Quảng Bình: Hai anh em rau cháo nuôi nhau và ước mơ được tới trường
2016-10-24 15:23:33
0 Bình luận
“Cháu chỉ mong muốn hai anh em cháu được tới trường. Cháu hứa sẽ ngoan, sẽ học tốt....”, đó là mơ ước của em Nguyễn Thị Hoài, thôn Cù Lạc, xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình).
Chúng tôi tìm về thôn Cù Lạc, xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) trong chuyến mang hàng cứu trợ tới miền Trung. Xã Sơn Trạch là một địa bàn chịu ảnh hưởng khá lớn từ trận mưa lũ những ngày qua.
Sau khi trao quà cho người dân với mong muốn giúp họ vơi đi phần nào những mất mát, đau thương mà trận lũ lịch sử mang tới, tôi đến thăm hai em Hoài và Sơn (thôn Cù Lạc 2, xã Sơn Trạch).
Theo lời kể của người dân, hai anh em có hoàn cảnh đặc biệt, ngoan ngoãn, học giỏi nhưng rất có thể sẽ phải nghỉ học vì quá nghèo.
Ngôi nhà nhỏ lạnh lẽo của hai anh em Hoài và Sơn nằm giữa cánh đồng rộng lớn, trơ những gốc rạ thối rũa, đen ngòm vì những ngày qua bị ngập nước. Tất cả đồ đạc như thau chậu, chăn chiếu, bát đĩa đều được cất gọn gàng trên giường.
Ở giữa căn nhà, khói hương cũng lạnh ngắt với bài vị của mẹ Hoài, bức di ảnh một người phụ nữ còn rất trẻ với khuôn mặt thanh tú nhưng đôi mắt lại luôn ẩn giấu một nỗi buồn xa xăm.
Đang miên man suy nghĩ thì bỗng có một cô bé người cao, gầy từ phía trong buồng đi ra chào tôi với giọng nhỏ nhẹ và ánh mắt ngơ ngác. Đó là em Nguyễn Thị Hoài (học sinh lớp 6C trường THCS Sơn Trạch 1).
Bên chiếc bàn cũ kỹ, bạc màu vì thời gian, Hoài không cầm được nước mắt khi kể về mẹ mình. “Mẹ cháu là Nguyễn Thị Ngân (SN 1973) có tiền sử bị bệnh tim. Vào năm 2013, trong một lần đi làm ruộng về mẹ cháu kêu mệt, sau đó đang ngồi thì ngất xỉu. Khi mọi người đưa mẹ tới bệnh viện thì bác sĩ thông báo mẹ cháu đã mất trước đó.
Vậy là cháu và anh trai (em Nguyễn Hồng Sơn, SN 2000) đã vĩnh viễn mất mẹ”, Hoài lấy tay lau vội dòng nước mắt đang rơi lã chã.
Chỉ vài ngày sau sự ra đi đột ngột của vợ, anh Nguyễn Văn Chiến (SN 1969) cũng bỏ đi rừng biệt tích mà cho tới nay cũng không ai biết thông tin gì về anh.
Chỉ trong một thời gian ngắn hai anh em Sơn và Hoài bỗng dưng mất cả mẹ lẫn cha, bơ vơ giữa muôn vàn sóng gió của cuộc đời.
Thương các cháu còn non dại, đang tuổi ăn, tuổi học nên dì ruột của Hoài đã phụ cho hai cháu tiền học với mong muốn cuộc đời các cháu sẽ bớt cơ cực hơn bố mẹ chúng.
“Hai anh em Hoài và Sơn ngoan lắm, từ khi mẹ mất, bố bỏ đi biệt tích chúng không để dì phải nhắc nhở bao giờ. Hai đứa nhỏ nhưng cũng trồng rau, nuôi gà... kiếm ăn qua ngày. Hai anh em, ai đi học về trước thì sẽ nấu cơm và chờ người còn lại về ăn, chúng lúc nào cũng tíu tít, bảo vệ nhau như đôi chim non nên tôi cũng yên tâm.
Năm nay, Sơn học lớp 11 rồi, tôi biết nó mong muốn được học tiếp nhưng nó không dám nói vì sợ tôi vất vả hơn. Thú thật, tôi cũng không biết mình còn gồng gánh nuôi các cháu được tới bao giờ.
Bởi lẽ, tôi cũng còn gia đình riêng của mình, mặc dù chồng tôi cũng rất thương các cháu nhưng hoàn cảnh gia đình tôi cũng chẳng khá giả gì, hai vợ chồng cũng đầu tắt mặt tối, cũng túng thiếu liên miên”, chị Nguyễn Thị Hương - dì của em Hoài nghẹn ngào.
