Giáo dục đại học: Tăng quyền tự chủ, sáng tạo cho các trường đại học

2018-09-07 15:30:55 0 Bình luận
Tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, sáng 7/9, các đại biểu Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học. Nội dung được nhiều đại biểu quan tâm, cho ý kiến là mô hình hệ thống cơ sở giáo dục đại học và khái niệm Đại học.

Hai loại ý kiến về mô hình

Trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình cho biết, hiện có hai loại ý kiến khác nhau về mô hình hệ thống cơ sở giáo dục đại học và khái niệm Đại học.


Loại ý kiến thứ nhất (của cơ quan thẩm tra) đề nghị quy định thống nhất, mạch lạc mô hình hệ thống cơ sở giáo dục đại học gồm có Trường đại học và Đại học (hệ thống các trường đại học). Theo đó, hạt nhân cơ bản của hệ thống giáo dục đại học là trường đại học có cơ cấu tổ chức bên trong gồm các trường chuyên ngành, các khoa, bộ môn và các tổ chức cần thiết khác phục vụ cho hoạt động đào tạo, khoa học, công nghệ tùy theo nhu cầu của nhà trường.

Luật quy định các trường đại học tùy theo nhiệm vụ, chức năng, sứ mệnh, tự nguyện hoặc được nhà nước quy định kết hợp, sáp nhập với nhau tạo thành một tổ hợp/ hệ thống các trường đại học hoặc khi một trường đại học tự lớn mạnh lên và thành lập hệ thống các trường đại học thì được hình thành một Đại học. Hệ thống này được quản lý, vận hành trên cơ sở chia sẻ trách nhiệm, lợi ích chung, được luật pháp bảo vệ và có những quyền tự chủ của hệ thống.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình chỉ rõ quy định theo hướng này có ưu điểm là tạo được sự rõ ràng, mạch lạc trong hệ thống giáo dục đại học; tạo hành lang pháp lý kết hợp được tiềm năng, lợi thế của các trường đại học để tạo nên sức mạnh tổng hợp, tăng cường tính cạnh tranh của các cơ sở giáo dục đại học trong hệ thống đại học quốc tế và từng bước hình thành các trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ lớn của đất nước.

Về vấn đề tên gọi (trong ngôn ngữ Việt Nam) là có trường đại học trong đại học nhưng điều này hoàn toàn không mới trong xu hướng phát triển của giáo dục đại học trên thế giới. Quy định này cũng tạo độ mở trong Luật về mô hình cơ sở giáo dục đại học và phù hợp với điều kiện lịch sử, phát triển của hệ thống giáo dục đại học quốc tế, kết hợp, sáp nhập, giảm số lượng trường đại học. Thực tế xây dựng hai Đại học Quốc gia, đã chứng minh tính đúng đắn của mô hình này khi có cơ chế và nguồn lực phù hợp.

Trong khi đó, loại ý kiến thứ hai (của cơ quan soạn thảo) đề nghị quy định hệ thống cơ sở giáo dục đại học gồm có đại học, trường đại học, học viện và các cơ sở giáo dục đào tạo có tên khác phù hợp với quy định của pháp luật, gọi chung là đại học.

Ý kiến này cho rằng, quy định này sẽ tường minh, công bằng khi coi tất cả các cơ sở giáo dục đại học đều có cơ hội như nhau về lựa chọn mô hình phát triển là Đại học và phân biệt với nhau chỉ thông qua nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng quy định này chưa giải quyết được bản chất vấn đề về mô hình trường đại học bên trong đại học như hiện nay, cả về nội dung và tổ chức, đồng thời có thể làm phức tạp thêm hệ thống khi quy định tất cả cơ sở giáo dục đại học là Đại học; các cơ sở giáo dục đại học đa lĩnh vực được thành lập các trường trực thuộc bên trong mà chưa phân định rõ tư cách pháp nhân, địa vị pháp lý của các tổ chức này. Vì thế, việc ổn định của hệ thống giáo dục đại học hiện nay có thể bị ảnh hưởng lớn.

Lo ngại bộ máy quản lý trung gian cồng kềnh

Tại phiên họp, nhiều đại biểu đồng tình với loại ý kiến thứ nhất của cơ quan thẩm tra. Đại biểu Bùi Thanh Tùng (Hải Phòng) cho rằng, quy định như vậy sẽ bảo đảm hội nhập quốc tế mà nhiều nước đã thực hiện. Tuy nhiên, ông Tùng băn khoăn việc phải giải quyết thấu đáo mô hình trường trong trường đang áp dụng hiện nay.

Nêu ý kiến về vấn đề này, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đánh giá, quy định về mô hình đại học thể hiện trong dự thảo luật chưa giải quyết được các vấn đề vướng mắc đã bộc lộ trong thực tế. “Hiện tại có rất nhiều ý kiến băn khoăn là tại sao chỉ các Đại học Quốc gia, đại học vùng được gọi là "đại học" trong khi có rất nhiều các trường uy tín, quy mô và chuyên ngành đào tạo lớn như Đại học Bách khoa, Đại học Kinh tế quốc dân… lại không được gọi đúng từ định danh đó," Phó Thủ tướng nêu.

