6 triệu USD vào Dự án không có được xem là hoạt động đầu tư tại Việt Nam? Đã tuân thủ theo pháp luật Việt Nam về thương mại và đầu tư chưa?

CPL được thành lập sau 12 năm?

Sau khi dư luận phản ánh có dấu hiệu đầu tư “chui”, chuyển tiền “lậu”, ngày 11/1/2019, CPL đã nộp hồ sơ xin phép hoạt động đến Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hồ Chí Minh. Ngày 22/1/2019, CPL được Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp “Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư lần đầu” và được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu ngày 29/1/2019 với tên Công ty TNHH CHINA POLICY (VIỆT NAM).

Sau 12 năm CPL mới làm thủ tục thành lập doanh nghiệp theo quy định của Pháp luật


Ngày 29/1/2019, Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu” cho Công ty TNHH China Policy (Việt Nam), tên tiếng nước ngoài là “CHINA POLICY (VIETNAM) LIMITED LIABILITY COMPANY” (gọi tắt CHINA POLICY LTD). Vốn điều lệ của Công ty TNHH China Policy (Việt Nam) là 23,3 tỷ đồng, tương đương 1 triệu USD, do CPL góp 100%.

Ngày 26/2/2019, CPL có văn bản gửi Hồng Phát nêu một loạt vấn đề, kèm theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Điều này cũng đồng nghĩa, sau hơn 12 năm không hề có tư cách pháp nhân tại Việt Nam.

Dư luận, mong rằng các cơ quan chức năng vào cuộc thanh kiểm tra cụ thể để đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp, cũng như môi trường đầu tư nước ngoài tại tỉnh Long An.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

CSGT Lào Cai dùng 'mắt thần' đặc biệt đối phó xe phóng ẩu

Quá trình làm nhiệm vụ, Tổ công tác Phòng CSGT Công an tỉnh Lào Cai đã dùng "mắt thần" phát hiện, ghi hình hàng loạt tài xế ô tô lái xe chạy quá tốc độ.
2024-11-25 11:03:24

VPBankS khẳng định vị thế số 1 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam

Hai giải thưởng Top 1 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam ngành Dịch vụ tài chính khối Doanh nghiệp vừa và Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam khối Doanh nghiệp là kết quả của sự nỗ lực chung của cả tập thể hơn 500 nhân sự của VPBankS.
2024-11-25 10:21:02

Từ chiến trường đến thương trường

Trong số những doanh nghiệp làm ăn giỏi trên địa bàn Hà Nội, có một doanh nghiệp khá đặc biệt. Ðó là Công ty Bao bì 27-7 Hà Nội, đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, doanh nghiệp của những người thương binh và các đối tượng chính sách, do Tổng giám đốc là một thương binh năng động "chèo lái".
2024-11-25 09:47:14

Kỷ niệm 10 năm Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh

Tối 23/11, tại Quảng trường Hồ Chí Minh (thành phố Vinh), tỉnh Nghệ An long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
2024-11-24 07:35:00

Phát hiện, xử lý nhiều thanh niên tụ tập gây rối trật tự công cộng

Công an thị xã Sa Pa đã kịp thời phát hiện, xử lý nhóm thanh thiếu niên có hành vi tụ tập đông người gây mất an ninh trật tự.
2024-11-23 13:52:22

Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII: Lan tỏa giá trị văn hóa và tri thức

Giải thưởng Sách Quốc gia – sự kiện văn hóa thường niên, đã trở thành biểu tượng của nền xuất bản Việt Nam, không ngừng lan tỏa giá trị tri thức, văn hóa và góp phần xây dựng xã hội học tập.
2024-11-22 22:15:00
Đang tải...