Chuyện qua 38 quốc gia của 9X Việt thạo 4 ngoại ngữ
2016-12-19 11:17:43
0 Bình luận
Thông thạo nhiều ngoại ngữ, thích xách ba lô lên và đi, chàng trai sinh năm 1990 Phạm Anh Đức đã đến 38 quốc gia và hiện làm việc ở Trung Quốc.
Sang Séc sinh sống cùng gia đình từ năm lớp 1, Phạm Anh Đức trải qua tuổi thơ chật vật, thu mình vì sự khác biệt ngôn ngữ và văn hóa. Học nhiều ngoại ngữ, Đức phá vỏ bọc, vượt ra khỏi vùng an toàn của bản thân và vươn mình ra thế giới.
Học ở Pháp, làm ở Séc
Từ lớp 1 đến lớp 3, mỗi chiều, Đức thường đến một nhà bản địa trong vùng gia đình mình sinh sống để học tiếng Séc. Buổi tối, mẹ Đức tranh thủ dạy con trai đọc và nói tiếng Việt.
Đến lớp 4, cậu chăm chỉ học tiếng Anh, Pháp. Đến nay, ngoài tiếng mẹ đẻ, 9X Việt sử dụng thành thạo 4 ngoại ngữ là tiếng Séc, Anh, Pháp, Trung.
Phá bỏ được rào cản ngôn ngữ, từ nam sinh “đội sổ” ở trường cấp 2, Đức thi đỗ vào trường cấp 3 tốt nhất thủ đô Praha rồi liên tục vươn lên đứng đầu lớp về thành tích học tập.
Những chuyến đi của chàng trai sinh năm 1990 bắt đầu khi bạn trở thành sinh viên Đại học Ngoại thương tại Praha (Séc).
Năm thứ nhất đại học, 9X quyết định sang Brazil tham gia chương trình thực tập. Tại đây, chàng trai Việt cùng nhóm 7 người đến từ Canada, Philippines, Hà Lan, Ba Lan, Ukraine, Ireland và Hy Lạp tình nguyện dạy tiếng Anh trong các trường phổ thông tại nông thôn.
Khi là sinh viên năm thứ hai, Đức trải nghiệm cuộc sống ở Tanzania - đất nước phía đông Châu Phi.
Hoạt động trong Model United Nations của Liên Hợp Quốc, Đức là một trong 8 sinh viên tiêu biểu được trường cử đi New York, Mỹ.
Đang có công việc bán thời gian tại Ngân hàng xuất khẩu Séc ở Praha (năm cuối đại học), chàng sinh viên này được cấp học bổng một học kỳ tại trường Kinh doanh Emlyon ở Pháp. Đức quyết định dốc sạch số tiền tiết kiệm của mình mua vé máy bay để có thể vừa làm ở Praha, vừa học ở Lyon suốt một học kỳ.
“Vì biết trước thời khóa biểu của những môn học cũng như các ngày thi, mình mua trước vé máy bay cho cả học kỳ đó. Mình học từ thứ hai đến chiều thứ tư bay trở lại Séc để làm việc vào thứ năm và sáu. Cuối tuần, mình lại bay về Pháp", Đức cho biết.
Nam sinh cũng cho hay tất cả số tiền kiếm được đã mua hết vé máy bay. Bù lại, bạn học được khá nhiều kiến thức.
Trong lúc học thạc sĩ, Đức được chọn sang Thổ Nhĩ Kỳ 2 tuần tìm hiểu về văn hoá Trung Đông. Tốt nghiệp thạc sĩ, 9X Việt sang London, Anh làm việc cho một công ty “startup”.
Chàng trai này đã trải qua 8 công việc (3 ngân hàng, 1 startup, 1 vật liệu xây dựng và thực tập tại 3 công ty). Hiện tại, Đức ở Thượng Hải, Trung Quốc để phát triển dự án kinh doanh cho một công ty của Séc.
Những trải nghiệm thú vị
Với khả năng ngoại ngữ tốt, thích xách ba lô lên và đi, chàng trai sinh năm 1990 cho biết đã đến 38 quốc gia (đã vào trung tâm thành phố và ở ít nhất một ngày).
Để tiết kiệm chi phí, Đức thường xuyên chọn những chuyến bay đêm (giá vé rẻ hơn ban ngày) và đặt chỗ ở rẻ. Chính điều đó đã cho anh chàng nhiều trải nghiệm thú vị.
“Khi mình sang Dublin, Ireland, mỗi phòng có 20 người dùng 10 giường tầng. Các bức tường ở đó mọc rêu xanh, còn bồn tắm thì giống như tưởng tượng về nhà tù. Dù vậy, mình được ở trung tâm thành phố Dublin và chỉ phải trả 6 euro cho một đêm thôi", Đức kể.
