Người phụ nữ khuyết tật còn 1 tay bị chồng bỏ làm nghề cắt tóc nuôi con

2022-06-14 13:21:20 0 Bình luận
Bị tai nạn và mất cả cánh tay trái, người chồng phụ bạc nhưng chị Trâm đã vượt qua để tiếp tục nghề cắt tóc gia truyền, nuôi hai con ăn học.

Đó là câu chuyện của chị Lê Thị Kim Trâm, 42 tuổi tại Đồng Nai đang nhận được sự quan tâm và chia sẻ của nhiều người. Với hy vọng chị sẽ ngày càng cố gắng, kiếm được tiền để nuôi hai con ăn học, mặc dù không có chồng bên canh.

Chị Trâm chia sẻ, cách đây 4 năm trong một lần lái xe chở người em đi Đồng Nai, chị Lê Thị Kim Trâm đã gặp tai nạn giao thông và mất đi cánh tay trái. Tỉnh dậy và nhận thức được tình trạng của bản thân, chị Trâm nghĩ, đời mình đã "tàn", không thể tiếp tục nghề cắt tóc gia truyền được.

Chị đã nghĩ đến việc đi bán vé số, hoặc lấy thức ăn về bán dạo tuy nhiên suy đi nghĩ lại thì chị vẫn yêu nghề cắt tóc. Thời gian ở viện chị đã tìm hiểu thử xem làm cách nào để xoay sở cắt tóc cho khách bằng 1 tay.

Sau bao nhiêu cố gắng, cuối cùng chị Trâm vẫn giữ được nghề cắt tóc gia truyền.

Ngày trở về từ bệnh viện, chị Trâm không dám cắt tóc cho ai, cũng chưa quen với nhịp sống chỉ có một tay. Đến một hôm có người đàn ông là khách quen đến cắt tóc, anh bất ngờ khi biết hoàn cảnh của chị. Anh không những không bỏ đi mà còn tin tưởng để chị cắt tóc bằng 1 tay: "Trước em cắt hai tay nhưng giờ còn một tay thì cứ cắt một tay, lấy đầu anh thực hành luôn".

Vừa mừng vừa lo, chị Trâm cầm tông đơ bắt đầu thử, "đánh vật" cả tiếng đồng hồ mới xong. Nhìn thành quả, chị chưa ưng ý lắm nhưng người khách không ý kiến gì, chỉ động viên chị cố gắng. 

"Tôi không hài lòng với đầu tóc vừa cắt, thấy ngại với khách. Nhưng hơn hết, tôi biết ơn ông ấy vô cùng bởi nhờ ổng mà tôi dám thử. Những tưởng tượng lúc còn ở viện khác xa với việc bắt tay làm", chị Trâm trải lòng.

Chị Trâm cầm chiếc tông đơ lướt trên mái tóc của một vị khách nữ. (Ảnh: Diệp Phan)

Cố gắng vừa giữ nghề, vừa kiếm tiền... Nhưng không phải khách nào cũng đủ "dũng cảm" để cho chị cắt tóc với một tay, có người đến rồi lại bỏ đi. Có người cũng để chị thử nhưng dù là khách ruột, chị không còn thấy họ quay lại thêm lần nào nữa.

Sau nửa năm kể từ ngày bị tai nạn, cửa tiệm ngày càng vắng khách, có hôm cả ngày chỉ có đúng một người. Tiền công, cũng chỉ dám lấy một nửa vì biết mình làm chưa đạt.

Trong khi chi Trâm đang dần thích nghi với cơ thể mới thì chồng chị lại tìm cách rời khỏi gia đình, tìm kiếm một hạnh phúc mới. Anh hay gây sự, cãi vã khiến chị cảm thấy không thiết sống, 2 lần "thực hiện" đều được các con chị níu lại. 

"Nhớ lại cảnh người nằm dưới bánh xe tải còn không chết thì sao lại phải chết vì một người đàn ông không đáng", chị Trâm tâm sự

Chị quyết định ly hôn. ba mẹ con chuyển thuê một mặt bằng nhỏ, mở cửa tiệm ở đường Nguyễn Cừ, phường Thảo Điền, quận 2.

Ban đầu ít người biết đến tiệm cắt tóc của chị, hơn nữa lại thấy chị cắt bằng 1 tay nên không yên tâm. Tuy nhiên, dần dần mọi người cảm thấy thương cảm cho hoàn cảnh của ba mẹ con nên đến ủng hộ. Chị Trâm bắt đầu có một lượng khách quen, tuy không nhiều nhưng không bị ế như trước. Chị Trâm ít cắt nhưng nhận gội đầu cho khách nhiều hơn.

