Đẩy mạnh giải quyết việc làm cho thương binh và người khuyết tật

2015-10-24 19:02:01 0 Bình luận
Được thành lập vào năm 2003, nhìn lại chặng đường đã qua, có thể thấy được tinh thần đoàn kết, sự phối hợp chặt chẽ, trên dưới một lòng để có được những thành quả như ngày hôm nay của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và người khuyết tật Việt Nam (VAIDE). Hiệp hội đã và đang thể hiện vai trò làm đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hội viên trong các hoạt động thuộc ngành, lĩnh vực sản xuất - kinh doanh - dịch vụ hoặc trong các lĩnh vực khác của nền kinh tế có liên quan đến việc sử dụng nguồn nhân lực là thương binh và người khuyết tật (NKT) trên cả nước, theo quy định pháp luật.

Ảnh: Các học viên của Trung tâm Nghị lực sống

Vượt lên khó khăn để phát triển sản xuất, kinh doanh
Hiệp Hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, tiền thân là Hiệp hội Sản xuất, kinh doanh của Người tàn tật Việt Nam (VABED), được thành lập theo Quyết định số 13/2003/QĐ-BNV, ngày 14 tháng 4 năm 2003, của Bộ Nội vụ. Trước những khó khăn, thách thức như suy thoái kinh tế và những cuộc xung đột khu vực ở Trung Đông và Châu phi, sóng thần ở Nhật Bản... đã tác động mạnh vào kinh tế nước ta khiến cho các doanh nghiệp gặp khó khăn về nhiều mặt. Ở trong nước, bất động sản đóng băng trên diện rộng, cuộc chạy đua lãi suất của ngân hàng làm cho việc vay vốn để phát triển sản xuất gặp khó khăn. Hàng hóa tồn kho nhiều, nhất là các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng và làm dịch vụ xây dựng; hàng loạt doanh nghiệp bị phá sản, phải ngừng sản xuất, kinh doanh... Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến đội hình các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội.

Mặc dù vậy, với ý chí kiên trung, bản chất anh hùng, quả cảm của người lính Bộ đội Cụ Hồ trong thời kỳ đổi mới, các Doanh nghiệp của thương binh và NKT là Hội viên của hiệp hội đã thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ kính yêu: “...Tàn nhưng 
không phế...”, đã vượt qua khó khăn, thách thức, vượt qua mặc cảm, bệnh tật đã kiên cường phấn đấu, tận dụng tối đa sở trường để mở rộng sản xuất, kinh doanh làm dịch vụ, gia công sản xuất, tìm thị trường tiêu thụ trong nước để phát triển ngành hàng mới, sản xuất nhanh, quay vòng hàng nhanh để duy trì việc làm và đời sống cho người lao động. Cho đến nay, gần 700 đơn vị hội viên của Hiệp hội vẫn đứng vững và duy trì việc làm cho hàng chục nghìn lao động là thương bình, bệnh binh, NKT, người nhiễm chất độc màu da cam và con em của các đối tượng chính sách, thu nhập cao nhất của người lao động đang làm việc ở các doanh nghiệp bảo đảm ở mức 3 – 7 triệu đồng/tháng. Ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh vừa và nhỏ chỉ đạt mức 2,5 – 3,0 triệu đồng/tháng.

Đánh giá về những kết quả đã đạt được trong thời gian 12 năm qua, thay mặt Ban chấp hành Hiệp hội, Chủ tịch Trần Vinh Quang cho biết: Trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp hội viên, tuy vẫn còn một số hạn chế và rất nhiều khó khăn nhưng nhìn chung các đơn vị trong hiệp hội đã quyết tâm, vượt lên chính mình, phục hồi sản xuất, kinh doanh. Theo đó, trên mỗi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác nhau đã có 
đóng góp xứng đáng vào nhiệm vụ giải quyết việc làm, bảo đảm đời sống cho người lao động là thương binh, NKT và đối tượng chính sách đang lao động tại các đơn vị. Đồng thời, tham gia tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, thực hiện chính sách an sinh xã hội của Đảng, Nhà nước.


