Nhóm FDI tạo ra gần 44% lợi nhuận, gấp đôi các doanh nghiệp Nhà nước
2019-07-15 10:28:40
0 Bình luận
Số liệu từ "Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam 2019" cho thấy tỷ lệ đóng góp lợi nhuận trên tổng số các doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động của nhóm FDI năm 2017 đạt gần 40%, tương đương 384.100 tỉ đồng.
Gần 51.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường 6 tháng đầu năm
Theo số liệu từ Cục quản lý đăng ký kinh doanh – Bộ Kế hoạch & Đầu tư (MPI), 6 tháng đầu năm gần 67.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động đạt 21.617 đơn vị, tăng hơn 31%.
Báo cáo của MPI cũng cho thấy giá trị tổng vốn đăng ký thành lập mới tăng gần 33% đạt 860.200 tỉ đồng, trên tổng vốn đăng ký thay đổi tăng 1,3 triệu tỉ đồng (bao gồm cả các doanh nghiệp đăng ký tăng vốn).
Ở chiều ngược lại, nửa đầu năm nay ghi nhận 50.780 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 18%. Trong đó 7.826 doanh nghiệp giải thể, tăng 18%; 21.105 doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh, tăng 17% và 21.849 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ giải thể, tăng gần 20%.
Doanh nghiệp vốn nhỏ mau nở cũng chóng tàn
Thống kê cho thấy gần 89% số doanh nghiệp thành lập mới có quy mô vốn dưới 10 tỉ đồng, số doanh nghiệp có quy mô vốn trên 100 tỉ đồng chỉ đạt 936 đơn vị, tương đương 1,4%.
Xem xét số liệu về các doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường 6 tháng đầu năm 2018, 92% trong số đó có quy mô vốn dưới 10 tỉ đồng. Tỉ trong doanh nghiệp vốn dưới 10 tỉ đồng cũng chiếm hơn 90% trong từng tiêu chí: doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động chờ giải thể hay tạm dừng kinh doanh. Điều này cho thấy phần nào sức khỏe của các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ trên thị trường.
Trao đổi với người viết tại buổi họp báo ra mắt ấn phẩm "Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam 2019", đại diện từ Tổng cục thống kê cho biết bất động sản và tài chính ngân hàng là hai lĩnh vực có tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tăng cao nhất trong 6 tháng đầu năm, đều tăng hơn 58%. Còn đối với các doanh nghiệp giải thể thì chủ yếu là các công ty bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy, chiếm tới hơn 40% trên tổng số.
Mục tiêu của Chính phủ đặt ra đến hết năm 2020 có 1 triệu doanh nghiệp trên cả nước, tuy nhiên đến hết năm 2018 số lượng doanh nghiệp hoạt động mới chỉ đạt gần 714.800 đơn vị. Với tốc độ thành lập mới hơn 100.000 đơn vị mỗi năm và đang có chiều hướng ra tăng, đại diện MPI cho biết kế hoạch này sẽ khó khăn để có thể thực hiện thành công.
Đồng bằng Sông Cửu Long, quán quân về đăng ký số lao động
Cơ cấu theo vùng lãnh thổ, Đông Nam Bộ và đồng bằng Sông Hồng như thường lệ và những khu vực đóng góp chủ yếu và số lượng doanh nghiệp thành lập mới chiếm 2/3 trên tổng số, còn về số vốn đăng ký chiếm tới gần 80%. Bất ngờ đến từ khu vực Tây Nguyên, mặc dù số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng không đáng kể, tuy nhiên lượng vốn đăng ký tăng gấp đôi đạt 20.350 tỉ đồng.
Quán quân về số lao động đăng ký thuộc về khu vực đồng bằng Sông Cửu Long với hơn 580.000 người, cao hơn cả Đông Nam Bộ 177.000 người và đồng bằng Sông Hồng 196.400 người.
Thống kê của GSO về số doanh nghiệp hoạt động (tức là có kê khai thuế) cho thấy hai đầu tàu của nền kinh tế là TP HCM và Hà Nội lần lượt có 228.300 và 143.100 doanh nghiệp. Nhưng nếu nói về tốc độ tăng trưởng số doanh nghiệp hoạt động nửa đầu năm 2019 thì phải kể đến 5 tỉnh thành: dẫn đầu là Bình Dương 17%, Bắc Giang 16%, Sóc Trăng và Bắc Ninh 15% và Long An 14%. Đây đều là các tỉnh thành "nóng" về thu hút đầu tư vào khu công nghiệp.
