Kính nể nghị lực 'phi thường' của cô giáo lên lớp với mái tóc giả
2017-10-03 15:36:07
0 Bình luận
Dù bất luận thế nào, tôi vẫn luôn tin rằng người tốt nhiều hơn kẻ xấu cũng như ánh sáng nhiều hơn bóng tối và hơn hết tin ở những con người như thế này không phải là của quá hiếm…
Cuộc chiến với tử thần
Ung thư vú - cái tin sét đánh ngang tai ấy đến với cô giáo Trần Thị Việt Hà, Trường tiểu học Việt Hùng số 2 (huyện Quế Võ, Bắc Ninh) vào cuối năm 2010. Hai vợ chồng chị đèo nhau về nhà sau ca phẫu thuật đúng vào ngày 27 tháng chạp mà lòng nặng trĩu lo âu.
Những ngày Tết năm đó anh không chịu rời lấy chị nửa bước. Mặc cho ai đó đi chơi nhà nội hay nhà ngoại anh chỉ ở nhà để chăm sóc vợ, chị thích cái gì, thèm ăn cái gì đều chiều hết. Có khi ngày nấu nấu hâm hâm đến hơn 10 lần nhưng đến bữa cũng chỉ dỗ vợ ăn được 1 - 2 thìa rồi lại phải đổ bỏ.
6 tháng điều trị sau đó thực sự là một cuộc chiến giành giật với cái chết bởi vì cơ địa của chị Hà quá đặc biệt, phản ứng rất mạnh với hóa chất. Hồng cầu, bạch cầu bị cạn kiệt gần như dưới cả ngưỡng để duy trì sự sống nên tai nghe thấy giọng nói quen thuộc dỗ dành mà mắt chị không thể mở ra được.
5 lần cấp cứu là 5 lần chị cận kề với cái chết, lần ít hôn mê 1 ngày, lần nhiều hôn mê tới 5 ngày… Văng vẳng bên tai là lời bác sĩ trách móc: Đưa đi chậm thế này có gì tử vong chúng tôi không chịu trách nhiệm đâu nhé!
Hầu như không thể ăn uống gì được nên chị chỉ có duy trì sự sống bằng cách truyền dinh dưỡng. Cơ thể chi chít vết chích đến nỗi ven vỡ hàng loạt, có nốt phồng to như một cái găng tay bị dồn đầy nước ở bên trong, phải cắt bỏ áo mới tháo ra được.
Rụng tóc, rụng lông mày lông mi, rụng hết cả móng tay, móng chân, thân tàn ma dại đến nỗi chị né tránh, sợ hãi bất kỳ vật sáng bóng nào có thể phản chiếu được hình ảnh của mình ở trong đó. Buồn đến mức hễ không có người nói chuyện là chỉ nghĩ đến cái chết.
Chị còn lo xa vay mượn tiền nong rồi giục chồng phá bỏ ngôi nhà cấp 4 đang ở để xây lên một căn nhà tầng đề phòng sau này anh có đi bước nữa thì hai đứa con cũng có chỗ mà trú thân.
Phục hồi được chút ít, bệnh viện cho về nhà điều trị, chỉ hôm trước hôm sau chị đã đòi chồng cho đi dạy trở lại bởi nhớ bảng đen phấn trắng, nhớ lũ học trò lớp 1 lúc nào ríu ran như một bầy chim sẻ.
Anh tế nhị sắm cho bộ tóc giả để chị thêm tự tin đến trường kịp buổi khai giảng. Mấy học sinh thơ ngây cứ nắc nỏm khen: “Cô ơi, sao tóc cô lại đẹp thế?”. Chưa kịp trả lời thì đứa con gái của chị, lúc đó mới chỉ 5 tuổi vội láu táu: “Không phải tóc thật đâu, tóc giả đấy các chị ạ!”…
Nghĩa nặng, tình sâu
“Tôi không biết còn sống đến ngày nào nhưng dù chỉ 1 ngày cũng không để ngày đó lãng phí mà phải làm cho thật tốt. Là dâu con của làng thì tôi phải tận tâm dạy học để sau này khi mình chết đi bà con vẫn còn nhớ đến có một cô giáo như thế”, chị tâm niệm.