Phó Thủ tướng cho rằng, việc phân mô hình tổ chức như vậy sẽ gây khó khăn cho việc hội nhập vì khi dịch ra tiếng Anh chỉ có một từ thống nhất để chỉ trường đại học là “University.”

Đề cập đến những hạn chế trong mô hình tổ chức 2 Đại học Quốc gia cũng như 3 Đại học vùng hiện nay, Phó Thủ tướng chỉ rõ, các cơ sở này được hình thành từ những năm 1995, theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, là một biện pháp sáp nhập cơ học các trường đại học lại với nhau và việc vận hành cho đến bây giờ, không phải đều thuận lợi. Vì thế, phương án đưa ra của cơ quan thẩm tra sẽ khó tháo gỡ được những bất cập thực tế đã bộc lộ. Trong khi đó, phương án đề xuất ban đầu của Chính phủ là dựa trên nguyện vọng của nhiều trường, sẽ giải quyết được các vấn đề này. Vì tinh thần là giao quyền tự chủ cho cơ sở giáo dục đại học để họ tự quyết định cơ cấu bên trong gồm những trường nào độc lập, trường nào hạch toán phụ thuộc một phần...

Ở góc nhìn khác, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) nhận định, có bất cập trong việc tổ chức, phân loại mô hình cơ sở đào tạo đại học khi chỉ căn cứ vào quy mô trường mà không nhìn vào năng lực đào tạo, chất lượng, vào nhu cầu của người học… Theo đại biểu, việc phân loại mô hình theo hướng tư duy này ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của giáo dục đại học. Xưa nay cứ nói đến Đại học Quốc gia mà nói tới sự hoành tráng, quy mô nhưng trong Đại học quốc gia không phải trường nào, khoa nào cũng nhận được sự đánh giá cao từ xã hội. Trong khi đó Đại học Quốc gia lại sinh ra một bộ máy quản lý trung gian cồng kềnh, phức tạp.

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng phân tích kiểu liên kết trong Đại học Quốc gia là liên kết "cứng," từ một quyết định hành chính của cơ quan quản lý trong khi xu hướng hiện nay là liên kết "mềm," từ nhu cầu và do sự tự chủ của mỗi trường để liên kết với nhau. Từ thực tế này, đại biểu kiến nghị phải tăng quyền tự chủ nghĩa là tạo điều kiện cho liên kết chứ không phải đóng khung trong một mô hình cứng. Để có được sự tự chủ, sáng tạo thực sự cho các trường, nhất định phải lấy kiểm định làm công cụ và chất lượng kiểm định phải được nâng lên.

Giải trình thêm về nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình nhấn mạnh yêu cầu về việc đào tạo nguồn nhân lực đang buộc các đại học phải năng động, cạnh tranh hơn, mức độ cạnh tranh thậm chí phải với cả quốc tế.

Ngoài ra, xu hướng của giáo dục đại học là đa lĩnh vực, vì thế các trường đại học đều đang bắt đầu hình thành các tổ hợp. Dẫn ví dụ Philippines đã có Đại học Quốc gia với 17 trường đại học thành viên, Chủ nhiệm Phan Thanh Bình nhấn mạnh, phương án cơ quan thẩm tra đưa ra thích hợp cho xu hướng và mục tiêu này./.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Khám phá thiên nhiên và bản sắc văn hoá Làng du lịch Tân Hoá

Minh Hóa (Quảng Bình) là nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống và cũng là vùng đất lưu giữ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc. Ðây là cơ sở quan trọng để địa phương xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng.
2024-11-27 07:00:00

Xúc tiến, quảng bá Du lịch đêm Hà Nội 2024 với chủ đề “Đêm Trúc Bạch”

Vào 18 giờ ngày 29/11/2024, tại không gian tuyến phố ẩm thực Đảo Ngọc Ngũ Xã (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình) sẽ khai mạc chương trình quảng bá sản phẩm du lịch "Đêm Hà Nội 2024" với chủ đề “Đêm Trúc Bạch”; công bố Quyết định công nhận 3 điểm du lịch mới của Thủ đô và khai trương Tuyến tàu điện số 6.
2024-11-26 14:31:36

Tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Ban Chấp hành Trung ương Đảng cơ bản thống nhất chủ trương tái khởi động Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận và tiếp tục nghiên cứu Chương trình điện hạt nhân tại Việt Nam.
2024-11-26 08:14:24

Hải Phòng tổng kết Nghị quyết về 'thu hồi diện tích đất giao không đúng thẩm quyền'

Thành phố Hải Phòng vừa tổ chức hội nghị tổng kết Nghị quyết số 06/2016/NQ-HĐND về “nhiệm vụ, giải pháp thu hồi diện tích đất đã giao, cho thuê không đúng đối tượng, không đúng thẩm quyền, chậm đưa vào sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích gây lãng phí tài nguyên đất”.
2024-11-26 07:37:23

Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'

Chiều 25/11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
2024-11-26 07:00:00

Chiêm ngưỡng show diễn chỉ có trong thế vận hội quốc tế ngay tại Phú Quốc

Mỗi tối tại thị trấn Hoàng Hôn, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng màn trình diễn đẳng cấp quốc tế của những á quân, quán quân flyboard và jetski thế giới cùng trình diễn gần 20 phút pháo hoa, pháo nước.
2024-11-25 11:39:00
Đang tải...