Chương trình nghệ thuật Tết Độc lập tái hiện trang sử hào hùng
2016-09-02 10:26:01
0 Bình luận
Kỷ niệm 71 năm Cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh 2/9, tối 1/9 tại Hà Nội, Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật “Tết Độc Lập”.
Tới dự Chương trình có ông Bùi Thế Đức, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Các Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam: ông Vũ Hải và ông Nguyễn Xuân Huy.
Chương trình nghệ thuật “Tết Độc lập” nhằm tái hiện những trang sử hào hùng của dân tộc bằng hình ảnh tư liệu, nhân chứng lịch sử và những bài ca đi cùng năm tháng.
Tại đây các ca khúc bất hủ đi cùng năm tháng như: “19 tháng 8” của nhạc sĩ Xuân Oanh; “Diệt phát xít” của Nguyễn Đình Thi; “Trường ca sông Lô” -nhạc sĩ Văn Cao; “Hà Nội Điện Biên Phủ” - nhạc sĩ Phạm Tuyên… đã được các nghệ sĩ, ca sĩ Đài Tiếng Nói Việt Nam thể hiện.
Vinh dự được biểu diễn trong chương trình, NSƯT Đăng Dương, ca sĩ của Đài Tiếng nói Việt Nam chia sẻ: “Được tham dự chương trình, Đăng Dương cũng như một số nghệ sĩ thuộc nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam có cảm xúc đặc biệt vì mình được trở về chỗ mình làm việc, hát tại chỗ mình làm việc với những tác phẩm kinh điển về Bác Hồ, ca ngơi quê hương đất nước, những năm tháng kháng chiến, cách mạng của dân tộc. Đăng Dương rất xúc động”.
Tại Chương trình cũng diễn ra cuộc giao lưu cùng các nhân chứng lịch sử như Giáo sư Lê Thi – người nữ chiến sĩ giải phóng quân được giao nhiệm vụ kéo lá Quốc kỳ trong ngày Quốc khánh 2/9/1945 lịch sử và nhà báo Vĩnh Trà – người biên soạn lịch sử Đài Tiếng nói Việt Nam./.
Chương trình nghệ thuật “Tết Độc lập” nhằm tái hiện những trang sử hào hùng của dân tộc bằng hình ảnh tư liệu, nhân chứng lịch sử và những bài ca đi cùng năm tháng.
Tại đây các ca khúc bất hủ đi cùng năm tháng như: “19 tháng 8” của nhạc sĩ Xuân Oanh; “Diệt phát xít” của Nguyễn Đình Thi; “Trường ca sông Lô” -nhạc sĩ Văn Cao; “Hà Nội Điện Biên Phủ” - nhạc sĩ Phạm Tuyên… đã được các nghệ sĩ, ca sĩ Đài Tiếng Nói Việt Nam thể hiện.
Vinh dự được biểu diễn trong chương trình, NSƯT Đăng Dương, ca sĩ của Đài Tiếng nói Việt Nam chia sẻ: “Được tham dự chương trình, Đăng Dương cũng như một số nghệ sĩ thuộc nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam có cảm xúc đặc biệt vì mình được trở về chỗ mình làm việc, hát tại chỗ mình làm việc với những tác phẩm kinh điển về Bác Hồ, ca ngơi quê hương đất nước, những năm tháng kháng chiến, cách mạng của dân tộc. Đăng Dương rất xúc động”.
Tại Chương trình cũng diễn ra cuộc giao lưu cùng các nhân chứng lịch sử như Giáo sư Lê Thi – người nữ chiến sĩ giải phóng quân được giao nhiệm vụ kéo lá Quốc kỳ trong ngày Quốc khánh 2/9/1945 lịch sử và nhà báo Vĩnh Trà – người biên soạn lịch sử Đài Tiếng nói Việt Nam./.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Theo Ngọc Ngà/vov