Chàng trai tự kỷ 7 tuổi biết nói, 20 tuổi biết đi chợ nấu ăn được mẹ "trả lương"

2022-04-06 19:27:20 0 Bình luận

Chị Trương Vân Anh (48 tuổi, ngụ tại Thanh Xuân, Hà Nội) vốn là giảng viên Đại học Bách khoa Hà Nội.  Năm nay, con chị - trẻ tự kỷ Vũ Duy Quang vừa bước sang tuổi 20.
Bà mẹ chia sẻ, khi Quang 24 tháng tuổi, bác sĩ chẩn đoán con mắc bệnh tự kỷ dạng thoái lui (một trong những dạng rất nặng của tự kỷ). Vợ chồng chị đã phải làm quần quật kiếm khoản chi không nhỏ để can thiệp cho con trong nhiều năm.

Có thời gian chị suy sụp, tủi thân khi không hiểu tại sao con lại mang bệnh như vậy. 5 tuổi, Quang bắt đầu học nhai cơm, đi bộ, nhìn, nghe, nói. 7 tuổi, Quang mới nói được từ đơn – "cơm, nước, bố, mẹ". 10 tuổi, Quang vào học lớp 1 và biết nói từ phức – "ăn cơm, uống nước, bố ơi!, mẹ ơi!". Quang chỉ hiểu 2 từ "có" và "không".

Năm 16 tuổi, Quang tốt nghiệp tiểu học. Thấy con không có khả năng học tiếp, chị quyết định nghỉ việc để toàn tâm toàn ý chăm sóc và can thiệp cho con, dạy con kỹ năng sống độc lập.

Chị Vân Anh bắt đầu mở gian bếp  online tại nhà chuyên bán thực phẩm sạch, cũng thông qua việc này chị dạy con cách đi chợ, nấu cơm, chế biến món ăn.

Cậu có thể phụ mẹ nấu nướng (Ảnh: Doanh nghiệp và Tiếp thị)

Việc đi chợ với Quang là cả một hành trình gian nan, đòi hỏi sự kiên nhẫn của hai mẹ con. Ban đầu chị chỉ giao đủ tiền cho con mua một món – ghi một dòng vào tờ giấy – mua gì, của ai.

Nửa năm sau, tờ giấy đó thêm một dòng tương ứng với món nữa, nhưng lần này con học thêm việc nhận tiền thừa. Việc học này kéo dài tới 10 năm, giờ đây chị Vân Anh giao cho Quang toàn quyền lo việc đi chợ. "Mua hai món thì con nhớ được, nếu mua 5 món con sẽ chủ động ghi vào giấy", chị Vân Anh chia sẻ.

Việc nấu ăn cũng vậy, ban đầu chị ghi cách nấu ra giấy, sau đó xóa dần để Quang nhớ. Giờ đây nếu quên, Quang không hỏi mẹ nữa mà tự dùng điện thoại hay laptop tra cứu trên internet.

Chứng kiến sự tiến bộ con, chị Vân Anh không giấu nổi niềm xúc động: "Tôi đi làm về đã thấy con nấu cho mình bữa cơm ngon. Đó hạnh phúc của tôi, nó đơn giản lắm!".

Không chỉ đảm nhận việc đi chợ, Quang còn là trợ lý đắc lực của mẹ trong bếp. Cũng như mọi người đi làm công ăn lương, Quang có số tài khoản, được trả "lương" định kỳ vào ngày 15 hàng tháng. Lần đầu tiên được "lĩnh lương", Quang sung sướng lắm, đó là cách chị Vân Anh dạy cảm xúc cho con.

Chàng trai 20 tuổi nhận nhưngx đồng tiền lương đầu tiên (Ảnh: Doanh nghiệp và Tiếp thị)

Trước kia, Quang không biết các mệnh giá tiền, giờ đây em đã biết. Khi đi xem phim Quang biết dùng tiền tiết kiệm của mình mua vé, còn việc gia đình em chỉ dùng tiền của mẹ.

Đó cũng là kế hoạch thiết kế một tương lai sống độc lập cho con mà chị Vân Anh đã dày công chuẩn bị suốt những năm qua, sau khi thử nhiều phương án khác nhau. Với lượng khách có sẵn và đang ngày càng tăng của bếp, chị sẽ đưa con về quê học cách sống độc lập giữa tình yêu thương của ông bà, họ hàng, làng xóm.

Vợ chồng chị sẽ dạy con cách trồng rau, nuôi gà, trồng hoa và làm những món ngon từ nông sản sạch. Đây cũng là nguồn cung thực phẩm và tiếp nối cho bếp ăn, nhưng không đặt nặng thu nhập, chỉ cần Quang có việc làm và thu nhập đủ đong gạo.

"Nếu một ngày nào đó, bố mẹ không còn nữa thì đã có người thân giúp Quang. Mưa gió, bão bùng chỉ cần cô chú và các em chạy sang xem Quang thế nào là ổn. Mỗi tháng, Vinh (em trai Quang) sẽ về thăm anh đôi ba lần, anh cần gì em sẽ lo", chị Vân Anh chia sẻ.

Cùng với đó, hai vợ chồng chị đã làm sổ tiết kiệm cho Quang, mỗi năm gửi vào một ít, về sau mỗi tháng Quang rút khoản lãi nhỏ chi tiêu hàng ngày.

Ngoài việc con có thể sống tự lập, nhiều lần chị cũng mong mỏi con có người yêu, lập gia đình. "Nhưng đấy chỉ là ước ao của người mẹ có con trưởng thành và thành đạt như bao người. Còn trong sâu thẳm bản thân tôi – mẹ của chàng trai đặc biệt, chưa bao giờ nghĩ đến việc con có gia đình riêng.