Có mặt tại buổi ra mắt ấn phẩm Sách trắng, Phó Thủ tướng biểu dương các tỉnh thành đạt tốc độ tăng trưởng số doanh nghiệp cao, đồng thời cung lưu ý TP HCM và Hà Nội tuy có số doanh nghiệp hoạt động lớn nhưng tốc độ tăng trưởng lại chưa cao, tỉnh Nghệ An tuy xếp thứ 7 về số doanh nghiệp hoạt động nhưng lại đứng thứ 57 về tốc độ tăng trưởng.
Nhóm FDI tạo ra gần 44% lợi nhuận của toàn bộ khối doanh nghiệp
Về hiệu quả hoạt động, số liệu từ Sách trắng mới chỉ công bố đến năm 2017, tổng doanh thu thuần các doanh nghiệp trên cả nước trong năm này đạt 20,66 triệu tỉ đồng, tăng 18,55 so với năm trước đó. Theo khu vực kinh tế thì khu vực công nghiệp và xây dựng, khu vực dịch vụ có quy mô lớn nhất về doanh thu thuần lần lượt đạt 10,46 triệu tỉ đồng, tăng 17,6% và 10,1 triệu tỉ đồng, tăng 19,3%. Khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 113.000 tỉ đồng doanh thu, chỉ chiếm 0,55% doanh thu của toàn bộ khu vực doanh nghiệp.
Về loại hình doanh nghiệp, tổng doanh thu thuần của khu vực ngoài nhà nước năm 2017 đạt 11,7 triệu tỉ đồng, chiếm 56,8% doanh thu toàn khu vực doanh nghiệp, tăng 20,2%; khu vực doanh nghiệp FDI đạt 5,8 triệu tỉ đồng, chiếm 28,1% tổng số và khu vực doanh nghiệp Nhà nước đạt 3,1 triệu tỉ đồng, chiếm 15,1% tổng số.
Lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp năm 2017 đạt 876.700 tỉ đồng, tăng 23%. Khu vực công nghiệp và xây dựng có lợi nhuận chiếm tỷ lệ chi phối trong toàn bộ khu vực doanh nghiệp với 519.600 tỉ đồng, chiếm 59,3%; khu vực dịch vụ tạo ra 352.100 tỉ đồng, chiếm 40% và khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tạo ra 4.960 tỉ đồng, chiếm 0,6%.
Các doanh nghiệp Nhà nước tạo ra 200.900 tỉ đồng lợi nhuận, chiếm 22,9%; khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước tạo ra 291.600 tỉ đồng, chiếm 33,3% và khu vực doanh nghiệp FDI tạo ra 384.100 tỉ đồng lợi nhuận, chiếm 43,8%.
Theo số liệu từ Cục quản lý đăng ký kinh doanh – Bộ Kế hoạch & Đầu tư (MPI), 6 tháng đầu năm gần 67.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động đạt 21.617 đơn vị, tăng hơn 31%.
Báo cáo của MPI cũng cho thấy giá trị tổng vốn đăng ký thành lập mới tăng gần 33% đạt 860.200 tỉ đồng, trên tổng vốn đăng ký thay đổi tăng 1,3 triệu tỉ đồng (bao gồm cả các doanh nghiệp đăng ký tăng vốn).
Ở chiều ngược lại, nửa đầu năm nay ghi nhận 50.780 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 18%. Trong đó 7.826 doanh nghiệp giải thể, tăng 18%; 21.105 doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh, tăng 17% và 21.849 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ giải thể, tăng gần 20%.
Doanh nghiệp vốn nhỏ mau nở cũng chóng tàn
Thống kê cho thấy gần 89% số doanh nghiệp thành lập mới có quy mô vốn dưới 10 tỉ đồng, số doanh nghiệp có quy mô vốn trên 100 tỉ đồng chỉ đạt 936 đơn vị, tương đương 1,4%.
Xem xét số liệu về các doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường 6 tháng đầu năm 2018, 92% trong số đó có quy mô vốn dưới 10 tỉ đồng. Tỉ trong doanh nghiệp vốn dưới 10 tỉ đồng cũng chiếm hơn 90% trong từng tiêu chí: doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động chờ giải thể hay tạm dừng kinh doanh. Điều này cho thấy phần nào sức khỏe của các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ trên thị trường.
Trao đổi với người viết tại buổi họp báo ra mắt ấn phẩm "Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam 2019", đại diện từ Tổng cục thống kê cho biết bất động sản và tài chính ngân hàng là hai lĩnh vực có tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tăng cao nhất trong 6 tháng đầu năm, đều tăng hơn 58%. Còn đối với các doanh nghiệp giải thể thì chủ yếu là các công ty bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy, chiếm tới hơn 40% trên tổng số.
