Kỳ 3: Xây nhà không phép giá bao nhiêu?

2019-03-04 09:59:26 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Thị trường đất quận 9 nóng sốt là nhờ vào đất nền phân lô. Tuy nhiên, nhiều khu vực dù không thuộc đất được phép phân lô, nhưng nhờ những “phép màu” nó vẫn được san lấp và rao bán như các sản phẩm chính thống. Thậm chí còn được bao xây dựng thành nhà. Những căn nhà không phép, san lấp vô tội vạ đang diễn ra rầm rộ là nhờ “phép màu” trong công tác quản lý đô thị của UBND quận 9 và dưới sự giám sát “tích cực” của lực lượng Thanh tra Xây dựng địa bàn thuộc Sở Xây dựng TP.HCM.

“20 triệu cho mỗi căn nhà cấp 4, còn thấp hơn nữa thì anh không nhận làm…”- Lời tuyên bố mạnh dạn của vị cán bộ địa chính tên S., Phường Long Phước mở đầu cho câu chuyện ngã giá xây nhà trái phép.

Không đơn giản để những ngôi nhà tiền chế, nhà cấp bốn từ đơn sơ đến kiên cố trụ vững trên đất kênh rạch, đất nông nghiệp bao năm nay tại một số phường của quận 9. Mỗi căn nhà xây theo dạng này đều kèm theo những “phong bì nặng ký”. Và chúng…được định giá rất rõ.

Giá cho một căn nhà không phép…

Việc ra giá “lót đường” là điều kiện cần phải có để xây được nhà mà trong quá trình đi thực tế chúng tôi nghe được. Ngoài việc tự san lấp, phân lô đất vườn thì từ chủ đất đến cò đất đều nắm riêng cho mình “đường dây” xây nhà “chui”.

Nối tiếp câu chuyện về các quy trình xây nhà trái phép. Một người đàn ông tên S. giới thiệu mình là cán bộ địa chính phường Long Phước, áp giá chung chi ngay cho mỗi căn nhà cấp 4 là 20 triệu đồng.


Và đôi khi tiền xây dựng những ngôi nhà như thế này lại thấp hơn rất nhiều so với số tiền “lo lót” để nó được hoàn thành và tồn tại trên đất nông nghiệp.


Tại phường Trường Thạnh, giá xây nhà không phép thông qua ông “trùm” xây dựng tên Vũ có giá khoảng 20 triệu đồng. Còn thực hiện giao dịch với công ty địa ốc Phố An Cư, phường Trường Thạnh. Đại diện công ty cho biết giá “che mắt” sự kiểm tra của cơ quan chức năng, đảm bảo thuận lợi trong quá trình xây nhà “không giấy phép” là 45 triệu đồng.

“Em muốn xây nhà thì nói chị. Chị báo với thanh tra xây dựng thì lúc đó người ta “ngó lơ” cho mình xây. Còn tiền em chung là 45 triệu, có đồng hồ điện, nước thêm 15 triệu.” – Giám đốc công ty này cho biết.

Ngoài ra, cuộc giao dịch xây nhà trên đất vườn có một phần là đất bao chiếm với ông Phong tại đường Trường Lưu, khu phố Trường Lưu, phường Long Trường mức giá “xây nhà chui” có con số khủng. Theo đó, nhóm PV khai thác được số tiền phải chi để cán bộ “làm ngơ” cho chủ đất xây nhà lên đến 100-120 triệu đồng.

“Anh nói cho tụi em biết tiền lo xây nhà khoảng trên 100. Những trường hợp đất có số thì giá thấp. Năm căn nhà xây trên đất biền ngoài kia trước đó chi cũng khoảng hơn 1 tỷ…” – Ông Phong, người làm cầu nối chúng tôi với cán bộ phường Long Trường cho biết.

Trên thực tế, không chỉ các cò đất mà ngay cả những ông thầu xây dựng tại đây cũng không chần chừ ngã giá 3,5 triệu/m2. Giá này bao gồm công xây dựng và tiền “lo lót”.
  
Đằng sau “phong bì” đầy tiền

Hoài nghi với những hành vi và thái độ xem thường luật pháp mà nhóm phóng viên ghi nhận được. Chúng tôi tìm đến người phụ nữ tên Hiền - người trước đó được “nhóm” của ông Sang “giúp đỡ” xây dựng. Không chút e dè, chị Khánh, cháu bà Hiền thành thật chia sẻ với tôi về khoản tiền xây chui dãy nhà này.

Tiếc nuối, chị Khánh nhớ lại cảm giác cầm trên tay cọc tiền gần 100 triệu đồng mệnh giá 500 ngàn đồng mà ngán ngẫm. Chị cho rằng, “chẳng dễ gì người ta để yên cho mình xây, nếu đưa “phong bì” ít thì sẽ phát sinh thêm nhiều khoản sau đó”.