Sau cuộc phẫu thuật, tay phải của chị yếu đến nỗi mở cái cửa cũng khó khăn, không giơ cao nổi quá đầu nên mọi hoạt động đời thường đều phải dùng đến tay trái, để dành tay phải chỉ để cầm phấn viết bài. Dần dà theo thời gian, nhờ tập luyện cái tay phải chị cũng khá hơn nhưng vẫn không thể cầm nổi vật nặng trên 3 kg, vẫn phải đeo găng tay mỗi khi phải tiếp xúc với nước, vẫn phải chờ chồng đến đón mỗi khi trời bất ngờ đổ mưa.
Thế nhưng chị lại tình nguyện giặt giẻ lau cho 35 học sinh trong lớp bởi không nỡ để cho bất cứ em nào chỉ vì mải chơi mà phải dùng giẻ khô để rồi hít phải bụi phấn độc hại. Tất cả học sinh trong lớp đều được chị bọc sách vở, dán nhãn cho còn riêng 14 em nữ được buộc lại tóc trước mỗi buổi chiều chờ cha mẹ đến đõn.
Một hộp bút chì luôn được gọt nhọn, một hộp bút mực luôn được bơm đầy để trên bàn chị sẵn sàng cho học sinh nào thay ngay khi bị hỏng. Học trò nhà quê, bố mẹ nhiều khi cũng vô tâm. Những buổi trở mùa trời chuyển lạnh, phụ huynh hay ngủ quên nên nhoáng nhoàng kéo con đến lớp ấn cho cô rồi vội vàng đi làm cho kịp giờ ở nhà máy. Mỗi lúc như vậy, chị đều nhẹ nhàng hỏi: “Con đã ăn sáng chưa? Cô mua cho con cái bánh mì hay hộp sữa lót dạ nhé!”...
Vừa rồi Nguyễn Linh An chẳng biết ăn uống ở đâu mà bị đau bụng, vừa đứng lên: “Thưa cô cho con…” thì đã chảy cả ra ngoài. Chị lại kéo em vào nhà vệ sinh để rửa đít rồi giặt quần bẩn, mượn váy cho mặc, lấy giẻ lau sạch sàn lớp...
Cách 1 ngày chị lại phải chích 1 mũi tăng cường miễn dịch. Tiêm nhiều đến nỗi bắp tay, bắp chân nổi u cục, chai sạn không thể ấn xi lanh xuống được nên phải chuyển sang tiêm mông. Bởi vậy, mỗi lần ngồi với chị cũng là cả một cực hình.
Hóa chất khiến cho cơ thể chị lúc nào cũng nóng bừng bừng, mùa đông mà mỗi 1 buổi dạy học phải cởi áo khoác ra, mặc áo khoác vào 4 - 5 lần. Nhiều lần lên lớp bị hoa đầu chóng mặt nhưng chị cũng cố bước đi sao cho thật ngay ngắn để không bao giờ cho học sinh thấy sự yếu đuối của mình.
Giáo viên giỏi cấp trường, cấp huyện rồi lại cấp tỉnh không hạnh phúc bằng được chứng kiến sự tiến bộ của mỗi lứa học sinh. Không bao giờ chị lỡ trách mắng khi chúng mắc lỗi. Những học sinh yếu được cô mang về nhà dạy kèm miễn phí. Em Nguyễn Quỳnh Anh vì ở nước ngoài từ nhỏ không rành tiếng Việt nên chị dạy chữ đờ thì mua bánh đa cho ăn, dạy chữ lờ thì ngắt cái lá để nhớ vần. Đến khi dạy chữ ca hỏi một hồi em vẫn không nhớ, chị giơ ra cái ca ra hỏi đây là cái gì ba lần bảy lượt em vẫn nói: “Thưa cô, cái xô”.
