Gần 5.000 lao động khiếm thị có nghề nghiệp, thu nhập 

2022-04-17 10:31:22 0 Bình luận

Những người này có nhu cầu  được học tập, tiếp thu văn hóa, kiến thức nhưng luôn gặp khó khăn khi tiếp cận. Dù đã có hệ thống chữ nổi Braille dành cho người khiếm thị, nhưng chi phí in ấn tài liệu dưới dạng này là rất tốn kém; để chuyển hóa tất cả các kho tàng tri thức sang dạng chữ nổi Braille là một điều khó có thể thực hiện được.

Theo ông Phạm Viết Thu- Chủ tịch Hội người mù Việt Nam,  công nghệ thông tin là phương tiện hết sức hữu hiệu giúp người mù sinh hoạt, học tập, làm việc thuận lợi, nhanh chóng và hiệu quả hơn nhưng hiện nay Việt Nam chỉ có khoảng hơn 9.000 người khiếm thị biết sử dụng máy vi tính và điện thoại thông minh.

Công việc chủ yếu của người khiếm thị chủ yếu là nghề massage, giáo viên, tin học văn phòng, làm hương, tăm, kết hạt cườm, đan giỏ xách nhựa, làm hoa, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi ong lấy mật, đàn organ, buôn bán tại nhà… Trong đó, nghề massage được đánh giá là nghề phù hợp với sức khỏe, trình độ, giúp họ tự nuôi sống bản thân, vượt qua mặc cảm tự ti, từng bước vươn lên hòa nhập cộng đồng, góp phần giảm bớt tỷ lệ hộ nghèo và làm lành mạnh nghề massage trong xã hội. Tuy nhiên, nghề massage dù đem lại thu nhập ổn định nhưng cũng chỉ đáp ứng được như cầu tối thiểu trong cuộc sống, thậm chí vẫn còn thiếu thốn. Người khiếm thị cần có thêm cơ hội tiếp cận với kiến thức trong thời đại công nghệ số, để phát huy được tư duy, khả năng sáng tạo của mình.

Người khiếm thị cần được quan tâm hơn nữa trong đào tạo nghề nghiệp (Ảnh: TTXVN)

Trong cuộc khảo sát nhu cầu học nghề gần đây cho thấy, tỷ lệ người khiếm thị muốn học nghề kinh doanh online rất cao. Ngay sau đó, một khóa đào tạo kỹ năng bán hàng online cho người khiếm thị trong bối cảnh phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid - 19 do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) phối hợp với Đại sứ quán Nhật Bản tài trợ đã diễn ra nhằm đào tạo những kiến thức, kỹ năng cần thiết để người khiếm thị có thể có thêm một nghề mới, nâng cao sự tự tin hòa nhập cộng đồng. 

Khóa học diễn ra trong 30 ngày với sự dẫn dắt của các chuyên gia về kỹ năng giao tiếp, kiến thức kinh tế thị trường, kỹ năng bán hàng online trên mạng xã hội Facebook… Sau 3 tháng học tập đã ghi nhận những kết quả rất tích cực từ học viên như: Cách thức xây dựng tin, bài bán hàng chuyên nghiệp hơn, đầy đủ các tiêu chí, hấp dẫn… Nhiều học viên đã tăng doanh thu bán hàng so với những ngày chưa đi học. Một số học viên chưa bán online bao giờ đã chốt được đơn hàng và đã có những doanh số đầu tiên. 

Bà Đinh Việt Anh cho biết, Trung ương Hội Người mù Việt Nam đang quản lý 51,6 tỷ đồng triển khai cho vay tại 51 tỉnh, thành phố cho 10.000 hộ người mù và 55 cơ sở sản xuất tập trung của Hội Người mù các cấp, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho 13.000 lao động. Toàn Hội đang quản lý 393 cơ sở sản xuất tập trung và 139 tổ nhóm sản xuất thủ công dưới 10 người/tổ nhóm, thu hút gần 5.000 lao động với mức thu nhập bình quân của nghề thủ công là 1,9 triệu đồng/người/tháng, riêng nghề xoa bóp bấm huyệt đạt 2,5 triệu đồng/người/tháng, người có tay nghề cao thu nhập từ 5-7 triệu đồng/tháng. Với những nỗ lực và sự cố gắng đồng bộ của các cấp Hội, cuộc sống người lao động được đảm bảo; tỷ lệ hộ người mù nghèo tính đến đầu năm 2022 chỉ còn 14,2%, giảm 1,78% so với cùng kỳ năm 2021. 

