Giật, máy mắt: Cách nào loại bỏ?
2018-04-10 10:47:33
0 Bình luận
Thỉnh thoảng tôi bị máy mắt, có khi mấy ngày liền. Thường là tự hết. Xin hỏi máy mắt có phải là triệu chứng của bệnh? Tuy không đau nhưng đôi khi nó làm tôi khó tập trung làm việc, cũng có lúc mất tự tin như khi tiếp khách. Có cách nào ngăn ngừa được hiện tượng này không?
Máy mắt là những co thắt, có khi là những chuyển động tương đối nhẹ nhàng, không cố ý (vô thức) của mi trên hoặc mi dưới. Nó có thể xảy đến bất thình lình, kéo dài vài phút, hàng giờ, có khi hàng ngày hoặc lâu hơn. Trong cơn máy mắt, bạn có thể tự cảm thấy còn người khác thì nhìn thấy mi mắt bạn bị giật, nhưng đa phần nó không đủ mạnh để người ngoài nhìn thấy khi họ đối diện với bạn. Hầu hết máy mắt không gây hại gì cho bạn, không ảnh hưởng đến thị lực.
Tuy nhiên, nếu nó xuất phát từ bệnh lý thần kinh gây co cơ vòng mi nhưng bệnh co rút mi hay co cơ nửa mặt thì phức tạp hơn nhiều. Khi đó, các cơ mắt co mạnh hơn, kéo dài hơn gây cản trở việc nhìn. Các cơ khác ở vùng mặt cũng bị ảnh hưởng tương tự.
Máy mắt thông thường có thể giải quyết bằng chườm nóng, massage và bấm huyệt, nhỏ nước mắt nhân tạo và nghỉ ngơi. Đáng buồn là có những trường hợp không đơn giản như thế. Máy mắt thường nhẹ nhàng, thoáng qua, không gây phiền toái gì lắm. Nhưng khi nó kéo dài bất thường, xuất hiện mau dần thì chúng ta cần những giải pháp tổng thể hoặc đi khám chuyên khoa mắt, thần kinh, có khi là cả hai.
Theo bạn miêu tả, hiện tượng máy mắt của bạn có thể do mệt mỏi, do mắt làm việc thái quá. Có vài giải pháp cho tình trạng này. Chẳng hạn bạn hãy ngủ một giấc thật đẫy và lấy lại sức lực, có thể sẽ rũ bỏ được máy mắt. Stress cũng gây ra máy mắt. Nếu bạn loại bỏ được các nguyên nhân gây stress, giảm được stress chúng ta có thể thoát khỏi máy mắt. Hạn chế cà phê, chú ý làm ẩm mắt khi phải làm việc nhiều bằng mắt.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Theo SKĐS