Ảnh: Chủ tịch Hiệp hội Trần Vinh Quang thăm cơ sở sản xuất, kinh doanh của NKT 

Giải quyết việc làm cho thương binh và NKT
Được sự quan tâm giúp đỡ của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Tổng Cục dạy nghề, hàng năm, Hiệp hội đều được giao chỉ tiêu và cấp kinh phí dạy nghề cho thương binh và NKT. Theo đó, Hiệp hội đã thành lập 3 Trung tâm dạy nghề trực thuộc Hiệp hội ở Hà Nội, Thừa Thiên Huế và TP Hồ Chí Minh. Trên cơ sở trang thiết bị ngày càng được hoàn thiện, các trung tâm dạy nghề vừa tổ chức dạy nghề tại chỗ, vừa tổ chức liên kết để dạy nghề, truyền nghề sau đó là tạo việc làm tại chỗ cho hơn 1.600 lao động là NKT ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Hiện 80% số học viên này đã được bố trí việc làm ổn định. Theo chỉ đạo của Thường trực Hiệp hội, năm 2010, 2011 và 2012, chỉ tiêu dạy nghề bằng kinh phí của Nhà nước không có, các Trung tâm và đơn vị dạy nghề đã tranh thủ kinh phí dạy nghề do Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn một số tỉnh, thành phố phân phối, tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn để duy trì hoạt động dạy nghề. kết quả đã dạy nghề cho 280 lao động nông thôn, trong đó có 32 lao động khuyết tật. Đây là một nỗ lực, sáng tạo, cần được phát huy. Cùng với các trung tâm dạy nghề trực thuộc hiệp hội, nhiều đơn vị hội viên đã chủ động dạy nghề bằng cách truyền nghề để thu hút lao động khuyết tật tại chỗ, vừa tăng nhân lực, vừa bảo đảm được sự đóng góp vào nhiệm vụ thực hiện chính sách an sinh xã hội.
Ngoài ra, để đẩy mạnh công tác đào tạo nghề và tạo việc làm cho người lao động, Hiệp hội cũng đã chủ động đề xuất và tham gia đóng góp với Chính phủ và các cơ quan chức năng trong việc sửa đổi, bổ sung một số chính sách liên quan đến NKT. Đặc biệt là việc Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh dành riêng cho người lao động và người khuyết tật. Theo quyết định này, các doanh nghiệp của người khuyết tật được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, được miễn phí sử dụng đất, thuê đất và mặt nước và được hưởng ưu đãi về lãi suất cho vay từ ngân hàng chính sách xã hội. Chưa kể đến, hàng năm Hiệp hội cũng đã tổ chức triển lãm, trưng bày giới thiệu sản phẩm của thương binh và NKT, tham gia các chương trình giao lưu và tổ chức sàn giao dịch việc làm dành cho NkT.


Ảnh: "Chung tay vì người khuyết tật..."

Chung sức chăm lo quyền lợi và việc làm cho thương binh và NKT
Bước vào giai đoạn mới với những khó khăn trước mắt sẽ tiếp tục tạo ra những thách thức đối với hoạt động của Hiệp Hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam. Để duy trì và phát triển, đồng thời làm chỗ dựa vững chắc về cả tinh thần lẫn vật chất cho đội ngũ Thương binh và NKT là hội viên của Hiệp hội, Thiếu tướng Trần Vinh Quang, nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Hiệp Hội cho biết: trong thời gian tới, Hiệp hội tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông về Hiệp hội trong xã hội làm cho mọi người dân, các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội, nghề nghiệp nâng cao nhận thức, trách nhiệm, chung sức hành động, chăm lo bảo đảm quyền lợi, việc làm đời sống cho thương binh và NkT trên phạm vi cả nước. Hiệp hội coi công tác đối ngoại có ý nghĩa rất quan trọng nhằm mở rộng, tăng cường uy tín và hiệu quả hoạt động. Các quan hệ truyền thông của các tổ chức nhân đạo ở trong nước và quốc tế có văn phòng hoạt động tại Việt Nam phải được giữ vững; tăng cường quan hệ chặt chẽ với các tổ chức để liên kết, đồng thời là đối tác của các tổ chức Quôc tế.

Với các hình thức cụ thể như: thông qua hệ thống thông tin đại chúng và các sinh hoạt trong hệ thống Hiệp hội, tổ chức truyền thông về chức năng, nhiệm vụ của Hiệp hội, khả năng tham gia lao động sản xuất của thương binh, NKT và việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, Nhà nước để các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có trách nhiệm trong việc tạo cơ hội, bảo đảm việc làm cho thương binh và NKT. Đồng thời, xây dựng đề án truyền thông đa dạng, kết nối với các tổ chức truyền thông trong nước và quốc tế để mở rộng, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền. Tổ chức thường xuyên các cuộc hội thảo chuyên đề, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý cho các hội viên, tổ chức hoạt động triễn lãm tạo cơ hội cho thương binh, NKT được trao đổi, học hỏi kinh nghiệm hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp và quảng bá khả năng, thành quả lao động của thương binh và NkT.

