Cặp vợ chồng dở khóc dở cười làm cha, làm mẹ ở tuổi 70
- Quảng Ninh: Công bố mở chính thức cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô (Việt Nam) - Động Trung (Trung Quốc), lối thông quan Bắc Phong Sinh (Việt Nam) - Lý Hỏa (Trung Quốc)
- Quảng Ninh - Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh cùng Đoàn công tác thăm chính thức tại Quảng Tây, Trung Quốc
- Đại thắng mùa Xuân Kỷ Dậu đánh bại quân Thanh: Vũ khí bất ngờ, cách đánh táo bạo thần tốc
Đó là câu chuyện thú vị của ông Hoàng Duy Bình (71 tuổi) và bà Điền Tân Cúc ở Sơn Đông, Trung Quốc. Ở tuổi được nghỉ hưu, hàng ngày người bố này cũng dậy từ 7 giờ sáng, vừa dọn dẹp phòng, vệ sinh, mặc quần áo cho con gái, vừa phải chuẩn bị bữa sáng. Lúc nào, trên trán của người đàn ông 71 tuổi cũng lấm tấm mồ hôi.
Mỗi bữa ông bố này sẽ mất từ 45 phút đến cả tiếng đồng hồ để cho con gái ăn xong một bát cơm. Cô bé có thói quen ăn rong, khiến ông bố thường xuyên vừa cầm bát cơm vừa chạy theo con.
Sự xuất hiện của cô con gái nhỏ với ông Hoàng là một "tai nạn" nhưng lại đem đến cho ông những giây phút làm cha đúng nghĩa, điều mà với 2 đứa con trước đây, ông chưa thực sự cảm nhận được. Được biết, bà Điền Tân Cúc bị nhồi máu não năm 2018. Trong quá trình điều trị, bà đã uống một loại thuốc Bắc. Mười năm sau mãn kinh, bà Điền bỗng có kinh trở lại và đến tháng 2/2019, ở tuổi 65, bà đột nhiên mang thai. Năm đó, ông Hoàng 68 tuổi.
Lo sợ cho sức khoẻ, các bác sĩ khuyên ông bà nên bỏ thai vì có thể tiềm ân rủi ro. Tuy nhiên, ông Hoàng vẫn nhất quyết nói: "Con cái là của trời cho, nhất định phải sinh". Ngay từ thời điểm đó, ông đã đặt tên con là Thiên Tứ, với ý nghĩa là "món quà trời ban".
Từ đó, bà Tân Cúc trở thành người phụ nữ lớn tuổi nhất sinh con tự nhiên ở Trung Quốc, vượt qua kỷ lục trước đó của một phụ nữ đến từ Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm. Người này sinh hạ một bé trai vào năm 2016, ở tuổi 64.
Thời gian ở cữ, ông Hoàng Duy Bình thuê bảo mẫu chăm sóc con từ 8h sáng đến 18h chiều với chi phí 4.800 tệ/tháng (khoảng hơn 16 triệu đồng). Được hai tháng, ông cho người này nghỉ việc vì không thấy ưng ý chút nào. Ông quyết định tự mình làm tất cả mọi công việc như một người bảo mẫu.
Một ngày, ông Hoàng chỉ có 5 tiếng để ngủ. Thời gian còn lại, ông dành tã, tắm rửa, cho con ăn. Để đứa bé không bị méo đầu, ông còn thường xuyên xoay đầu cho con. Khi Thiên Tứ được 4 tháng, ông bế con đến một lớp học nuôi dạy trẻ dành cho các bậc cha mẹ.
Khi con đầy tháng, ông Hoàng cũng mời nhiếp ảnh gia về nhà chụp album ảnh kỷ niệm. "Làm cha, tôi phải dốc toàn lực cho con gái mình", ông bố này chia sẻ khi nhiều người nói, ông chăm sóc con gái quá kỹ.
Ngoài hai vợ chồng và cô con gái Thiên Tứ, gia đình ông Hoàng còn có một cô cháu gái, năm nay 17 tuổi. Cô bé cũng do một tay ông bà ngoại chăm sóc, nuôi dưỡng từ khi còn đỏ hỏn bởi bố mẹ bé ly hôn.