Em Nguyễn Quỳnh Trang đánh vần cái phễu cô đưa ra bức ảnh cái phễu để em liên hệ: “Phờ êu ngã phễu, em nhớ chưa?”. Nhớ đấy rồi lại quên ngay đấy đến khi ngắc ngứ quá chị đưa ra bức ảnh cái phễu hỏi: “Cái gì đây?”. “Thưa cô, cái rót rượu của bố em”…
Anh họ của chồng chẳng may bị mất đột ngột khiến cho chị Nguyễn Thị Sớm trở thành góa phụ, một mình nặng gánh với hai đứa trẻ đỏ hon hỏn. Đến thăm mà chị không dám nhìn lâu vào sâu đôi mắt của người góa phụ trẻ đang nằm ốm liệt giường vì nhớ chồng bởi sợ mình cũng khóc theo: “Chị phải đứng dậy mà đi làm thì mới nguôi nghĩ tới anh cũng giống như em phải đi làm mới nguôi nghĩ tới bệnh trọng. Nếu chị thích đi xuất khẩu lao động thì cứ đi vài năm rồi gửi hai đứa con cho em chăm giúp còn không lại làm công nhân như cũ, gửi con cả ngày ở nhà em rồi tối đến mà đón”.
Từ đó, hai đứa con của chị Sớm được gửi ở nhà cô giáo Hà. Chúng cùng chơi đùa, cùng ăn uống, cùng học hành với hai đứa con nhà chị. Chúng sang nhà chị khi vẫn còn chưa biết tự tắm, đũa còn chưa biết cầm đến nay tính ra Thành đã ở được 5 năm còn Yến ở được hơn 1 năm.
Ngày ngày chị Sớm đầu tắt mặt tối 13 - 14 giờ ngoài nhà máy, đến thứ bảy, chủ nhật cũng phải cố mà đi làm thêm. Chị chỉ ghé qua đón con về nhà khi chúng đã cơm nước, tắm giặt, học bài xong xuôi.
Buổi nào được về sớm một chút, chị Sớm lại len lén đứng ngoài cửa nhìn hai đứa con đang ê a đánh vần cùng cô giáo Hà. Những lúc như vậy tự dưng nước mắt của chị cứ chảy dài, quên cả cái bụng đang rỗng, quên cả người đang còn ướt đẫm mồ hôi, quên cả những con muỗi đói đang nhoi nhói chích trên cổ, trên tay…
Ung thư vú - cái tin sét đánh ngang tai ấy đến với cô giáo Trần Thị Việt Hà, Trường tiểu học Việt Hùng số 2 (huyện Quế Võ, Bắc Ninh) vào cuối năm 2010. Hai vợ chồng chị đèo nhau về nhà sau ca phẫu thuật đúng vào ngày 27 tháng chạp mà lòng nặng trĩu lo âu.
Những ngày Tết năm đó anh không chịu rời lấy chị nửa bước. Mặc cho ai đó đi chơi nhà nội hay nhà ngoại anh chỉ ở nhà để chăm sóc vợ, chị thích cái gì, thèm ăn cái gì đều chiều hết. Có khi ngày nấu nấu hâm hâm đến hơn 10 lần nhưng đến bữa cũng chỉ dỗ vợ ăn được 1 - 2 thìa rồi lại phải đổ bỏ.
6 tháng điều trị sau đó thực sự là một cuộc chiến giành giật với cái chết bởi vì cơ địa của chị Hà quá đặc biệt, phản ứng rất mạnh với hóa chất. Hồng cầu, bạch cầu bị cạn kiệt gần như dưới cả ngưỡng để duy trì sự sống nên tai nghe thấy giọng nói quen thuộc dỗ dành mà mắt chị không thể mở ra được.
5 lần cấp cứu là 5 lần chị cận kề với cái chết, lần ít hôn mê 1 ngày, lần nhiều hôn mê tới 5 ngày… Văng vẳng bên tai là lời bác sĩ trách móc: Đưa đi chậm thế này có gì tử vong chúng tôi không chịu trách nhiệm đâu nhé!
Hầu như không thể ăn uống gì được nên chị chỉ có duy trì sự sống bằng cách truyền dinh dưỡng. Cơ thể chi chít vết chích đến nỗi ven vỡ hàng loạt, có nốt phồng to như một cái găng tay bị dồn đầy nước ở bên trong, phải cắt bỏ áo mới tháo ra được.
