Rớt nước mắt những mảnh đời học trò viết chưa hết một cuốn vở
2016-10-13 08:51:53
0 Bình luận
Có em một cuốn vở chỉ viết được 1/3 thôi là hết đời rồi, có em tuần này còn hát, còn chạy mà tuần sau cô điểm danh, em đã mất rồi.
Khởi nguồn từ chương trình “Viết tiếp ước mơ của Thúy”, 7 năm qua, lớp học tình thương của cô giáo Đinh Thị Kim Phấn ở Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh đã mang tri thức, niềm vui đến với nhiều bệnh nhi không may mắc căn bệnh ung thư, thắp lên niềm tin về tương lai tươi sáng.
Ở khoa Nội Nhi - Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh nằm trên lầu 2, mọi người thường thấy một căn phòng không đề bảng, khác với các phòng bệnh khác, bên trong chỉ toàn là sách vở, bàn học. Đó chính là lớp học dành cho các bệnh nhi ung thư được thành lập vào năm 2009 do cô Đinh Thị Kim Phấn - một giáo viên tiểu học đã nghỉ hưu phụ trách. Vào những ngày cuối tuần, khi đến đây mọi người sẽ được chứng kiến một không khí phấn khởi, vui tươi các cháu nhỏ, mái đầu chỉ lơ thơ vài sợi tóc. Các bác sĩ, y tá và thân nhân của các em chen nhau đứng bên ngoài cửa kiếng, tươi cười, mắt không rời nhìn cảnh các em đang tập viết, tập đánh vần…, ai nấy đều xúc động.
Đến với lớp học, các em được học 2 môn chính là Toán và tiếng Việt. Đa số bé vào lớp học tóc còn dài, nhưng sau thời gian truyền thuốc là phải cạo trọc hoặc rụng hết tóc. Không ít em đang học phải quay về phòng bệnh giữa chừng vì nóng sốt, mệt mỏi... Bệnh tật, đớn đau là thế nhưng các em rất chăm học. Đó cũng là phương thuốc hiệu quả để các em phần nào quên đi nỗi đau thể xác, tiếp thu kiến thức đang học dở dang ở trường do phải điều trị bệnh.
Gắn bó với lớp học này được 3 năm, em Nguyễn Bảo Đạt, 14 tuổi kể lại, sau những ngày đầu còn rụt rè, bỡ ngỡ, nay em đã khỏe hơn, được xuất viện nhưng cuối tuần vẫn không quên ghé đến đây thăm cô, thăm bạn bè trong lớp: “Từ ngày em vào đây, cô rất quan tâm, cô hỏi từng chi tiết về sức khỏe, tình hình học tập. Các anh chị dạy trong lớp rất vui nên em không nhớ đã gắn bó với lớp học này từ khi nào. Vì khi trở nên thân thiết, nó như một sự tự nhiên. Khi lên lớp, các anh chị rất vui, đã tạo cho em sức mạnh để vượt qua bệnh tật”.
Khoa Nội Nhi - Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh đang điều trị cho 150 bệnh nhi mang trong mình căn bệnh nan y. Nhiều em sự sống chỉ được tính từng ngày. Thương các em còn nhỏ tuổi mà phải chịu nhiều đau đớn, thiệt thòi, nhiều năm qua, cô giáo Kim Phấn cùng các tình nguyện viên luôn bên cạnh động viên, an ủi, tiếp sức cho các em. Điều khiến cô buồn nhất là sĩ số của lớp luôn thay đổi do có em phải truyền thuốc, có em phải từ giã cõi trần vì không qua được căn bệnh hiểm nghèo.
Cô Kim Phấn tâm sự: “Mỗi năm có khoảng 50 em đăng ký tham gia lớp học nhưng chỉ có 20-30 em được đến lớp. Số còn lại thì phải nằm một chỗ rải rác trong phòng bệnh để vô thuốc. Có em một cuốn vở chỉ viết được 1/3 thôi là hết đời rồi. Và cô hụt hẫng dữ lắm bởi vì mới đó em còn học mình đấy, còn còn hát, còn chạy mà tuần sau cô vô điểm danh, em đã mất rồi”.
Năm nay, dù đã 60 tuổi nhưng cô Kim Phấn vẫn kiên trì với nghiệp dạy học, dạy chữ cho các em ở lớp học đặc biệt của mình. Không chỉ được dạy chữ, trong mỗi buổi học, các em còn được sinh hoạt văn nghệ, tham gia trò chơi, được tặng quà... Em nào chăm ngoan, học giỏi còn được tuyên dương khen thưởng. Đồng hành với cô Phấn có những tình nguyện viên trẻ trung, năng động, có kỹ năng sư phạm và năng khiếu văn- thể -mỹ đã tìm đến lớp học để cùng chung tay mang lại niềm vui, sự lạc quan cho các bệnh nhi.