Năm Thiên Tứ ra đời, tâm trạng cháu gái thay đổi hoàn toàn, thậm chí khi ăn cơm, cô bé cũng không ngồi cùng bàn với ông bà nữa. Trước mỗi giờ ăn, ông Hoàng lại sắp xếp một suất riêng để trước cửa phòng cháu, nếu không cô bé sẽ nhịn đói. Đó là cách cháu gái phản ứng việc... không muốn có thêm dì.
Không chỉ có cháu gái, ngay từ khi biết mẹ có thai, hai người con đầu của ông (năm nay đã ngoài 40 tuổi) cũng phản ứng quyết liệt. Cô con gái trong lúc tức giận từng tuyên bố sẽ từ mặt bố mẹ nếu có thêm em.
Ngày bà Điền Tân Cúc sinh con, hai người con cũng không đến bệnh viện. Khi mọi việc lắng xuống, họ mới trở về nhà, chỉ đứng xa nhìn em, không phụ giúp bố bất cứ việc gì.
Ông Hoàng nhận ra bản thân ông phải sống thật lâu, thật khỏe mạnh, bởi ông không thể giao Thiên Tứ cho ai khác nuôi dưỡng, kể cả đó là anh em ruột thịt. Từ khi sinh con, sức khỏe của bà Điền Tân Cúc xuống dốc không phanh. Hai đầu gối bà nhức mỏi, cứ làm việc nặng là bà lại thấy đau lưng. Sau sinh, người phụ nữ này đã phải trải qua ba cuộc phẫu thuật mắt bởi bị bong tróc võng mạc, răng rụng gần hết và phải đeo răng giả.
Tuổi già, sức yếu, người phụ nữ này không thể đảm nhiệm việc chăm sóc Thiên Tứ hàng ngày. "Chơi với con nửa buổi là bà ấy đã ngồi thở dốc", ông Hoàng nói.
Không những vậy, trí nhớ của bà ngày càng giảm sút. Người mẹ không nhớ rõ con gái nhỏ mang giày cỡ nào, mặc bỉm thì mặt nào trước, mặt nào sau.
Ông Hoàng chia sẻ, bà Tân Cúc quá nghiêm khắc và không có tính kiên nhẫn với trẻ nhỏ. Vì vợ bị huyết áp cao, ông không muốn bà thường xuyên phải tức giận. Bởi vậy, dù làm gì hay đi đâu, ông bố cũng đưa con gái nhỏ đi theo.
Để kiếm thêm thu nhập nuôi con và cháu, gần đây ông đã nhận lại một số đầu việc. Có hôm, ông cặm cụi làm tới 1-2h sáng.
Ở tuổi 71, ông Hoàng Duy Bình luôn tin vào gen sống lâu của gia đình mình. Cha ông sống đến 96 tuổi, mẹ ông thọ 87 tuổi, chị gái ông hiện cũng đã gần 90 tuổi. "Phải cố gắng trường thọ", ông Hoàng luôn tự nhắc nhở mình, bởi ông biết rằng, Thiên Tứ vẫn còn một chặng đường dài để lớn lên.
Không chỉ có căp vợ chồng trên, một người phụ nữ ở tuổi 70 đến từ Ân Độ cũng đã trở thành một trong những người làm mẹ lần đầu tiên cao tuổi nhất trên thế giới.
Cậu bé được thụ tinh trong ống nghiệm rồi cấy phôi vào cơ thể bà Jivunben. Vợ chồng bà Rabari đã kết hôn 45 năm nay và không thể sinh con suốt nhiều thập kỷ qua. Việc sinh con bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm có thể thực hiện kể cả sau giai đoạn mãn kinh.
Khả năng để một phụ nữ từ 70 tuổi trở lên mang thai tự nhiên gần như bằng không do hầu hết phụ nữ đều trải qua thời kỳ mãn kinh từ cuối độ tuổi 40 đến đầu tuổi 50.
Tuy nhiên, Hiệp hội Y học Sinh sản Mỹ (ASRM) tuyên bố rằng bất kỳ phụ nữ nào ở bất kỳ độ tuổi nào đều có thể mang thai nhờ sự trợ giúp y tế với điều kiện là người ấy có tử cung bình thường, kể cả khi người ấy không còn buồng trứng.
Đã có một vài trường hợp phụ nữ 60 – 70 tuổi sinh con bằng thụ tinh ống nghiệm tại Ấn Độ.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.