Nghề làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng trở thành di sản quốc gia

2015-10-23 08:55:56 0 Bình luận
Thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho hay, cơ quan này đã công nhận nghề làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng (Tây Ninh) là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Thông tin trên được nêu rõ tại Quyết định số 3465/QĐ-BVHTTDL (ngày 13/10) về việc công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Làm bánh tráng phơi sương đặc sản bằng phương pháp thủ công. (Ảnh: TTXVN)

Cũng theo quyết định nêu trên, cùng với nghề làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng, 16 di sản khác cũng được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Các di sản văn hóa phi vật thể được công nhận lần này thuộc các loại hình: Lễ hội truyền thống, Tập quán xã hội và tín ngưỡng, Nghệ thuật trình diễn dân gian, Nghề thủ công truyền thống và Tiếng nói, chữ viết.

Cụ thể, các di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia được công nhận lần này bao gồm:

1/ Kéo co của người Thái (Lai Châu).

2/ Nghi lễ Then của người Tày, người Nùng (Bắc Giang).

3/ Nghi lễ Then của người Tày, người Nùng (Lạng Sơn).

4/ Nghi lễ Then của người Tày (huyện Định Hóa, Thái Nguyên).

5/ Hát Sọong cô của người Sán Dìu (huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên).

6/ Nghi lễ Hét khoăn của người Nùng (huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên).

7/ Hát lý, nói lý của người Cơ Tu (huyện Đông Giang, huyện Nam Giang, huyện Tây Giang, Quảng Nam).

8/ Nghề làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng (Tây Ninh).

9/ Lễ hội Đền A Sào (Thái Bình).

10/ Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông (Hà Tĩnh).

Giới thiệu hát Then trong nghi lễ cúng Vía của đồng bào dân tộc Tày. (Ảnh minh họa: TTXVN)

11/ Nghệ thuật trình diễn Trống đôi, Cồng ba, Chiêng (Phú Yên).

12/ Hát Sình ca của người Cao Lan (Tuyên Quang).

13/ Chữ Nôm của người Dao (Lào Cai).

14/ Lễ Gạ ma do (Cúng rừng) của người Hà Nhì (Lào Cai).

15/ Lễ Khoi kìm (Cúng rừng) của người Dao đỏ (Lào Cai).

16/ Nghệ thuật Khèn của người Mông (Lào Cai).

17/ Nghệ thuật Khèn của người Mông (Hà Giang).

Theo quy định tại Thông tư 04/2010/TT-BVHTTDL, các di sản văn hóa phi vật thể được lập hồ sơ khoa học để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia phải có đủ các tiêu chí: có tính đại diện, thể hiện bản sắc của cộng đồng, địa phương; phản ánh sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của con người, được kế tục qua nhiều thế hệ; có khả năng phục hồi và tồn tại lâu dài; được cộng đồng đồng thuận, tự nguyện đề cử và cam kết bảo vệ./.

Các loại hình di sản văn hóa phi vật thể trong diện kiểm kê để lập hồ sơ khoa học, đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia bao gồm:

1/ Tiếng nói, chữ viết của các dân tộc Việt Nam.
2/ Ngữ văn dân gian.
3/ Nghệ thuật trình diễn dân gian.
4/ Tập quán xã hội.
5/ Lễ hội truyền thống.
6/ Nghề thủ công truyền thống.
7/ Tri thức dân gian.
 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hội nghị Trung ương 10: Cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khoá, hôm nay (18/9) Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII tổ chức Hội nghị lần thứ 10 tại Thủ đô Hà Nội. Hội nghị sẽ thảo luận, cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược và một số việc cụ thể.
2024-09-19 16:02:36

Hà Giang: CSGT đến tận trường phổ biến luật ATGT cho học sinh

Để hạn chế tai nạn giao thông xảy ra, đặc biệt là đối với các em học sinh, Đội 2 Phòng CSGT Công tỉnh Hà Giang phối hợp với Trường PTDT nội trú THPT tỉnh Hà Giang tổ chức buổi tuyên truyền, giáo dục Luật giao thông đường bộ cho các em học sinh trong trường.
2024-09-19 15:04:52

Chính sách ưu đãi đối với Doanh nghiệp của thương binh và NKT: Những bất cập cần giải quyết

Hiện nay, Việt Nam các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật còn thiếu đồng bộ và bất cập. Nhìn chung, việc tiếp cận các chính sách ưu đãi trên của các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là Người khuyết tật còn gặp nhiều khó khăn, nhiều chính sách chưa đi vào cuộc sống.
2024-09-19 10:50:25

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão trong đêm 18/9, gây gió mạnh, sóng lớn ven biển và đất liền từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam. Để chủ động ứng phó, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
2024-09-19 10:25:26

Nghĩa tình thủy chung của Bộ đội Cụ Hồ với bạn bè quốc tế

Truyền thống nghĩa tình thủy chung quốc tế của Bộ đội Cụ Hồ có cội nguồn sâu xa từ truyền thống nhân nghĩa yêu thương của người Việt Nam “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách”.
2024-09-19 10:07:15

Văn bản Phúc đáp của Tổng cục Chính trị - Bộ Quốc Phòng

Ngày 30/7/2024, Tạp chí điện tử Hòa nhập nhận được Đơn đề nghị ghi ngày 23/7/2024 của cựu chiến binh (CCB) Trương Công Ninh (Sinh năm 1954), đối tượng hưởng trợ cấp chất độc hóa học dioxin; hiện đang ngụ tại số nhà 18 đường Trương Đăng Quỹ, tổ dân phố Đông Trung, thị trấn Kiến Xương, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
2024-09-18 18:57:28
Đang tải...