NHNN: Cuối năm 2018, tỉ lệ nợ xấu nội bảng giảm xuống dưới 2%
Hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) của toàn hệ thống ngân hàng là 12,14%, trong đó CAR của khối ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước là 9,52%; NHTM cổ phần là 11,24% và ngân hàng liên doanh – nước ngoài là 25,88%. Tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của hệ thống ở mức 28,41% tại thời điểm cuối năm, thấp hơn nhiều so với quy định của NHNN.
Đặc biệt, báo cáo của NHNN cho thấy, tính đến 31/1/2019 tỷ lệ nợ xấu nội bảng toàn hệ thống là 1,96% giảm so với mức 1,99% cuối năm 2017. Nợ ngoại bảng bao gồm nợ bán cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) chưa xử lý và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu ở mức 5,85% giảm mạnh so với mức 10,08% cuối năm 2016 và mức 7,36% cuối năm 2017.
Dù
chưa cập nhật cụ thể thêm về nợ tiềm ẩn thành nợ xấu, nhưng mức nợ xấu
nội bảng nói trên đã nằm sâu dưới ngưỡng 2% - ngưỡng mà tại Nghị quyết
số 01 vừa ban hành đầu năm nay Chính phủ đặt ra yêu cầu hệ thống ngân
hàng phải đảm bảo thực hiện được cho năm nay.
Trình
bày về kết quả xử lý nợ xấu tại Diễn đàn toàn cảnh ngân hàng năm 2019,
ông Bùi Văn Hải, Phó Vụ trưởng, Vụ Giám sát Ngân hàng, Cơ quan Thanh tra
giám sát NHNN: “Nợ xấu nội bảng giảm xuống dưới 2%”.
Năng lực quản trị của các
TCTD từng bước được nâng cao, tiếp cận với thông lệ quốc t. Hoạt động
kiểm tra, kiểm toán nội bộ và quản lý rủi ro của các TCTD được tăng
cường; chiến lược kinh doanh bước đầu phù hợp với văn hóa rủi ro và khẩu
vị rủi ro. Hơn nữa, các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng ngày càng đa dạng,
đa dạng hóa và cải thiện đáng kể chất lượng dịch vụ ngân hàng. Các dịch
vụ cơ bản như huy động, cho vay, cung ứng dịch vụ thanh toán được phát
triển đa dạng.
Đẩy mạnh các dịch vụ phi tín dụng truyền thống (bảo hiểm nhân thọ, ngân quỹ, than toán điện tử,…). Cơ cấu tài sản có dịch chuyển theo hướng tích cực, dòng vốn tín dụng tập trung vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ.
Quy mô,
năng lực tài chính và chất lượng tín dụng: Quy mô hệ thống các TCTD tiếp
tục tăng, năng lực tài chính của các TCTD được củng cố, vốn điều lệ
tăng nhanh dần. Chất lượng tín dụng được cải thiện. “Tỉ lệ nợ xấu nội
bảng giảm xuống dưới 2% cuối năm 2018”, ông Hải nói.
NHNN đã chỉ đạo các TCTD xây dựng kế hoạch, lộ trình triển khai thực hiện quyết liệt nhằm đảm bảo đúng quy định về sở hữu cổ phần. Đến tháng 31/12/2018, các TCTD đã cơ bản xử lý, khắc phục được một số vi phạm sở hữu cổ phần, sở hữu chéo.
Ngoài ra, NHNN cũng có một số đề xuất như sau:
NHNN
kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành và các đơn vị, tổ
chức có liên quan cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quá trình phân loại, sắp
xếp các doanh nghiệp, trọng tâm là các DNNN, thực hiện tái cơ cấu.
Bộ,
ngành chủ quản hỗ trợ, chỉ đạo về định hướng cơ cấu lại từ các Tập
đoàn/ Tổng công ty Nhà nước đối với phương án cơ cấu của các TCTD phi
ngân hàng yếu kém có chủ sở hữu/ cổ đông lớn là các Tập đoàn/ Tổng công
ty Nhà nước.
Bộ Tài chính sớm triển
khai giải pháp về xử lý các khoản nợ xấu liên quan đến nợ đọng xây dựng
cơ bản có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước trung ương địa phương và nợ
xấu của doanh nghiệp nhà nước.
Bộ
Công an có văn bản hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể cơ quan công an các cấp
phối hợp với các cấp chính quyền địa phương các nội dung liên quan để
triển khai hiệu quả chính sách tại Điều 7 Nghị quyết 42/2017/QH14.
Bộ
Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, sớm có văn bản hướng dẫn đối với
trường hợp nhận thế chấp, đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản
gắn liền với đất hình thành trong tương lai.
Các
cơ quan, đơn vị truyền thông tiếp tục hỗ trợ công tác tuyên truyền trên
các phương tiện thông tin đại chúng về các chủ trương, chính sách cơ
cấu lại, xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD.
UBND tỉnh, thành phố tiếp tục rà soát, có các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo tới các cấp chính quyền cơ sở (phường, xã) để hướng dẫn thực hiện theo Nghị quyết 42.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.