Lợi ích khi trẻ cắn, mút ngón tay
2016-07-19 15:25:41
0 Bình luận
Nhiều cha mẹ luôn tìm cách ngăn con mình cắn, mút ngón tay. Tuy nhiên, thói quen này của trẻ có thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, tránh dị ứng.
Theo Daily Mail, các nhà khoa học phát hiện, trẻ nhỏ mút ngón tay hoặc cắn móng tay có thể giảm được hơn 1/5 nguy cơ bị dị ứng khi trưởng thành.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, vi khuẩn trong móng tay có thể giúp trẻ tăng cường hệ thống miễn dịch, ít bị ảnh hưởng từ các tác nhân gây dị ứng.
Nhóm nghiên cứu của Đại học Otaga, New Zealand cho biết, phát hiện này có thể làm giảm bớt nỗi lo ngại của bố mẹ, khi họ đang phải vật lộn ngăn con không tiếp tục thói quen xấu. Nghiên cứu cho thấy khoảng 50% trẻ em mút ngón tay, và 30% cắn móng tay.
Giáo sư Bob Hancox tiến hành cuộc nghiên cứu lớn về sức khỏe tại New Zealand từ những năm đầu thế kỷ 20, với sự tham gia của hơn 1.000 trẻ em. Theo Daily Mail, những người tham gia nghiên cứu cần trải qua đợt kiểm tra ngón tay vào năm họ 13 tuổi và 32 tuổi, để xác định có mắc căn bệnh dị ứng nào không.
Kết quả cho thấy, khoảng 49% số người mắc ít nhất một bệnh dị ứng vào năm họ 13 tuổi hoặc 32 tuổi. Qua kiểm tra chích đầu ngón tay có thể kết luận, con số này sẽ giảm xuống 38% nếu họ mút ngón tay hoặc cắn móng tay khi còn nhỏ.
“Nghiên cứu này giải thích cho việc tiếp xúc với vi khuẩn có thể đẩy lùi nguy cơ phát triển dị ứng”, giáo sư Hancox cho hay.
Stephanie Lynch, một sinh viên y khoa tham gia vào dự án nghiên cứu cho biết: “Vi khuẩn trong móng tay của trẻ khi vào trong cơ thể sẽ gây ảnh hưởng cho hệ miễn dịch, khiến hệ miễn dịch phải hoạt động theo một cách khác. Điều này góp phần tạo nên một phản ứng miễn dịch mới, giúp cơ thể tránh được dị ứng”.
Các nhà nghiên cứu không khuyến khích cha mẹ để con mình mút ngón tay hoặc cắn móng tay thường xuyên, vì điều này có thể mang lại những bất lợi khác cho sức khỏe và thẩm mỹ của trẻ. Nghiên cứu này giúp bố mẹ không quá căng thẳng khi con chưa thể từ bỏ thói quen xấu.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, vi khuẩn trong móng tay có thể giúp trẻ tăng cường hệ thống miễn dịch, ít bị ảnh hưởng từ các tác nhân gây dị ứng.
Nhóm nghiên cứu của Đại học Otaga, New Zealand cho biết, phát hiện này có thể làm giảm bớt nỗi lo ngại của bố mẹ, khi họ đang phải vật lộn ngăn con không tiếp tục thói quen xấu. Nghiên cứu cho thấy khoảng 50% trẻ em mút ngón tay, và 30% cắn móng tay.
Giáo sư Bob Hancox tiến hành cuộc nghiên cứu lớn về sức khỏe tại New Zealand từ những năm đầu thế kỷ 20, với sự tham gia của hơn 1.000 trẻ em. Theo Daily Mail, những người tham gia nghiên cứu cần trải qua đợt kiểm tra ngón tay vào năm họ 13 tuổi và 32 tuổi, để xác định có mắc căn bệnh dị ứng nào không.
Kết quả cho thấy, khoảng 49% số người mắc ít nhất một bệnh dị ứng vào năm họ 13 tuổi hoặc 32 tuổi. Qua kiểm tra chích đầu ngón tay có thể kết luận, con số này sẽ giảm xuống 38% nếu họ mút ngón tay hoặc cắn móng tay khi còn nhỏ.
“Nghiên cứu này giải thích cho việc tiếp xúc với vi khuẩn có thể đẩy lùi nguy cơ phát triển dị ứng”, giáo sư Hancox cho hay.
Stephanie Lynch, một sinh viên y khoa tham gia vào dự án nghiên cứu cho biết: “Vi khuẩn trong móng tay của trẻ khi vào trong cơ thể sẽ gây ảnh hưởng cho hệ miễn dịch, khiến hệ miễn dịch phải hoạt động theo một cách khác. Điều này góp phần tạo nên một phản ứng miễn dịch mới, giúp cơ thể tránh được dị ứng”.
Các nhà nghiên cứu không khuyến khích cha mẹ để con mình mút ngón tay hoặc cắn móng tay thường xuyên, vì điều này có thể mang lại những bất lợi khác cho sức khỏe và thẩm mỹ của trẻ. Nghiên cứu này giúp bố mẹ không quá căng thẳng khi con chưa thể từ bỏ thói quen xấu.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Theo Zing.vn