"Chàng trai xê dịch" nhớ lại lần đến Brazil, anh được nghe nhóm nghệ sĩ chơi nhạc ấn tượng mà không cần bất cứ dụng cụ âm nhạc nào. Cách chơi nhạc này được gọi là “batuka”.
Một lần đến Tanzania đúng mùa có nhiều muỗi độc mang bệnh malaria (sốt rét). Ai cũng được nhắc phải uống thuốc phòng bệnh nhưng vì có hại cho gan nên Đức không uống. Một trong hai bạn đi cùng đoàn bị muỗi đốt sốt cao phải nhập viện, giờ nghĩ lại Đức bảo thấy mình liều quá.
Kỷ niệm khác không thể quên của chàng trai gốc Hà Nội là 2 người đi bằng xe buýt đến ngôi làng nằm trên dãy núi cách thủ đô Dar es Salaam của Tanzania 120 km. Họ muốn tham quan vùng safari có động vật hoang dã.
“Khi qua vũng bùn, tất cả hành khách phải xuống đẩy xe. Đến làng, chúng mình vào quán ăn duy nhất trong vùng hỏi có món gì ngon, họ đáp không còn đồ ăn nữa”, Đức nhớ lại.
Dù không thể cho hai lữ khách bữa ăn ngon, bác chủ quán mang ra cái bánh làm bằng bột nhào trông như cháo. Vì đói bụng, hai người bốc bánh bằng tay và ăn hết.
Sau chuyến đi Châu Phi, anh chàng tự tin rằng, “mình hoàn toàn có thể sống ở bất kỳ đâu trên thế giới”.
Học ở Pháp, làm ở Séc
Từ lớp 1 đến lớp 3, mỗi chiều, Đức thường đến một nhà bản địa trong vùng gia đình mình sinh sống để học tiếng Séc. Buổi tối, mẹ Đức tranh thủ dạy con trai đọc và nói tiếng Việt.
Đến lớp 4, cậu chăm chỉ học tiếng Anh, Pháp. Đến nay, ngoài tiếng mẹ đẻ, 9X Việt sử dụng thành thạo 4 ngoại ngữ là tiếng Séc, Anh, Pháp, Trung.
Đức có chuyến đi đáng nhớ tại Vương Quốc Bỉ. Ảnh: NVCC. |
Phá bỏ được rào cản ngôn ngữ, từ nam sinh “đội sổ” ở trường cấp 2, Đức thi đỗ vào trường cấp 3 tốt nhất thủ đô Praha rồi liên tục vươn lên đứng đầu lớp về thành tích học tập.
Những chuyến đi của chàng trai sinh năm 1990 bắt đầu khi bạn trở thành sinh viên Đại học Ngoại thương tại Praha (Séc).
Năm thứ nhất đại học, 9X quyết định sang Brazil tham gia chương trình thực tập. Tại đây, chàng trai Việt cùng nhóm 7 người đến từ Canada, Philippines, Hà Lan, Ba Lan, Ukraine, Ireland và Hy Lạp tình nguyện dạy tiếng Anh trong các trường phổ thông tại nông thôn.
Khi là sinh viên năm thứ hai, Đức trải nghiệm cuộc sống ở Tanzania - đất nước phía đông Châu Phi.
Hoạt động trong Model United Nations của Liên Hợp Quốc, Đức là một trong 8 sinh viên tiêu biểu được trường cử đi New York, Mỹ.
Đang có công việc bán thời gian tại Ngân hàng xuất khẩu Séc ở Praha (năm cuối đại học), chàng sinh viên này được cấp học bổng một học kỳ tại trường Kinh doanh Emlyon ở Pháp. Đức quyết định dốc sạch số tiền tiết kiệm của mình mua vé máy bay để có thể vừa làm ở Praha, vừa học ở Lyon suốt một học kỳ.
“Vì biết trước thời khóa biểu của những môn học cũng như các ngày thi, mình mua trước vé máy bay cho cả học kỳ đó. Mình học từ thứ hai đến chiều thứ tư bay trở lại Séc để làm việc vào thứ năm và sáu. Cuối tuần, mình lại bay về Pháp", Đức cho biết.
Nam sinh cũng cho hay tất cả số tiền kiếm được đã mua hết vé máy bay. Bù lại, bạn học được khá nhiều kiến thức.
Trong lúc học thạc sĩ, Đức được chọn sang Thổ Nhĩ Kỳ 2 tuần tìm hiểu về văn hoá Trung Đông. Tốt nghiệp thạc sĩ, 9X Việt sang London, Anh làm việc cho một công ty “startup”.
Chàng trai này đã trải qua 8 công việc (3 ngân hàng, 1 startup, 1 vật liệu xây dựng và thực tập tại 3 công ty). Hiện tại, Đức ở Thượng Hải, Trung Quốc để phát triển dự án kinh doanh cho một công ty của Séc.