Cùng với đó, quán triệt sâu sắc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đối với thương binh và NKT. Chủ động, sáng tạo phát huy khả năng của đội ngũ lao động hiện có; tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của cộng đồng xã hội, các cơ quan tổ chức trong nước và quốc tế; giữ vững và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của từng doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các trung tâm dạy nghề, bảo 
đảm đời sống, việc làm cho thương binh, NKT và con em các đối tượng chính sách.

Tổ chức tốt công tác dạy nghề cho Thương binh và NKT với những qui mô, hình thức thích hợp, đa dạng. Trước hết, tập trung củng cố, kiện toàn các Trung tâm dạy nghề. Xây dựng đề án mang tính đặc thù của NKT với nhiều hình thức phù hợp với tính chất công việc theo cơ cấu và phân bố NKT trong cộng đồng, các điều kiện kinh tế xã hội. Đề án dạy nghề cho Thương binh và NKT xây dựng theo vùng, tạo dựng và phối hợp với các Cơ sở dạy nghề, các doanh nghiệp, các làng nghề truyền thống nhằm dạy nghề cho đối tượng Thương binh và NKT ở nông thôn.
Huy động triệt để các nguồn kinh phí phục vụ công tác dạy nghề. phối hợp giữa các Cơ sở dạy nghề với các Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong và ngoài Hiệp hội để tạo việc làm cho học viên sau tốt nghiệp. Phấn đấu phát triển các doanh nghiệp hội viên của Hiệp hội đảm bảo từ 20-30% lao động là NKT.

Mặt khác, các hội địa phương và các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ là Hội viên của Hiệp hội cũng cần có biện pháp thúc đẩy mở rộng sản xuất, kinh doanh với các mô hình thích hợp và ngày càng nâng cao chất lượng, phấn đấu giữ vững trận địa sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, quan tâm phát triển ngành nghề mới, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩn, tích cực tạo việc làm cho thương binh và NKT giúp họ có thu nhập ổn định, từng bước nâng cao đời sống người lao động.


Ảnh: Sản phẩm của NKT

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hội nghị Trung ương 10: Cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khoá, hôm nay (18/9) Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII tổ chức Hội nghị lần thứ 10 tại Thủ đô Hà Nội. Hội nghị sẽ thảo luận, cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược và một số việc cụ thể.
2024-09-19 16:02:36

Hà Giang: CSGT đến tận trường phổ biến luật ATGT cho học sinh

Để hạn chế tai nạn giao thông xảy ra, đặc biệt là đối với các em học sinh, Đội 2 Phòng CSGT Công tỉnh Hà Giang phối hợp với Trường PTDT nội trú THPT tỉnh Hà Giang tổ chức buổi tuyên truyền, giáo dục Luật giao thông đường bộ cho các em học sinh trong trường.
2024-09-19 15:04:52

Chính sách ưu đãi đối với Doanh nghiệp của thương binh và NKT: Những bất cập cần giải quyết

Hiện nay, Việt Nam các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật còn thiếu đồng bộ và bất cập. Nhìn chung, việc tiếp cận các chính sách ưu đãi trên của các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là Người khuyết tật còn gặp nhiều khó khăn, nhiều chính sách chưa đi vào cuộc sống.
2024-09-19 10:50:25

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão trong đêm 18/9, gây gió mạnh, sóng lớn ven biển và đất liền từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam. Để chủ động ứng phó, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
2024-09-19 10:25:26

Nghĩa tình thủy chung của Bộ đội Cụ Hồ với bạn bè quốc tế

Truyền thống nghĩa tình thủy chung quốc tế của Bộ đội Cụ Hồ có cội nguồn sâu xa từ truyền thống nhân nghĩa yêu thương của người Việt Nam “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách”.
2024-09-19 10:07:15

Văn bản Phúc đáp của Tổng cục Chính trị - Bộ Quốc Phòng

Ngày 30/7/2024, Tạp chí điện tử Hòa nhập nhận được Đơn đề nghị ghi ngày 23/7/2024 của cựu chiến binh (CCB) Trương Công Ninh (Sinh năm 1954), đối tượng hưởng trợ cấp chất độc hóa học dioxin; hiện đang ngụ tại số nhà 18 đường Trương Đăng Quỹ, tổ dân phố Đông Trung, thị trấn Kiến Xương, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
2024-09-18 18:57:28
Đang tải...