Là hộ gia đình sống lâu năm tại đây và cũng kinh doanh mua bán đất, hiểu rõ bản chất vấn đề hiện tại nơi mình sống. Chị quan niệm “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn” nên nhà chị quyết định “lo” luôn một lần để thuận lợi xây dựng.

“Trước khi đưa tiền cho ông Hải, cô Hiền gọi hẹn ra uống cà phê để nói chuyện. Cầm mấy phong bì 20 triệu trên tay mà thấy tiếc, 1 lốc toàn tờ 500 ngàn…” – Chị Khánh nhớ lại.


Người mua dễ dàng bắt gặp những khu đất được phân lô như thế này. Thế nhưng, là đất nông nghiệp hay đất thổ cư thì khách hàng đều có thể xây được nhà nếu có “chung chi”.


Chị cũng cho biết với quán nước như dạng nhà tiền chế người ta quy định phải xây xong trong 2 ngày thứ 7 và chủ nhật.

Không chỉ riêng cô Hiền, ông Vũ – một “trùm” xây dựng phường Trường Thạnh tự tin khoe chiến tích của mình trong khu vực ông sinh sống. Tại đây, chỉ với bán kính chưa đầy 100m đã có gần 10 căn nhà do ông đứng ra xây dựng mà không có bất kì sự cho phép hợp pháp nào theo đúng pháp luật.

Đưa chúng tôi xem một bản vẽ thiết kế chi tiết căn nhà, ông Vũ khẳng khái - “Anh là thổ địa ở đây mà, toàn bộ nhà khu này do tui đứng ra xây dựng. Có miếng giấy vầy mà anh làm được mấy chục căn nhà. Lúc trước nhà này cũng là nhà cấp 4, anh cắt ngang rồi đổ đà. Mình đổ thiệt nhưng báo với phường là mình đổ giả lầu.”

Phần lớn những ngôi nhà được “duyệt” xây trên đất vườn, đất bao chiếm đều được địa phương nắm rõ nhưng không bị cưỡng chế tháo dỡ. Riêng những căn có lệnh cưỡng chế đa phần là rơi vào các trường hợp xảy ra tranh chấp hoặc phần đất thuộc lộ giới đường...Người dân cho biết, khoảng 2 năm nay việc xây nhà trái phép tuy khó hơn nhưng không phải là không thể.

Có thể nói, việc phải đưa “phong bì” cho mỗi căn nhà xây trái phép đối với người dân và cò đất ở các phường này là điều hiển nhiên. Trên thực tế, sự bát nháo trong công tác quản lý đô thị đã khiến cho tình trạng này càng thêm nghiêm trọng.

Một câu hỏi đặt ra rằng, liệu những ngôi nhà trái phép này sau khi xây dựng xong có được trụ vững mãi? Và ai là người chịu trách nhiệm khi để xảy ra tình trạng này? Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin ở kỳ tiếp theo.

*Tên của các nhân vật trong bài đã được thay đổi

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

CSGT Lào Cai dùng 'mắt thần' đặc biệt đối phó xe phóng ẩu

Quá trình làm nhiệm vụ, Tổ công tác Phòng CSGT Công an tỉnh Lào Cai đã dùng "mắt thần" phát hiện, ghi hình hàng loạt tài xế ô tô lái xe chạy quá tốc độ.
2024-11-25 11:03:24

VPBankS khẳng định vị thế số 1 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam

Hai giải thưởng Top 1 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam ngành Dịch vụ tài chính khối Doanh nghiệp vừa và Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam khối Doanh nghiệp là kết quả của sự nỗ lực chung của cả tập thể hơn 500 nhân sự của VPBankS.
2024-11-25 10:21:02

Từ chiến trường đến thương trường

Trong số những doanh nghiệp làm ăn giỏi trên địa bàn Hà Nội, có một doanh nghiệp khá đặc biệt. Ðó là Công ty Bao bì 27-7 Hà Nội, đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, doanh nghiệp của những người thương binh và các đối tượng chính sách, do Tổng giám đốc là một thương binh năng động "chèo lái".
2024-11-25 09:47:14

Kỷ niệm 10 năm Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh

Tối 23/11, tại Quảng trường Hồ Chí Minh (thành phố Vinh), tỉnh Nghệ An long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
2024-11-24 07:35:00

Phát hiện, xử lý nhiều thanh niên tụ tập gây rối trật tự công cộng

Công an thị xã Sa Pa đã kịp thời phát hiện, xử lý nhóm thanh thiếu niên có hành vi tụ tập đông người gây mất an ninh trật tự.
2024-11-23 13:52:22

Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII: Lan tỏa giá trị văn hóa và tri thức

Giải thưởng Sách Quốc gia – sự kiện văn hóa thường niên, đã trở thành biểu tượng của nền xuất bản Việt Nam, không ngừng lan tỏa giá trị tri thức, văn hóa và góp phần xây dựng xã hội học tập.
2024-11-22 22:15:00
Đang tải...