Hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở giai đoạn 2: Còn hơn 300.000 gia đình

2017-06-28 09:47:21 0 Bình luận
Tính đến ngày 31/5/2017, vẫn còn 313.707 hộ gia đình có công với cách mạng cần được hỗ trợ nhà ở trong giai đoạn 2 (2017-2018). Đây là con số do địa phương báo cáo, được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội thẩm tra.
Linh hoạt trong hỗ trợ
 
Thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg về hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở (Quyết định 22), hầu hết các địa phương đã hoàn thành kế hoạch giai đoạn 1. Nhiều địa phương hoàn thành 100% kế hoạch (Bắc Giang, Hòa Bình, Ninh Bình, Nghệ An, An Giang, Tiền Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng và Cà Mau); linh hoạt ứng trước ngân sách địa phương hỗ trợ cho tất cả các hộ gia đình có tên trong Đề án nhưng chưa được ngân sách Trung ương cấp kịp thời (TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Vĩnh Long) ; ứng trước 60-80% kinh phí hỗ trợ cho các hộ có tên trong Đề án thực hiện ( Bắc Ninh, Hưng Yên, Bà Rịa - Vũng Tàu).
 
Một số địa phương còn huy động sự tham gia của cộng đồng và từ các nguồn khác để hỗ trợ thêm cho các hộ gia đình nhằm nâng cao chất lượng nhà ở (Thái Bình, Hà Tĩnh hỗ trợ thêm 10 triệu đồng/hộ cho cả xây mới và sửa chữa, cải tạo. Bắc Ninh hỗ trợ thêm 8 triệu đồng cho 1 hộ xây mới và 4 triệu đồng cho 1 hộ sửa chữa. Hải Dương hỗ trợ thêm 4 triệu đồng/hộ xây mới. Lâm Đồng hỗ trợ thêm 10 triệu đồng/hộ xây mới và 5 triệu đồng/hộ sửa chữa, cải tạo. TP Đà Nẵng hỗ trợ thêm 20 triệu đồng/hộ xây mới, hỗ trợ thêm từ 5 - 10 triệu đồng/hộ sửa chữa xuống cấp nặng. TP Hồ Chí Minh hỗ trợ thêm 20 triệu đồng/hộ cho cả xây mới và sửa chữa. Bà Rịa - Vũng Tàu hỗ trợ thêm 10 triệu đồng/hộ. An Giang trích từ Quỹ đền ơn đáp nghĩa để hỗ trợ thêm 10 triệu đồng/hộ xây mới. Đồng Tháp hỗ trợ thêm 5 triệu đồng/hộ xây mới. Bến Tre hỗ trợ thêm 10 triệu đồng/hộ xây mới và 5 triệu đồng/hộ sửa chữa...).
 

Hỗ trợ người có công về nhà ở tại thôn Nà Bản, xã Tân Tiến, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. (Ảnh: Đăng Bách)
Sau khi được hưởng chính sách hỗ trợ, đời sống của người có công với cách mạng đã được nâng cao hơn trước, nhà ở khang trang, có diện tích sử dụng tối thiểu 30m2, đảm bảo vệ sinh môi trường, bền chắc, kín đáo, tránh được tác động xấu của thời tiết. Chính sách có sức lan tỏa, góp phần nâng cao nhận thức xã hội, kêu gọi các doanh nghiệp, cộng đồng dân cư tích cực cùng tham gia vào công tác hỗ trợ, ủng hộ, chăm lo đời sống của người có công, tạo niềm tin sâu sắc vào công cuộc đền ơn đáp nghĩa đối với người có công với cách mạng.
 
Cần phân bổ 8.100 tỷ đồng trong 2 năm
 
Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, trong giai đoạn 1 có 80.000 hộ gia đình người có công được hỗ trợ về nhà ở, gồm 72.153 hộ theo báo cáo của 53/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2012 (Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội cung cấp danh sách) và 7.847 hộ của 10 địa phương chưa có số liệu báo cáo Đoàn giám sát năm 2012 nhưng được Thủ tướng Chính phủ cho phép bổ sung thêm trong năm 2015.
 
Bộ Tài chính đã cấp ngân sách nhà nước cho 80.000 hộ là 2.758 tỷ đồng (ngân sách Trung ương cấp là 2.516 tỷ đồng, ngân sách địa phương cấp là 242 tỷ đồng).
 
Tuy nhiên, báo cáo của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tính đến ngày 31/5/2017, cả nước có 116.967 hộ hoàn thành xây mới và sửa chữa, cải tạo nhà ở (61.080 hộ xây mới, 55.887 hộ sửa chữa, cải tạo), đang triển khai thực hiện cho 6.787 hộ (2.334 hộ xây mới, 4.453 hộ sửa chữa, cải tạo). Như vậy, tổng số hộ đã và đang thực hiện xây mới, sửa chữa nhà ở tính đến nay là 123.754 hộ, vượt 43.754 hộ so với kế hoạch ban đầu là 80.000 hộ.
 