Ngồi bên tôi, Hoài cũng khóc nấc lên rồi vội thấm những giọt nước mắt lên cánh tay áo đã bạc màu thời gian.
Niềm khát khao được tới trường
Được biết, năm nào hai anh em Sơn và Hoài cũng đạt danh hiệu học sinh giỏi. Ngoài thời gian trồng rau, chăm gà... phụ giúp gì trông em còn lại cả hai anh em đều tranh thủ bảo ban nhau học. Nhìn bức tường chi chít những tấm giấy khen của hai đứa mà tôi cũng nghẹn lòng.
“Cháu có được thành tích như thế, một phần lớn là công của anh Sơn và dì. Bài nào không hiểu, anh đều giảng cho cháu, có gì ăn ngon anh cũng nhường cháu, chẳng bao giờ bắt nạt cháu. Anh còn bảo, nếu sau này anh không được học nữa, anh nhất định sẽ đi làm nuôi cháu học, nên cháu phải cố gắng...”, nói tới đây Hoài nấc không thành tiếng.
Khi tôi hỏi, nếu được mơ ước, cháu sẽ ước gì thì Hoài cho hay: “Cháu ước cho gia đình dì Hương có thật nhiều sức khỏe, mong cả cháu và anh Sơn đều được tới trường để sau này anh có thể trở thành kỹ sư xây dựng, thiết kế những ngôi nhà ấm áp và đầy yêu thương cho mọi người như mơ ước của anh. Cháu sẽ cố gắng học thật giỏi để có thể trở thành bác sĩ, chữa khỏi bệnh cho mọi người để những đứa trẻ không phải chịu cảnh mất mẹ như chúng cháu....”
Chia sẻ về hoàn cảnh của hai anh em Sơn và Hoài, anh Trần Xuân Hồng – cán bộ chính sách của xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) cho hay: “Biết được hoàn cảnh của hai anh em, phía chính quyền xã cũng như nhà trường cũng tạo mọi điều kiện giúp đỡ, miễn được thứ gì chúng tôi đều xin miễn cho em.
Nhưng thú thực nhìn con đường tương lai của anh anh em Sơn và Hoài mà chúng tôi không dám nghĩ tiếp. Chẳng biết chúng sẽ được cắp sách tới trường bao lâu nữa?”.
Cơn lũ qua đi, cơ hội đến trường của hai anh em Sơn và Hoài càng mù mịt, khi xung quanh, ai cũng khó khăn hơn.
Sau khi trao quà cho người dân với mong muốn giúp họ vơi đi phần nào những mất mát, đau thương mà trận lũ lịch sử mang tới, tôi đến thăm hai em Hoài và Sơn (thôn Cù Lạc 2, xã Sơn Trạch).
Theo lời kể của người dân, hai anh em có hoàn cảnh đặc biệt, ngoan ngoãn, học giỏi nhưng rất có thể sẽ phải nghỉ học vì quá nghèo.
Ngôi nhà nhỏ lạnh lẽo của hai anh em Hoài và Sơn nằm giữa cánh đồng rộng lớn, trơ những gốc rạ thối rũa, đen ngòm vì những ngày qua bị ngập nước. Tất cả đồ đạc như thau chậu, chăn chiếu, bát đĩa đều được cất gọn gàng trên giường.
Ở giữa căn nhà, khói hương cũng lạnh ngắt với bài vị của mẹ Hoài, bức di ảnh một người phụ nữ còn rất trẻ với khuôn mặt thanh tú nhưng đôi mắt lại luôn ẩn giấu một nỗi buồn xa xăm.
Đang miên man suy nghĩ thì bỗng có một cô bé người cao, gầy từ phía trong buồng đi ra chào tôi với giọng nhỏ nhẹ và ánh mắt ngơ ngác. Đó là em Nguyễn Thị Hoài (học sinh lớp 6C trường THCS Sơn Trạch 1).
Nguyễn Thị Hoài (học sinh lớp 6C trường THCS Sơn Trạch 1) |
Bên chiếc bàn cũ kỹ, bạc màu vì thời gian, Hoài không cầm được nước mắt khi kể về mẹ mình. “Mẹ cháu là Nguyễn Thị Ngân (SN 1973) có tiền sử bị bệnh tim. Vào năm 2013, trong một lần đi làm ruộng về mẹ cháu kêu mệt, sau đó đang ngồi thì ngất xỉu. Khi mọi người đưa mẹ tới bệnh viện thì bác sĩ thông báo mẹ cháu đã mất trước đó.