Một bất cập với người khiếm thị là thiếu những kỹ năng xã hội cần thiết. Họ không biết cách tiếp cận với các chính sách hỗ trợ, các trung tâm giáo dục nghề và giới thiệu việc làm, hoặc các nguồn vay vốn ưu đãi. Thậm chí sau khi học nghề và có chứng chỉ nghề, người khuyết tật nói chung và người khiếm thị nói riêng vẫn thiếu thông tin về nhà tuyển dụng, không biết đến chính sách việc làm cho người khuyết tật, hoặc không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Những người đã có việc làm thì gặp khó khăn trong việc bố trí việc làm phù hợp với thể trạng, vì vậy khó phát huy được hết khả năng của bản thân nên thường có lương rất thấp.

Vừa qua, Trung tâm Đào tạo Cán bộ - Phục hồi chức năng cho người mù đã đưa chương trình đào tạo nghề công tác xã hội vào giảng dạy cho cán bộ hội viên các phương pháp trợ giúp và kỹ năng xây dựng các chương trình, hoạt động trợ giúp những đối tượng yếu thế một cách chuyên nghiệp; tổ chức những chương trình hoạt động phát triển cộng đồng yếu thế của mình và xây dựng tổ chức hội ngày càng phát triển; đồng thời kiến nghị với nhà nước trong việc xây dựng, thúc đẩy môi trường chính sách an sinh xã hội một cách phù hợp cho người khuyết tật nói chung và người khiếm thị nói riêng để họ có cơ hội phát huy khả năng của mình. Từ đó, cải thiện chất lượng dịch vụ trợ giúp đối với cộng đồng người khuyết tật nói chung và người khiếm thị nói riêng, góp phần vào xây dựng mạng lưới nghề công tác xã hội trong trợ giúp người khuyết tật ngày càng phát triển.

Để làm được điều đó, rất cần có sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả của các ngành liên quan. Trong đó, chú trọng tuyên truyền rộng rãi các chương trình dạy nghề, học nghề, việc làm để người khiếm thị có thêm thông tin và cơ hội tiếp cận các chính sách. Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện các chính sách, pháp luật về dạy nghề, tạo việc làm và trợ giúp xã hội để nâng cao đời sống, giảm tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử với người khuyết tật nói chung và người khiếm thị nói riêng; nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung hệ thống chính sách, pháp luật phù hợp với tính đặc thù của một số nhóm người khuyết tật trong đó có người khiếm thị nhằm tạo điều kiện, cơ hội tốt nhất cho họ được học nghề, tạo việc làm và đóng góp vào sự phát triển đất nước…

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 sẽ diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh

Chiều 22/4, tại Hà Nội, Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tổ chức buổi họp báo giới thiệu về Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 6 đến 8/5 với chủ đề “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững”.
2025-04-22 21:54:23

Một lá cờ trong ly cà phê và thông điệp lặng lẽ về lòng yêu nước

Giữa những dòng trạng thái nhạt nhòa lòng biết ơn, tinh thần dân tộc lại bừng lên từ một ly cà phê – được pha bằng cả trái tim...
2025-04-22 14:35:39

Phú Quốc đang hình thành “siêu đô thị” trong tương lai thế nào?

Hệ thống công trình phục vụ APEC 2027 được đầu tư tại Phú Quốc, dự báo sẽ tạo nên diện mạo mới cho Phú Quốc, đô thị biển đảo mang tầm cỡ thời đại, một trung tâm phát triển mang giá trị toàn cầu.
2025-04-22 10:31:38

SHB được Fitch xếp hạng tín nhiệm “BB-“ với triển vọng ổn định

Fitch Ratings lần đầu công bố kết quả xếp hạng tín nhiệm quốc tế với Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB). Theo đó, SHB được Fitch xếp hạng phát hành nợ dài hạn bằng nội tệ và ngoại tệ (Long-Term Issuer Default Ratings – IDRs) ở mức “BB–”, với triển vọng xếp hạng ổn định, thuộc nhóm đầu ngành ngân hàng.
2025-04-22 10:26:06

OMODA & JAECOO kỷ niệm 2 năm: Hành trình thần tốc chạm mốc 500.000 khách hàng toàn cầu

Chỉ sau hai năm kể từ ngày chính thức ra mắt, thương hiệu xe ô tô OMODA & JAECOO đã thiết lập một cột mốc ấn tượng khi đạt được 500.000 khách hàng trên toàn thế giới. Sự kiện đánh dấu một bước tiến vượt bậc trong ngành công nghiệp ô tô và khẳng định vị thế của OMODA & JAECOO như một trong những thương hiệu có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất hiện nay.
2025-04-22 10:18:53

Xe điện giúp ích cho người khuyết tật tại Expo 2025

Tại expo 2025, Honda đã giới thiệu xe điện rảnh tay, xe điện giúp ích cho người bị liệt thân dưới có thể di chuyển dễ dàng
2025-04-22 09:31:58
Đang tải...