Tổng kết báo cáo của các địa phương cho thấy, nguyên nhân tăng số hộ nêu trên chủ yếu là do địa phương tạm ứng trước kinh phí từ ngân sách địa phương (Hà Giang, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hải Phòng, Hà Nam, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Thuận, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang, Vĩnh Long, Bạc Liêu), gia đình tự huy động kinh phí để xây dựng, sửa chữa nhà ở (khoảng 34.000 hộ) hay địa phương thay đổi hình thức hỗ trợ từ xây mới sang sửa chữa, cải tạo (khoảng 9.000 hộ, gồm: Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Quảng Ninh, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Hải Dương, Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận, Kon Tum, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Tháp, Bến Tre, Trà Vinh, Cần Thơ).
 
Theo số liệu thẩm tra của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tính đến ngày 31/5/2017, tổng số các hộ người có công với cách mạng cần hỗ trợ (cả giai đoạn 1 và giai đoạn 2) là 393.707 hộ (184.695 hộ xây dựng mới, 209.012 hộ sửa chữa, cải tạo). Trong đó 80.000 hộ đã được hỗ trợ trong giai đoạn 1. Như vậy số hộ cần hỗ trợ trong giai đoạn 2 là 313.707 hộ (126.733 hộ xây dựng mới, 186.974 hộ sửa chữa, cải tạo), tương đương số tiền cần cấp từ ngân sách Trung ương khoảng 8.140 tỷ đồng, ngân sách địa phương khoảng 670 tỷ đồng. Quốc hội đã phê duyệt 7.300 tỷ đồng, còn cần thêm khoảng khoảng 840 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương. Khoản tiền này đã có nguồn từ 2.000 tỷ đồng Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý bổ sung, dành một phần hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng trong trường hợp 7.300 tỷ đồng đã được Quốc hội cấp còn thiếu.
 
Để chính sách đến với người có công kịp thời, đúng ý nghĩa, kỳ vọng việc cân đối, phân bổ nguồn vốn ngân sách Trung ương đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê duyệt, sớm được báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định cấp cho địa phương nhằm hoàn thành dứt điểm việc hỗ trợ nhà ở cho các hộ người có công với cách mạng trong 02 năm (2017 - 2018). Dự kiến, riêng năm 2017, ngân sách Trung ương cần cấp khoảng 40% số kinh phí giai đoạn 2 (khoảng 3.300 tỷ đồng), số tiền kinh phí còn lại (khoảng hơn 4.800 tỷ đồng) cấp tiếp trong năm 2018.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

CSGT Lào Cai dùng 'mắt thần' đặc biệt đối phó xe phóng ẩu

Quá trình làm nhiệm vụ, Tổ công tác Phòng CSGT Công an tỉnh Lào Cai đã dùng "mắt thần" phát hiện, ghi hình hàng loạt tài xế ô tô lái xe chạy quá tốc độ.
2024-11-25 11:03:24

VPBankS khẳng định vị thế số 1 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam

Hai giải thưởng Top 1 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam ngành Dịch vụ tài chính khối Doanh nghiệp vừa và Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam khối Doanh nghiệp là kết quả của sự nỗ lực chung của cả tập thể hơn 500 nhân sự của VPBankS.
2024-11-25 10:21:02

Từ chiến trường đến thương trường

Trong số những doanh nghiệp làm ăn giỏi trên địa bàn Hà Nội, có một doanh nghiệp khá đặc biệt. Ðó là Công ty Bao bì 27-7 Hà Nội, đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, doanh nghiệp của những người thương binh và các đối tượng chính sách, do Tổng giám đốc là một thương binh năng động "chèo lái".
2024-11-25 09:47:14

Kỷ niệm 10 năm Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh

Tối 23/11, tại Quảng trường Hồ Chí Minh (thành phố Vinh), tỉnh Nghệ An long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
2024-11-24 07:35:00

Phát hiện, xử lý nhiều thanh niên tụ tập gây rối trật tự công cộng

Công an thị xã Sa Pa đã kịp thời phát hiện, xử lý nhóm thanh thiếu niên có hành vi tụ tập đông người gây mất an ninh trật tự.
2024-11-23 13:52:22

Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII: Lan tỏa giá trị văn hóa và tri thức

Giải thưởng Sách Quốc gia – sự kiện văn hóa thường niên, đã trở thành biểu tượng của nền xuất bản Việt Nam, không ngừng lan tỏa giá trị tri thức, văn hóa và góp phần xây dựng xã hội học tập.
2024-11-22 22:15:00
Đang tải...