Rụng tóc, rụng lông mày lông mi, rụng hết cả móng tay, móng chân, thân tàn ma dại đến nỗi chị né tránh, sợ hãi bất kỳ vật sáng bóng nào có thể phản chiếu được hình ảnh của mình ở trong đó. Buồn đến mức hễ không có người nói chuyện là chỉ nghĩ đến cái chết.
Chị còn lo xa vay mượn tiền nong rồi giục chồng phá bỏ ngôi nhà cấp 4 đang ở để xây lên một căn nhà tầng đề phòng sau này anh có đi bước nữa thì hai đứa con cũng có chỗ mà trú thân.
Phục hồi được chút ít, bệnh viện cho về nhà điều trị, chỉ hôm trước hôm sau chị đã đòi chồng cho đi dạy trở lại bởi nhớ bảng đen phấn trắng, nhớ lũ học trò lớp 1 lúc nào ríu ran như một bầy chim sẻ.
Anh tế nhị sắm cho bộ tóc giả để chị thêm tự tin đến trường kịp buổi khai giảng. Mấy học sinh thơ ngây cứ nắc nỏm khen: “Cô ơi, sao tóc cô lại đẹp thế?”. Chưa kịp trả lời thì đứa con gái của chị, lúc đó mới chỉ 5 tuổi vội láu táu: “Không phải tóc thật đâu, tóc giả đấy các chị ạ!”…
Nghĩa nặng, tình sâu
“Tôi không biết còn sống đến ngày nào nhưng dù chỉ 1 ngày cũng không để ngày đó lãng phí mà phải làm cho thật tốt. Là dâu con của làng thì tôi phải tận tâm dạy học để sau này khi mình chết đi bà con vẫn còn nhớ đến có một cô giáo như thế”, chị tâm niệm.
Sau cuộc phẫu thuật, tay phải của chị yếu đến nỗi mở cái cửa cũng khó khăn, không giơ cao nổi quá đầu nên mọi hoạt động đời thường đều phải dùng đến tay trái, để dành tay phải chỉ để cầm phấn viết bài. Dần dà theo thời gian, nhờ tập luyện cái tay phải chị cũng khá hơn nhưng vẫn không thể cầm nổi vật nặng trên 3 kg, vẫn phải đeo găng tay mỗi khi phải tiếp xúc với nước, vẫn phải chờ chồng đến đón mỗi khi trời bất ngờ đổ mưa.
Thế nhưng chị lại tình nguyện giặt giẻ lau cho 35 học sinh trong lớp bởi không nỡ để cho bất cứ em nào chỉ vì mải chơi mà phải dùng giẻ khô để rồi hít phải bụi phấn độc hại. Tất cả học sinh trong lớp đều được chị bọc sách vở, dán nhãn cho còn riêng 14 em nữ được buộc lại tóc trước mỗi buổi chiều chờ cha mẹ đến đõn.
Một hộp bút chì luôn được gọt nhọn, một hộp bút mực luôn được bơm đầy để trên bàn chị sẵn sàng cho học sinh nào thay ngay khi bị hỏng. Học trò nhà quê, bố mẹ nhiều khi cũng vô tâm. Những buổi trở mùa trời chuyển lạnh, phụ huynh hay ngủ quên nên nhoáng nhoàng kéo con đến lớp ấn cho cô rồi vội vàng đi làm cho kịp giờ ở nhà máy. Mỗi lúc như vậy, chị đều nhẹ nhàng hỏi: “Con đã ăn sáng chưa? Cô mua cho con cái bánh mì hay hộp sữa lót dạ nhé!”...
Vừa rồi Nguyễn Linh An chẳng biết ăn uống ở đâu mà bị đau bụng, vừa đứng lên: “Thưa cô cho con…” thì đã chảy cả ra ngoài. Chị lại kéo em vào nhà vệ sinh để rửa đít rồi giặt quần bẩn, mượn váy cho mặc, lấy giẻ lau sạch sàn lớp...
