Hơn 300 người tình nguyện đăng ký hiến mô, tạng cứu người

2018-12-24 09:33:24 0 Bình luận
Đã có hơn 300 người tình nguyện đăng ký hiến mô, hiến tạng cứu người và hiến xác cho khoa học tại Lễ đăng ký hiến mô, tạng cứu người và hiến xác cho khoa học diễn ra tối 23/12.

Người dân đăng ký hiến mô tạng, hiến xác cho khoa học tại chùa Giác Ngộ. (Ảnh: Xuân Dự/TTXVN)


Sự kiện do Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, Bộ Y tế phối hợp với Quỹ đạo Phật ngày nay, chùa Giác Ngộ tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Giáo sư-tiến sỹ Trịnh Hồng Sơn, Giám đốc Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người - Bộ Y tế, cho biết nhằm hạn chế những bất cập, tiêu cực trong việc hiến mô, tạng cứu người, nhiệm vụ của Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người là điều phối ghép tạng công khai, minh bạch, những người có tên trong danh sách chờ ghép quốc gia sẽ được ghép theo thứ tự, trong đó người đang cấp cứu, trẻ em được xếp vào diện ưu tiên.

Theo giáo sư-tiến sỹ Trịnh Hồng Sơn, hiện có khoảng 16.000 bệnh nhân cần ghép tạng và 300.000 người cần ghép giác mạc. Tuy nhiên, hiện nguồn mô, tạng được hiến rất hiếm trong khi có nhiều đối tượng có khả năng hiến mô, tạng như người chết não vì tai nạn giao thông, người bị các bệnh lý về não.

Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người đang đẩy mạnh công tác phối hợp với các cơ quan, đơn vị để tuyên truyền nhằm thay đổi tâm thức, nhận thức của người dân về ý nghĩa của hiến mô, hiến tạng cứu người, hiến xác cho khoa học.

Thượng tọa Thích Nhật Từ, Trụ trì chùa Giác Ngộ, Chủ tịch Quỹ đạo Phật ngày nay, cho biết Quỹ đạo Phật ngày nay, chùa Giác Ngộ đã phối hợp với Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, Bộ Y tế đã tổ chức sáu lần đăng ký hiến mô, tạng cứu người và hiến xác cho khoa học, có hơn 2.000 người tình nguyện đăng ký, riêng trong năm 2018 có gần 1.000 người đăng ký trong hai đợt tổ chức.

Đối tượng đăng ký hiến tạng, hiến xác phổ biến là các tu sỹ, phật tử và người dân thuộc nhiều thành phần trong xã hội, nhiều gia đình có 3-5 người cùng đăng ký hiến tạng, hiến xác. Mỗi người trở thành một tình nguyện viên tuyên truyền, phổ biến thông tin sẽ góp phần kêu gọi nhiều người hiến mô, tạng cứu người, hiến xác cho khoa học.


Giáo sư-tiến sỹ Trịnh Hồng Sơn, Giám đốc Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, Bộ Y tế giải đáp thắc mắc các của người dân. (Ảnh: Xuân Dự/TTXVN)


Ông Phạm Ngọc Thừa, giảng viên Khoa Y - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết: "Từng công tác tại Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Y Phạm Ngọc Thạch, tôi nhận thấy thi thể người đã mất phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học, giảng dạy cho sinh viên ngành y có nguy cơ khan hiếm, gây khó khăn cho việc nghiên cứu, giảng dạy. Vì vậy cần đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền để người dân tình nguyện đăng ký hiến xác cho khoa học và chấp nhận cho người thân đã mất được hiến xác cho khoa học."

Đăng ký hiến mô, tạng tại chùa Giác Ngộ, Thành phố Hồ Chí Minh, chị Lương Kim Hương, người dân ở Quận 5 chia sẻ cả 5 thành viên trong gia đình gồm vợ chồng và ba người con của chị đều đăng ký hiến mô, tạng cứu người với mong muốn khi mất đi, mô, tạng của mỗi người được góp phần cứu sống những bệnh nhân cần ghép tạng.

Khi nghe tin có lễ đăng ký hiến mô, tạng cứu người và hiến xác cho khoa học tổ chức tại chùa Giác Ngộ, chị Cao Thị Lệ Hằng đã đi từ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đến Thành phố Hồ Chí Minh đăng ký.

Chị Lệ Hằng bày tỏ: "Tôi biết thông tin về việc đăng ký hiến mô, tạng cứu người từ các phật tử chia sẻ và quyết định đăng ký hiến mô, tạng. Không chỉ ủng hộ việc làm của tôi, ba mẹ tôi cũng muốn đăng ký nhưng vì sức khỏe yếu không đi xa được nên sẽ đăng ký trong các đợt tới".

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

CSGT Lào Cai dùng 'mắt thần' đặc biệt đối phó xe phóng ẩu

Quá trình làm nhiệm vụ, Tổ công tác Phòng CSGT Công an tỉnh Lào Cai đã dùng "mắt thần" phát hiện, ghi hình hàng loạt tài xế ô tô lái xe chạy quá tốc độ.
2024-11-25 11:03:24

VPBankS khẳng định vị thế số 1 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam

Hai giải thưởng Top 1 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam ngành Dịch vụ tài chính khối Doanh nghiệp vừa và Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam khối Doanh nghiệp là kết quả của sự nỗ lực chung của cả tập thể hơn 500 nhân sự của VPBankS.
2024-11-25 10:21:02

Từ chiến trường đến thương trường

Trong số những doanh nghiệp làm ăn giỏi trên địa bàn Hà Nội, có một doanh nghiệp khá đặc biệt. Ðó là Công ty Bao bì 27-7 Hà Nội, đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, doanh nghiệp của những người thương binh và các đối tượng chính sách, do Tổng giám đốc là một thương binh năng động "chèo lái".
2024-11-25 09:47:14

Kỷ niệm 10 năm Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh

Tối 23/11, tại Quảng trường Hồ Chí Minh (thành phố Vinh), tỉnh Nghệ An long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
2024-11-24 07:35:00

Phát hiện, xử lý nhiều thanh niên tụ tập gây rối trật tự công cộng

Công an thị xã Sa Pa đã kịp thời phát hiện, xử lý nhóm thanh thiếu niên có hành vi tụ tập đông người gây mất an ninh trật tự.
2024-11-23 13:52:22

Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII: Lan tỏa giá trị văn hóa và tri thức

Giải thưởng Sách Quốc gia – sự kiện văn hóa thường niên, đã trở thành biểu tượng của nền xuất bản Việt Nam, không ngừng lan tỏa giá trị tri thức, văn hóa và góp phần xây dựng xã hội học tập.
2024-11-22 22:15:00
Đang tải...