Mục tiêu của Chính phủ đặt ra đến hết năm 2020 có 1 triệu doanh nghiệp trên cả nước, tuy nhiên đến hết năm 2018 số lượng doanh nghiệp hoạt động mới chỉ đạt gần 714.800 đơn vị. Với tốc độ thành lập mới hơn 100.000 đơn vị mỗi năm và đang có chiều hướng ra tăng, đại diện MPI cho biết kế hoạch này sẽ khó khăn để có thể thực hiện thành công.
Đồng bằng Sông Cửu Long, quán quân về đăng ký số lao động
Cơ cấu theo vùng lãnh thổ, Đông Nam Bộ và đồng bằng Sông Hồng như thường lệ và những khu vực đóng góp chủ yếu và số lượng doanh nghiệp thành lập mới chiếm 2/3 trên tổng số, còn về số vốn đăng ký chiếm tới gần 80%. Bất ngờ đến từ khu vực Tây Nguyên, mặc dù số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng không đáng kể, tuy nhiên lượng vốn đăng ký tăng gấp đôi đạt 20.350 tỉ đồng.
Quán quân về số lao động đăng ký thuộc về khu vực đồng bằng Sông Cửu Long với hơn 580.000 người, cao hơn cả Đông Nam Bộ 177.000 người và đồng bằng Sông Hồng 196.400 người.
Thống kê của GSO về số doanh nghiệp hoạt động (tức là có kê khai thuế) cho thấy hai đầu tàu của nền kinh tế là TP HCM và Hà Nội lần lượt có 228.300 và 143.100 doanh nghiệp. Nhưng nếu nói về tốc độ tăng trưởng số doanh nghiệp hoạt động nửa đầu năm 2019 thì phải kể đến 5 tỉnh thành: dẫn đầu là Bình Dương 17%, Bắc Giang 16%, Sóc Trăng và Bắc Ninh 15% và Long An 14%. Đây đều là các tỉnh thành "nóng" về thu hút đầu tư vào khu công nghiệp.
Có mặt tại buổi ra mắt ấn phẩm Sách trắng, Phó Thủ tướng biểu dương các tỉnh thành đạt tốc độ tăng trưởng số doanh nghiệp cao, đồng thời cung lưu ý TP HCM và Hà Nội tuy có số doanh nghiệp hoạt động lớn nhưng tốc độ tăng trưởng lại chưa cao, tỉnh Nghệ An tuy xếp thứ 7 về số doanh nghiệp hoạt động nhưng lại đứng thứ 57 về tốc độ tăng trưởng.
Nhóm FDI tạo ra gần 44% lợi nhuận của toàn bộ khối doanh nghiệp
Về hiệu quả hoạt động, số liệu từ Sách trắng mới chỉ công bố đến năm 2017, tổng doanh thu thuần các doanh nghiệp trên cả nước trong năm này đạt 20,66 triệu tỉ đồng, tăng 18,55 so với năm trước đó. Theo khu vực kinh tế thì khu vực công nghiệp và xây dựng, khu vực dịch vụ có quy mô lớn nhất về doanh thu thuần lần lượt đạt 10,46 triệu tỉ đồng, tăng 17,6% và 10,1 triệu tỉ đồng, tăng 19,3%. Khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 113.000 tỉ đồng doanh thu, chỉ chiếm 0,55% doanh thu của toàn bộ khu vực doanh nghiệp.
Về loại hình doanh nghiệp, tổng doanh thu thuần của khu vực ngoài nhà nước năm 2017 đạt 11,7 triệu tỉ đồng, chiếm 56,8% doanh thu toàn khu vực doanh nghiệp, tăng 20,2%; khu vực doanh nghiệp FDI đạt 5,8 triệu tỉ đồng, chiếm 28,1% tổng số và khu vực doanh nghiệp Nhà nước đạt 3,1 triệu tỉ đồng, chiếm 15,1% tổng số.
Lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp năm 2017 đạt 876.700 tỉ đồng, tăng 23%. Khu vực công nghiệp và xây dựng có lợi nhuận chiếm tỷ lệ chi phối trong toàn bộ khu vực doanh nghiệp với 519.600 tỉ đồng, chiếm 59,3%; khu vực dịch vụ tạo ra 352.100 tỉ đồng, chiếm 40% và khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tạo ra 4.960 tỉ đồng, chiếm 0,6%.
Các doanh nghiệp Nhà nước tạo ra 200.900 tỉ đồng lợi nhuận, chiếm 22,9%; khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước tạo ra 291.600 tỉ đồng, chiếm 33,3% và khu vực doanh nghiệp FDI tạo ra 384.100 tỉ đồng lợi nhuận, chiếm 43,8%.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Theo vietnambiz