Nguyễn Hoàng Nam, du học sinh từ Mỹ, một tình nguyện viên của lớp học cho biết: “Cô Phấn phải là người cầu toàn nhất trong những việc như thế này, nhất là việc cô tự nguyện làm, cô giữ tác phong rất chuyên nghiệp. Không chỉ ân cần dạy dỗ các em, khi mình vào cũng được cô chỉ bảo tận tình. Nhờ đó giờ mình đã quen với công việc và với lớp học chữ này”.
Với nhiều tình nguyện viên, họ còn học hỏi được ở cô giáo Phấn cách quản lý và tổ chức, phương pháp sư phạm giúp các bệnh nhi cảm nhận được không khí thực sự của trường học. Bạn Nguyễn Ngọc Tiệp Như, sinh viên Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ: “Em đi làm tình nguyện cũng nhiều nơi rồi. Và điểm dừng chân cuối cùng của em xác định là ở lớp học chữ này. Từ trước tới giờ em chưa thấy bất kỳ người nào tốt như cô Phấn. Để làm được hoạt động tình nguyện này cần nhiều sự nỗ lực, qua nhiều ngày cố gắng. Cô Phấn là một người rất quan tâm, không chỉ quan tâm đến các em học sinh, cô còn quan tâm đến các tình nguyện viên nữa”.
Gắn bó với lớp học từ những ngày đầu thành lập cô Phấn rất kiệm lời khi nói về mình, nhưng khi nhắc đến các học trò thân thương, ánh mắt cô lại bừng sáng. Căn bệnh ung thư quái ác đã tước đi niềm vui tuổi thơ, các em không được đến trường như bao bạn khác. Chứng kiến hình ảnh các em phải cắn răng chống chọi với cơn đau, tay run run, môi mím chặt, nắn nót viết chữ, cô Phấn đã bao lần rơi nước mắt. Vậy nên với cô, chỉ cần nhìn thấy nụ cười hạnh phúc của các bệnh nhi trong mỗi giờ học là niềm vui được nhân lên bội phần. Đó cũng là động lực để cô Kim Phấn tiếp tục cống hiến và làm những công việc ý nghĩa để sẻ chia với những mảnh đời bất hạnh./.
Cô Kim Phấn đang chỉ cho các bệnh nhi tập viết. |
Ở khoa Nội Nhi - Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh nằm trên lầu 2, mọi người thường thấy một căn phòng không đề bảng, khác với các phòng bệnh khác, bên trong chỉ toàn là sách vở, bàn học. Đó chính là lớp học dành cho các bệnh nhi ung thư được thành lập vào năm 2009 do cô Đinh Thị Kim Phấn - một giáo viên tiểu học đã nghỉ hưu phụ trách. Vào những ngày cuối tuần, khi đến đây mọi người sẽ được chứng kiến một không khí phấn khởi, vui tươi các cháu nhỏ, mái đầu chỉ lơ thơ vài sợi tóc. Các bác sĩ, y tá và thân nhân của các em chen nhau đứng bên ngoài cửa kiếng, tươi cười, mắt không rời nhìn cảnh các em đang tập viết, tập đánh vần…, ai nấy đều xúc động.
Đến với lớp học, các em được học 2 môn chính là Toán và tiếng Việt. Đa số bé vào lớp học tóc còn dài, nhưng sau thời gian truyền thuốc là phải cạo trọc hoặc rụng hết tóc. Không ít em đang học phải quay về phòng bệnh giữa chừng vì nóng sốt, mệt mỏi... Bệnh tật, đớn đau là thế nhưng các em rất chăm học. Đó cũng là phương thuốc hiệu quả để các em phần nào quên đi nỗi đau thể xác, tiếp thu kiến thức đang học dở dang ở trường do phải điều trị bệnh.
Gắn bó với lớp học này được 3 năm, em Nguyễn Bảo Đạt, 14 tuổi kể lại, sau những ngày đầu còn rụt rè, bỡ ngỡ, nay em đã khỏe hơn, được xuất viện nhưng cuối tuần vẫn không quên ghé đến đây thăm cô, thăm bạn bè trong lớp: “Từ ngày em vào đây, cô rất quan tâm, cô hỏi từng chi tiết về sức khỏe, tình hình học tập. Các anh chị dạy trong lớp rất vui nên em không nhớ đã gắn bó với lớp học này từ khi nào. Vì khi trở nên thân thiết, nó như một sự tự nhiên. Khi lên lớp, các anh chị rất vui, đã tạo cho em sức mạnh để vượt qua bệnh tật”.