Những trải nghiệm thú vị
Với khả năng ngoại ngữ tốt, thích xách ba lô lên và đi, chàng trai sinh năm 1990 cho biết đã đến 38 quốc gia (đã vào trung tâm thành phố và ở ít nhất một ngày).
Để tiết kiệm chi phí, Đức thường xuyên chọn những chuyến bay đêm (giá vé rẻ hơn ban ngày) và đặt chỗ ở rẻ. Chính điều đó đã cho anh chàng nhiều trải nghiệm thú vị.
“Khi mình sang Dublin, Ireland, mỗi phòng có 20 người dùng 10 giường tầng. Các bức tường ở đó mọc rêu xanh, còn bồn tắm thì giống như tưởng tượng về nhà tù. Dù vậy, mình được ở trung tâm thành phố Dublin và chỉ phải trả 6 euro cho một đêm thôi", Đức kể.
"Chàng trai xê dịch" nhớ lại lần đến Brazil, anh được nghe nhóm nghệ sĩ chơi nhạc ấn tượng mà không cần bất cứ dụng cụ âm nhạc nào. Cách chơi nhạc này được gọi là “batuka”.
Một lần đến Tanzania đúng mùa có nhiều muỗi độc mang bệnh malaria (sốt rét). Ai cũng được nhắc phải uống thuốc phòng bệnh nhưng vì có hại cho gan nên Đức không uống. Một trong hai bạn đi cùng đoàn bị muỗi đốt sốt cao phải nhập viện, giờ nghĩ lại Đức bảo thấy mình liều quá.
Kỷ niệm khác không thể quên của chàng trai gốc Hà Nội là 2 người đi bằng xe buýt đến ngôi làng nằm trên dãy núi cách thủ đô Dar es Salaam của Tanzania 120 km. Họ muốn tham quan vùng safari có động vật hoang dã.
“Khi qua vũng bùn, tất cả hành khách phải xuống đẩy xe. Đến làng, chúng mình vào quán ăn duy nhất trong vùng hỏi có món gì ngon, họ đáp không còn đồ ăn nữa”, Đức nhớ lại.
Dù không thể cho hai lữ khách bữa ăn ngon, bác chủ quán mang ra cái bánh làm bằng bột nhào trông như cháo. Vì đói bụng, hai người bốc bánh bằng tay và ăn hết.
Sau chuyến đi Châu Phi, anh chàng tự tin rằng, “mình hoàn toàn có thể sống ở bất kỳ đâu trên thế giới”.
Phỏng vấn nhanh chàng trai thích "xê dịch"
- Đất nước nào bạn yêu thích nhất?
- Có lẽ là Brazil, vì những người mình đã gặp và đến giời vẫn giữ liên lạc rất tuyệt vời.
- Phụ nữ ở quốc gia nào đẹp nhất trong mắt bạn?
- Slovakia.
- Nơi nào khiến bạn có cảm giác đang ở nhà?
- Praha (Séc). Đó là thành phố duy nhất mình thuộc lòng các đường phố.
- Bạn bất ngờ với tập tục của đất nước nào đã qua?
- Bulgaria: Lắc đầu là đồng ý, gật đầu là không đồng ý!
- Thứ quan trọng nhất mà bạn luôn mang theo trong vali của mình?
- Ổ cắm điện toàn cầu.
- Bạn thường tư duy bằng ngôn ngữ gì?
- Tiếng Việt, Séc và Anh.
- Du lịch đã lấy những gì từ bạn?
- Một số tiền tiết kiệm (cười).
- Bài học lớn nhất thu được sau khi đến nhiều nước?
- Đồng cảm với những người từ các nước khác nhau; kỹ năng nghe.
- Đất nước nào bạn yêu thích nhất?
- Có lẽ là Brazil, vì những người mình đã gặp và đến giời vẫn giữ liên lạc rất tuyệt vời.
- Phụ nữ ở quốc gia nào đẹp nhất trong mắt bạn?
- Slovakia.
- Nơi nào khiến bạn có cảm giác đang ở nhà?
- Praha (Séc). Đó là thành phố duy nhất mình thuộc lòng các đường phố.
- Bạn bất ngờ với tập tục của đất nước nào đã qua?
- Bulgaria: Lắc đầu là đồng ý, gật đầu là không đồng ý!
- Thứ quan trọng nhất mà bạn luôn mang theo trong vali của mình?
- Ổ cắm điện toàn cầu.
- Bạn thường tư duy bằng ngôn ngữ gì?
- Tiếng Việt, Séc và Anh.
- Du lịch đã lấy những gì từ bạn?
- Một số tiền tiết kiệm (cười).
- Bài học lớn nhất thu được sau khi đến nhiều nước?
- Đồng cảm với những người từ các nước khác nhau; kỹ năng nghe.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Theo Infonet.vn