Chị Mỹ Duyên, 27 tuổi, một người dân ở phường Thảo Điền cho biết: "Mình biết chị Trâm cắt tóc một tay lâu rồi nhưng chưa biết tay nghề của chị ấy thế nào nên còn ngại, sợ hư tóc. Vừa rồi mình đã đến tiệm, thấy rất lạ vì trước giờ chưa có thợ nào cắt tóc cho mình bằng tông đơ như chị ấy cả. Chị Trâm cắt rất nhanh và đẹp".

Hiện tại, thu nhập từ nghề cắt tóc, gội đầu giúp chị có tiền để trang trải cho cuộc sống của ba mẹ con. Điều chị băn khoăn nhất chính là cậu con trai 9 tuổi của chị hay bị bạn bè trêu là mẹ chỉ có 1 tay. Thế nhưng mặc ai nói gì thì nói, cậu bé đáp trả: "Mình rất tự hào về mẹ, mẹ mình một tay nhưng có thể nuôi được chị em mình ăn học".

Giờ đây, cuộc sống của chị chỉ xoay quanh hai đứa con. (Ảnh: NVCC)

Biết được hoàn cành của chị Trâm, cộng đồng mạng đã gửi những lời động viên, chia sẻ, hy vọng chị Trâm sẽ ngày càng cố gắng, kiếm được tiền để nuôi hai con ăn học. Mặc dù không có chồng cạnh bên lúc khó khăn nhất nhưng chị không bị gục ngã mà mạnh mẽ sống tiếp:

Chị Trâm cho biết: "Với tôi, kể từ khi mất cánh tay trái, việc duy trì được nghề cắt tóc và có thu nhập ổn định để nuôi hai con chỉ bằng một cánh tay phải giống như một giấc mơ".

Câu chuyện, cách suy nghĩ, hành động và sự nỗ lực của chị Trâm khiến nhiều người cảm phục. Nhưng cũng không biết đáng trách hay đáng tiếc người chồng, người cha đã bỏ đi giữa lúc chị Trâm cần người đồng hành nhất.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Du khách chôn chân tại cửa khẩu Lạng Sơn

Cửa khẩu Lạng Sơn, bao gồm các cửa khẩu quan trọng như Hữu Nghị, Tân Thanh, Chi Ma, Cốc Nam, và Na Hình, là điểm nối quan trọng giữa Việt Nam và Trung Quốc, không chỉ cho giao thương hàng hóa mà còn cho du lịch.
2025-04-30 15:10:03

Toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Tạp chí Điện tử Hòa Nhập trân trọng giới thiệu bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
2025-04-30 08:30:00

Bằng chất lượng ổn định Xi măng Long Sơn vươn tầm quốc tế

Từ nguồn nguyên liệu tốt nhất Việt Nam để sản xuất xi măng kết hợp với 4 dây chuyền đồng bộ, hiện đại có tổng công suất hơn 10,5 triệu tấn/năm. Công ty Xi măng Long Sơn luôn cung cấp các dòng sản phẩm chất lượng cao và ổn định đáp ứng yêu cầu và làm hài lòng khách hàng trong nước cũng như quốc tế.
2025-04-30 07:55:00

Bài học về nghệ thuật tác chiến hiệp đồng quân binh chủng trong Chiến dịch Hồ Chí Minh mùa xuân 1975

Nửa thế kỷ đã trôi qua, nhìn lại Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, ta thấy đây là chiến dịch cuối cùng của Cuộc Tổng tiến công chiến lược mùa Xuân 1975, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của quân và dân ta. Đây là một điển hình, là nét đặc sắc nổi bật nhất của nghệ thuật tác chiến hiệp đồng quân binh chủng trong chiến dịch tiến công quy mô lớn, với đặc trưng tiến công “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”, giành thắng lợi hoàn toàn, triệt để, trong thời gian ngắn.
2025-04-30 07:10:00

Thành tựu 50 năm Ngày thống nhất đất nước là hành trang bước vào kỷ nguyên mới

Tại Lễ khai mạc triển lãm 50 năm nền Văn học Nghệ thuật Việt Nam sau Ngày đất nước thống nhất; và thành tựu Quảng Ninh sau 70 năm Ngày giải phóng Vùng Mỏ có một nhân chứng các sự kiện trọng đại này, bảo chặng đường đổi mới ấy kết tinh thành giá trị văn hóa, là hành trang bước vào kỷ nguyên mới.
2025-04-30 07:07:05

HNM TP. Huế tổ chức tặng quà cho đối tượng người có công nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước

Nhân dịp kỉ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), thực hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta “Uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”, ngày 28/4/2025, hội người mù (HNM) thành phố Huế đã trao tặng trực tiếp 33 suất quà trị giá 300.000 đồng/suất cho hội viên thuộc diện thương binh, bệnh binh, thân nhân gia đình liệt sỹ tiêu biểu trên địa bàn.
2025-04-29 19:12:52
Đang tải...