Khoa Nội Nhi - Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh đang điều trị cho 150 bệnh nhi mang trong mình căn bệnh nan y. Nhiều em sự sống chỉ được tính từng ngày. Thương các em còn nhỏ tuổi mà phải chịu nhiều đau đớn, thiệt thòi, nhiều năm qua, cô giáo Kim Phấn cùng các tình nguyện viên luôn bên cạnh động viên, an ủi, tiếp sức cho các em. Điều khiến cô buồn nhất là sĩ số của lớp luôn thay đổi do có em phải truyền thuốc, có em phải từ giã cõi trần vì không qua được căn bệnh hiểm nghèo.
Cô Kim Phấn tâm sự: “Mỗi năm có khoảng 50 em đăng ký tham gia lớp học nhưng chỉ có 20-30 em được đến lớp. Số còn lại thì phải nằm một chỗ rải rác trong phòng bệnh để vô thuốc. Có em một cuốn vở chỉ viết được 1/3 thôi là hết đời rồi. Và cô hụt hẫng dữ lắm bởi vì mới đó em còn học mình đấy, còn còn hát, còn chạy mà tuần sau cô vô điểm danh, em đã mất rồi”.
Năm nay, dù đã 60 tuổi nhưng cô Kim Phấn vẫn kiên trì với nghiệp dạy học, dạy chữ cho các em ở lớp học đặc biệt của mình. Không chỉ được dạy chữ, trong mỗi buổi học, các em còn được sinh hoạt văn nghệ, tham gia trò chơi, được tặng quà... Em nào chăm ngoan, học giỏi còn được tuyên dương khen thưởng. Đồng hành với cô Phấn có những tình nguyện viên trẻ trung, năng động, có kỹ năng sư phạm và năng khiếu văn- thể -mỹ đã tìm đến lớp học để cùng chung tay mang lại niềm vui, sự lạc quan cho các bệnh nhi.
Nguyễn Hoàng Nam, du học sinh từ Mỹ, một tình nguyện viên của lớp học cho biết: “Cô Phấn phải là người cầu toàn nhất trong những việc như thế này, nhất là việc cô tự nguyện làm, cô giữ tác phong rất chuyên nghiệp. Không chỉ ân cần dạy dỗ các em, khi mình vào cũng được cô chỉ bảo tận tình. Nhờ đó giờ mình đã quen với công việc và với lớp học chữ này”.
Với nhiều tình nguyện viên, họ còn học hỏi được ở cô giáo Phấn cách quản lý và tổ chức, phương pháp sư phạm giúp các bệnh nhi cảm nhận được không khí thực sự của trường học. Bạn Nguyễn Ngọc Tiệp Như, sinh viên Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ: “Em đi làm tình nguyện cũng nhiều nơi rồi. Và điểm dừng chân cuối cùng của em xác định là ở lớp học chữ này. Từ trước tới giờ em chưa thấy bất kỳ người nào tốt như cô Phấn. Để làm được hoạt động tình nguyện này cần nhiều sự nỗ lực, qua nhiều ngày cố gắng. Cô Phấn là một người rất quan tâm, không chỉ quan tâm đến các em học sinh, cô còn quan tâm đến các tình nguyện viên nữa”.
Gắn bó với lớp học từ những ngày đầu thành lập cô Phấn rất kiệm lời khi nói về mình, nhưng khi nhắc đến các học trò thân thương, ánh mắt cô lại bừng sáng. Căn bệnh ung thư quái ác đã tước đi niềm vui tuổi thơ, các em không được đến trường như bao bạn khác. Chứng kiến hình ảnh các em phải cắn răng chống chọi với cơn đau, tay run run, môi mím chặt, nắn nót viết chữ, cô Phấn đã bao lần rơi nước mắt. Vậy nên với cô, chỉ cần nhìn thấy nụ cười hạnh phúc của các bệnh nhi trong mỗi giờ học là niềm vui được nhân lên bội phần. Đó cũng là động lực để cô Kim Phấn tiếp tục cống hiến và làm những công việc ý nghĩa để sẻ chia với những mảnh đời bất hạnh./.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Theo Lan Anh/vov.vn