Cách 1 ngày chị lại phải chích 1 mũi tăng cường miễn dịch. Tiêm nhiều đến nỗi bắp tay, bắp chân nổi u cục, chai sạn không thể ấn xi lanh xuống được nên phải chuyển sang tiêm mông. Bởi vậy, mỗi lần ngồi với chị cũng là cả một cực hình.
Hóa chất khiến cho cơ thể chị lúc nào cũng nóng bừng bừng, mùa đông mà mỗi 1 buổi dạy học phải cởi áo khoác ra, mặc áo khoác vào 4 - 5 lần. Nhiều lần lên lớp bị hoa đầu chóng mặt nhưng chị cũng cố bước đi sao cho thật ngay ngắn để không bao giờ cho học sinh thấy sự yếu đuối của mình.
Giáo viên giỏi cấp trường, cấp huyện rồi lại cấp tỉnh không hạnh phúc bằng được chứng kiến sự tiến bộ của mỗi lứa học sinh. Không bao giờ chị lỡ trách mắng khi chúng mắc lỗi. Những học sinh yếu được cô mang về nhà dạy kèm miễn phí. Em Nguyễn Quỳnh Anh vì ở nước ngoài từ nhỏ không rành tiếng Việt nên chị dạy chữ đờ thì mua bánh đa cho ăn, dạy chữ lờ thì ngắt cái lá để nhớ vần. Đến khi dạy chữ ca hỏi một hồi em vẫn không nhớ, chị giơ ra cái ca ra hỏi đây là cái gì ba lần bảy lượt em vẫn nói: “Thưa cô, cái xô”.
Em Nguyễn Quỳnh Trang đánh vần cái phễu cô đưa ra bức ảnh cái phễu để em liên hệ: “Phờ êu ngã phễu, em nhớ chưa?”. Nhớ đấy rồi lại quên ngay đấy đến khi ngắc ngứ quá chị đưa ra bức ảnh cái phễu hỏi: “Cái gì đây?”. “Thưa cô, cái rót rượu của bố em”…
Anh họ của chồng chẳng may bị mất đột ngột khiến cho chị Nguyễn Thị Sớm trở thành góa phụ, một mình nặng gánh với hai đứa trẻ đỏ hon hỏn. Đến thăm mà chị không dám nhìn lâu vào sâu đôi mắt của người góa phụ trẻ đang nằm ốm liệt giường vì nhớ chồng bởi sợ mình cũng khóc theo: “Chị phải đứng dậy mà đi làm thì mới nguôi nghĩ tới anh cũng giống như em phải đi làm mới nguôi nghĩ tới bệnh trọng. Nếu chị thích đi xuất khẩu lao động thì cứ đi vài năm rồi gửi hai đứa con cho em chăm giúp còn không lại làm công nhân như cũ, gửi con cả ngày ở nhà em rồi tối đến mà đón”.
Từ đó, hai đứa con của chị Sớm được gửi ở nhà cô giáo Hà. Chúng cùng chơi đùa, cùng ăn uống, cùng học hành với hai đứa con nhà chị. Chúng sang nhà chị khi vẫn còn chưa biết tự tắm, đũa còn chưa biết cầm đến nay tính ra Thành đã ở được 5 năm còn Yến ở được hơn 1 năm.
Ngày ngày chị Sớm đầu tắt mặt tối 13 - 14 giờ ngoài nhà máy, đến thứ bảy, chủ nhật cũng phải cố mà đi làm thêm. Chị chỉ ghé qua đón con về nhà khi chúng đã cơm nước, tắm giặt, học bài xong xuôi.
Buổi nào được về sớm một chút, chị Sớm lại len lén đứng ngoài cửa nhìn hai đứa con đang ê a đánh vần cùng cô giáo Hà. Những lúc như vậy tự dưng nước mắt của chị cứ chảy dài, quên cả cái bụng đang rỗng, quên cả người đang còn ướt đẫm mồ hôi, quên cả những con muỗi đói đang nhoi nhói chích trên cổ, trên tay…
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Theo Nông Nghiệp