Giá đất và chỗ ở
2019-03-07 23:26:53
0 Bình luận
Chủ đề sục sôi nhất ở Đà Nẵng thời gian qua không phải là hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều mà là giá đất tăng phi mã. Khắp nơi bàn về cơn sốt giá đất với đủ tâm trạng: vui, tiếc, lo lắng, chộn rộn...
Vui là những người có đất bỗng dưng có trong tay tiền tỉ. Chộn rộn là những người đang muốn kiếm tiền từ đất. Ở huyện Hòa Vang, "cò" đất các nơi đổ về, giá đất nhảy múa, không ít người địa phương nghỉ việc ở nhà máy chuyển sang làm "cò" với hi vọng có nhiều tiền hơn.
Người tiếc thì đủ kiểu. Tiếc vì không nhanh tay mua đất. Tiếc vì lỡ bán đất quá sớm. Tiếc vì đầu tư... sai.
Như một người ở huyện Hòa Vang ba năm trước bán 2 sào đất được 400 triệu để đi xuất khẩu lao động tại Nhật. Chắt chiu tằn tiện nơi xứ người, anh quay về với hơn 1 tỉ đồng trong tay. Nhưng mọi thứ trở thành vô nghĩa bởi 2 sào đất gia đình bán 3 năm trước nay đã có giá... 4,5 tỉ đồng. Xem như lỗ nặng!
Tâm tư là những người thu nhập thấp, người ở nhờ, ở thuê, người đang mơ về một chỗ ở. Bởi ngoài cái ăn, cái mặc hằng ngày, nay gánh lo về chốn nương thân ngày càng nặng nề hơn.
Nhà tâm lý học người Mỹ Abraham Maslow đã đưa ra tháp nhu cầu 5 tầng của con người theo cách liệt kê một trật tự thứ bậc hình kim tự tháp. Những nhu cầu cơ bản của con người như thức ăn, nước uống, nơi trú ngụ phải được đủ đầy mới nghĩ đến các nhu cầu bậc cao về sáng tạo và thể hiện bản thân, muốn được cống hiến, muốn được xã hội công nhận.
Xét cho cùng, bất động sản phục vụ nhóm nhu cầu cơ bản ở tầng thấp nhất của con người là có nơi trú ngụ, nghỉ ngơi. Ấy vậy mà...! Giá đất càng tăng, quá trình làm việc để có được nhu cầu tối thiểu - chỗ ở - ngày càng gian nan, mù mịt hơn.
Tiền đổ vào bất động sản, chỉ trong thời gian ngắn sinh lợi gấp nhiều lần so với lãi suất gửi ngân hàng, càng kích thích đầu cơ, củng cố tư duy "lướt sóng" ngắn hạn trong xã hội. Thêm nhiều người giàu từ đất, đó là sự phồn thịnh giả tạo bởi suy cho cùng, bán đất để ăn cũng là khai thác tài nguyên. Xã hội chỉ giàu có khi sản xuất ra nhiều sản phẩm, xuất khẩu đi các nước...
Sự bất thường của giá đất đã được chính quyền chỉ ra. Các chiêu thức "thổi giá" bằng cách bơm thông tin liên tục đến các nhóm, hội buôn bán bất động sản trên các mạng xã hội nhằm tạo sóng trên thị trường đã được nhận diện.
Ngay cả chiêu thức liều lĩnh làm giả công văn quyết định của chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam để kích thị trường nhà đất đã được vạch mặt.
Thế nhưng những cơn sốt đất vẫn cứ diễn ra, lan hết nơi này đến chỗ khác, làm méo mó các kênh đầu tư, buộc hàng chục triệu người cứ mãi loay hoay, chạy đuổi để đáp ứng nhu cầu tối thiểu của con người: chỗ ở!
Giá đất nhiều khu vực ở Đà Nẵng tăng vọt do chiêu thức "thổi giá", trong đó có cả việc giả công văn để kích thích thị trường nhà đất. Trong ảnh: vị trí mà các đối tượng làm giả công văn nói sẽ xây cầu Bùi Tá Hán nối với Hòa Xuân - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG |
Người tiếc thì đủ kiểu. Tiếc vì không nhanh tay mua đất. Tiếc vì lỡ bán đất quá sớm. Tiếc vì đầu tư... sai.
Như một người ở huyện Hòa Vang ba năm trước bán 2 sào đất được 400 triệu để đi xuất khẩu lao động tại Nhật. Chắt chiu tằn tiện nơi xứ người, anh quay về với hơn 1 tỉ đồng trong tay. Nhưng mọi thứ trở thành vô nghĩa bởi 2 sào đất gia đình bán 3 năm trước nay đã có giá... 4,5 tỉ đồng. Xem như lỗ nặng!
Tâm tư là những người thu nhập thấp, người ở nhờ, ở thuê, người đang mơ về một chỗ ở. Bởi ngoài cái ăn, cái mặc hằng ngày, nay gánh lo về chốn nương thân ngày càng nặng nề hơn.
Nhà tâm lý học người Mỹ Abraham Maslow đã đưa ra tháp nhu cầu 5 tầng của con người theo cách liệt kê một trật tự thứ bậc hình kim tự tháp. Những nhu cầu cơ bản của con người như thức ăn, nước uống, nơi trú ngụ phải được đủ đầy mới nghĩ đến các nhu cầu bậc cao về sáng tạo và thể hiện bản thân, muốn được cống hiến, muốn được xã hội công nhận.
Xét cho cùng, bất động sản phục vụ nhóm nhu cầu cơ bản ở tầng thấp nhất của con người là có nơi trú ngụ, nghỉ ngơi. Ấy vậy mà...! Giá đất càng tăng, quá trình làm việc để có được nhu cầu tối thiểu - chỗ ở - ngày càng gian nan, mù mịt hơn.
Tiền đổ vào bất động sản, chỉ trong thời gian ngắn sinh lợi gấp nhiều lần so với lãi suất gửi ngân hàng, càng kích thích đầu cơ, củng cố tư duy "lướt sóng" ngắn hạn trong xã hội. Thêm nhiều người giàu từ đất, đó là sự phồn thịnh giả tạo bởi suy cho cùng, bán đất để ăn cũng là khai thác tài nguyên. Xã hội chỉ giàu có khi sản xuất ra nhiều sản phẩm, xuất khẩu đi các nước...
Sự bất thường của giá đất đã được chính quyền chỉ ra. Các chiêu thức "thổi giá" bằng cách bơm thông tin liên tục đến các nhóm, hội buôn bán bất động sản trên các mạng xã hội nhằm tạo sóng trên thị trường đã được nhận diện.
Ngay cả chiêu thức liều lĩnh làm giả công văn quyết định của chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam để kích thị trường nhà đất đã được vạch mặt.
Thế nhưng những cơn sốt đất vẫn cứ diễn ra, lan hết nơi này đến chỗ khác, làm méo mó các kênh đầu tư, buộc hàng chục triệu người cứ mãi loay hoay, chạy đuổi để đáp ứng nhu cầu tối thiểu của con người: chỗ ở!
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Theo Tuổi trẻ