Tôi không thể đặt gánh nặng lên vai một cô gái tốt, càng không thể chăm nom bế bồng cả con lẫn cháu cho một thế hệ nữa. Như vậy là không có trách nhiệm với cháu của mình, đứa trẻ sinh ra đã phải gánh một trọng trách: Chăm sóc bố mẹ mình", chị Vân Anh tâm sự.

Vào tháng 1/2019, Tổng cục Thống kê công bố Việt Nam hiện có khoảng 6,2 triệu người khuyết tật từ 2 tuổi trở lên (chiếm khoảng 6,5% dân số). Trong đó có khoảng 1 triệu người tự kỷ, tỉ lệ trẻ em mắc chứng tự kỷ ước tính là 1% số trẻ em sinh ra.

Bà Nguyễn Thị Thu, Giám đốc Trung tâm Phát triển Cộng đồng Our Story cho biết, trẻ tự kỷ có thể tự nuôi sống bản thân – kể cả sau khi bố mẹ qua đời, nếu được hỗ trợ can thiệp kỹ năng, hướng nghiệp, đào tạo nghề ngay từ sớm.

Với nhận thức của xã hội ngày một gia tăng về người tự kỷ, ở Việt Nam đã xuất hiện một số đơn vị lĩnh vực thời trang, công nghệ sử dụng lao động là người tự kỷ. Tuy số lượng còn ít, nhưng đã mở ra cơ hội việc làm trong tương lai đối với người tự kỷ – khi được hỗ trợ, can thiệp hiệu quả.

"Hiện nay, Hàn Quốc và Đức có những công ty sử dụng lao động – trong đó có người tự kỷ ở các bộ phận khác nhau. Đa phần số lao động này sẽ chiếm khoảng 10%, có đơn vị lên tới 20%", bà Nguyễn Thị Thu thông tin.

Dưới góc độ y tế, bác sĩ Đỗ Văn Thắng, Trưởng Đơn nguyên Phục hồi chức năng - Tâm bệnh, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh cho rằng, "can thiệp sớm là bước đầu tiên, định hình giai đoạn sau của trẻ tự kỷ". Bởi khác với gian đoạn trước, việc phát hiện, can thiệp, điều trị cho trẻ tự kỷ ngày nay thuận lợi hơn rất nhiều. Do đó, khi em bé sinh ra cần ưu tiên khám sàng lọc rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

Trong giai đoạn sớm, nếu phát hiện kịp thời và can thiệp bước đầu sẽ có tác dụng cải thiện chức năng của hệ thần kinh rất lớn. Đây sẽ là bước nền, giúp việc can thiệp, điều trị cho giai đoạn sau của trẻ tự kỷ trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả hơn.
 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hải Phòng hỗ trợ 100 triệu đồng/hộ xây mới nhà thiệt hại do bão số 3

Những ngày qua, TP.Hải Phòng đã nhận dc sự quan tâm, chung tay, góp sức từ các tỉnh, thành phố, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp…trong việc khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 gây ra. Đây là cơn bão mạnh nhất trong vòng 30 năm qua trên biển Đông, ảnh hưởng trực tiếp, khiến cho Hải Phòng thiệt hại về người và tài sản lên tới 11.000 tỷ đồng.
2024-09-19 19:48:34

Hội nghị Trung ương 10: Cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khoá, hôm nay (18/9) Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII tổ chức Hội nghị lần thứ 10 tại Thủ đô Hà Nội. Hội nghị sẽ thảo luận, cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược và một số việc cụ thể.
2024-09-19 16:02:36

Đại nhạc hội sinh viên kinh tế 2024 chính thức ấn định ngày trở lại

Một tin vui bất ngờ dành cho cộng đồng sinh viên NEU! Sau khi tạm hoãn vì những lý do khách quan, BTC NEU Concert 2024 đã chính thức xác nhận thời gian trở lại vào ngày 5/10.
2024-09-19 15:25:44

Hà Giang: CSGT đến tận trường phổ biến luật ATGT cho học sinh

Để hạn chế tai nạn giao thông xảy ra, đặc biệt là đối với các em học sinh, Đội 2 Phòng CSGT Công tỉnh Hà Giang phối hợp với Trường PTDT nội trú THPT tỉnh Hà Giang tổ chức buổi tuyên truyền, giáo dục Luật giao thông đường bộ cho các em học sinh trong trường.
2024-09-19 15:04:52

Chính sách ưu đãi đối với Doanh nghiệp của thương binh và NKT: Những bất cập cần giải quyết

Hiện nay, Việt Nam các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật còn thiếu đồng bộ và bất cập. Nhìn chung, việc tiếp cận các chính sách ưu đãi trên của các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là Người khuyết tật còn gặp nhiều khó khăn, nhiều chính sách chưa đi vào cuộc sống.
2024-09-19 10:50:25

UBMTTQ Việt Nam TP.Hải Phòng tiếp nhận hơn 60 tỷ đồng hỗ trợ sau bão số 3

18/9, Quân khu 7 và các doanh nghiệp đã đến trao tặng kinh phí, nhu yếu phẩm, trang thiết bị, vật tư hỗ trợ Hải Phòng khắc phục hậu quả của cơn bão số 3, tổng số tiền 2 tỷ đồng. Tính đến nay, UBMTTQ Việt Nam TP.Hải Phòng tiếp nhận kinh phí ủng hộ khoảng hơn 60 tỷ đồng.
2024-09-19 10:31:19
Đang tải...