Vậy là cháu và anh trai (em Nguyễn Hồng Sơn, SN 2000) đã vĩnh viễn mất mẹ”, Hoài lấy tay lau vội dòng nước mắt đang rơi lã chã.
Căn nhà đơn sơ với vài vật dụng |
Chỉ vài ngày sau sự ra đi đột ngột của vợ, anh Nguyễn Văn Chiến (SN 1969) cũng bỏ đi rừng biệt tích mà cho tới nay cũng không ai biết thông tin gì về anh.
Chỉ trong một thời gian ngắn hai anh em Sơn và Hoài bỗng dưng mất cả mẹ lẫn cha, bơ vơ giữa muôn vàn sóng gió của cuộc đời.
Thương các cháu còn non dại, đang tuổi ăn, tuổi học nên dì ruột của Hoài đã phụ cho hai cháu tiền học với mong muốn cuộc đời các cháu sẽ bớt cơ cực hơn bố mẹ chúng.
“Hai anh em Hoài và Sơn ngoan lắm, từ khi mẹ mất, bố bỏ đi biệt tích chúng không để dì phải nhắc nhở bao giờ. Hai đứa nhỏ nhưng cũng trồng rau, nuôi gà... kiếm ăn qua ngày. Hai anh em, ai đi học về trước thì sẽ nấu cơm và chờ người còn lại về ăn, chúng lúc nào cũng tíu tít, bảo vệ nhau như đôi chim non nên tôi cũng yên tâm.
Năm nay, Sơn học lớp 11 rồi, tôi biết nó mong muốn được học tiếp nhưng nó không dám nói vì sợ tôi vất vả hơn. Thú thật, tôi cũng không biết mình còn gồng gánh nuôi các cháu được tới bao giờ.
Bởi lẽ, tôi cũng còn gia đình riêng của mình, mặc dù chồng tôi cũng rất thương các cháu nhưng hoàn cảnh gia đình tôi cũng chẳng khá giả gì, hai vợ chồng cũng đầu tắt mặt tối, cũng túng thiếu liên miên”, chị Nguyễn Thị Hương - dì của em Hoài nghẹn ngào.
Ngồi bên tôi, Hoài cũng khóc nấc lên rồi vội thấm những giọt nước mắt lên cánh tay áo đã bạc màu thời gian.
Niềm khát khao được tới trường
Được biết, năm nào hai anh em Sơn và Hoài cũng đạt danh hiệu học sinh giỏi. Ngoài thời gian trồng rau, chăm gà... phụ giúp gì trông em còn lại cả hai anh em đều tranh thủ bảo ban nhau học. Nhìn bức tường chi chít những tấm giấy khen của hai đứa mà tôi cũng nghẹn lòng.
Những tấm giấy khen của hai anh em Hoài |
“Cháu có được thành tích như thế, một phần lớn là công của anh Sơn và dì. Bài nào không hiểu, anh đều giảng cho cháu, có gì ăn ngon anh cũng nhường cháu, chẳng bao giờ bắt nạt cháu. Anh còn bảo, nếu sau này anh không được học nữa, anh nhất định sẽ đi làm nuôi cháu học, nên cháu phải cố gắng...”, nói tới đây Hoài nấc không thành tiếng.
Khi tôi hỏi, nếu được mơ ước, cháu sẽ ước gì thì Hoài cho hay: “Cháu ước cho gia đình dì Hương có thật nhiều sức khỏe, mong cả cháu và anh Sơn đều được tới trường để sau này anh có thể trở thành kỹ sư xây dựng, thiết kế những ngôi nhà ấm áp và đầy yêu thương cho mọi người như mơ ước của anh. Cháu sẽ cố gắng học thật giỏi để có thể trở thành bác sĩ, chữa khỏi bệnh cho mọi người để những đứa trẻ không phải chịu cảnh mất mẹ như chúng cháu....”
Chia sẻ về hoàn cảnh của hai anh em Sơn và Hoài, anh Trần Xuân Hồng – cán bộ chính sách của xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) cho hay: “Biết được hoàn cảnh của hai anh em, phía chính quyền xã cũng như nhà trường cũng tạo mọi điều kiện giúp đỡ, miễn được thứ gì chúng tôi đều xin miễn cho em.
Nhưng thú thực nhìn con đường tương lai của anh anh em Sơn và Hoài mà chúng tôi không dám nghĩ tiếp. Chẳng biết chúng sẽ được cắp sách tới trường bao lâu nữa?”.
Cơn lũ qua đi, cơ hội đến trường của hai anh em Sơn và Hoài càng mù mịt, khi xung quanh, ai cũng khó khăn hơn.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Theo Hoàng Thanh/infonet.vn