Hà Nội: Có phải đeo khẩu trang, khai báo y tế khi đến bệnh viện, phòng khám nữa không?

2021-04-02 14:00:00 0 Bình luận
UBND TP Hà Nội yêu cầu dừng hoạt động cơ sở y tế không thực hiện quy định khám sàng lọc COVID-19 khi khám bệnh, đặc biệt đối với người nước ngoài.

Hiện nay, tình hình dịch COVID-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Nguy cơ dịch bệnh xuất hiện, bùng phát vẫn luôn thường trực đặc biệt nếu không thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch.

Thời gian qua, Sở Y tế Hà Nội đã yêu cầu tạm ngừng hoạt động khám chữa bệnh của Bệnh viện Mắt Sài Gòn - Hà Nội (số 77 phố Nguyễn Du); Bệnh viện Mắt Việt Nhật (số 122 phố Triệu Việt Vương); Bệnh viện Mắt HiTec (số 55 phố Hàm Long) để tổ chức lại công tác an toàn phòng chống dịch COVID-19 vì  3  bệnh viện này không đảm bảo an toàn trong sàng lọc, phân luồng, cách ly khi có người bệnh nghi ngờ...

Theo ghi nhận của phóng viên tạp chí điện tử Hòa Nhập (Hoanhap.vn) sáng 17/3, tại Phòng khám đa khoa khu vực Hồng Kỳ thuộc Trung tâm Y tế huyện Sóc Sơn, nhiều bệnh nhân “quên” đeo khẩu trang khi khám bệnh mà không bị cán bộ, nhân viên y tế nhắc.

Mặc dù Sở Y tế Hà Nội đã mạnh tay hơn trong việc xử lý các bệnh viện không an toàn phòng chống dịch COVID-19. Tuy nhiên, tại một số phòng khám, trung tâm y tế, đặc biệt là ở các tuyến huyện vẫn còn tình trạng lơ là, chủ quan trong công tác phòng chống dịch bệnh. 

 

 

Phòng khám đa khoa khu vực Hồng Kỳ thuộc Trung tâm Y tế huyện Sóc Sơn (địa chỉ xã Hồng Kỳ, huyện Sóc Sơn, Hà Nội)

Ghi nhận tại 1 cơ sở y tế ở tuyến huyện thuộc Hà Nội của Hòa Nhập (Hoanhap.vn) có thể thấy rõ việc kiểm soát covid-19 vẫn chưa chặt chẽ. Tại Phòng khám đa khoa khu vực Hồng Kỳ thuộc Trung tâm Y tế huyện Sóc Sơn (địa chỉ xã Hồng Kỳ, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) một số bệnh nhân “quên” đeo khẩu trang khi khám bệnh mà không bị cán bộ, nhân viên y tế nhắc.

Tại chốt kiểm soát cán bộ, nhân viên y tế đo thân nhiệt nhưng không yêu cầu người đến khám khai báo y tế (hoặc quét mã QR khai báo y tế), người nhà bệnh nhân ra vào tự do trong bệnh viện.

Bệnh nhân đến đăng ký khám chữa bệnh không đảm bảo giãn cách (giãn cách tối thiểu 2 m giữa người) mà không thấy nhân viên, cán bộ y tế nhắc nhở bệnh nhân.

Một số người đến khám bệnh “quên” đeo khẩu trang khi khám bệnh mà không bị cán bộ, nhân viên y tế nhắc.

Trao đổi với phóng viên Ông Hoàng Lưu Sa ( Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Sóc Sơn) cho biết: Trung tâm Y tế huyện Sóc Sơn tiếp nhận thông tin phản ánh của cơ quan báo chí và sẽ thông báo nhắc nhở.

“Trung tâm Y tế huyện Sóc Sơn sẽ yêu cầu đơn vị kiểm tra lại công tác phòng chống dịch, còn về giãn cách thì sẽ không áp dụng theo Chỉ thị 16 và không giãn cách nữa”, ông Sa giải thích.

Bệnh nhân đến đăng ký khám chữa bệnh không đảm bảo giãn cách (giãn cách tối thiểu 2 m giữa người) mà không thấy nhân viên, cán bộ y tế nhắc nhở bệnh nhân.

Trao đổi với phóng viên bà Hồng Hà (cán bộ phụ trách báo chí Trung  tâm Y tế huyện Sóc Sơn) cho biết: “Phòng khám luôn nhắc nhở người dân thực hiện nghiêm chỉnh. Bất kể ai đến khám đều phải đeo khẩu trang. Nếu ai không có khẩu trang thì phòng khám sẽ phát. Về vấn đề quét mã QR, Trung tâm đã có văn bản thực hiện, tuy nhiên đây cũng là thiếu sót của phòng khám, chưa  thực hiện triệt để, đáng ra những trường hợp không quét mã QR trước khi vào khám thì phải khai báo y tế bằng giấy."

Ngày 2/2/2021, Sở Y tế Hà Nội tổ chức họp trực tuyến với các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn thành phố quán triệt các đơn vị thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19. Bà Trần Thị Nhị Hà (Giám đốc Sở Y tế Hà Nội) yêu cầu các bệnh viện công lập và dân lập trên địa bàn thành phố tập trung cao độ cho công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19, rà soát, đánh giá lại toàn bộ các biện pháp phòng chống dịch tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo các văn bản, chỉ thị, chỉ đạo, Bộ tiêu chí bệnh viện an toàn của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19, của Bộ Y tế, Sở Y tế Hà Nội đã ban hành.

Các bệnh viện tiếp tục thắt chặt kiểm soát người ra vào bệnh viện, yêu cầu bệnh nhân khi đến khám tại cơ sở phải đeo khẩu trang, rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn để phòng ngừa lây nhiễm tại cơ sở y tế, khai báo y tế trung thực; đẩy mạnh tuyên truyền cho người bệnh, người nhà người bệnh các quy định phòng chống dịch Covid-19, hạn chế tụ tập đông người, giữ khoảng cách nơi công cộng; thực hiện đầy đủ các khuyến cáo phòng, chống dịch trong tình hình mới, thực hiện tốt thông điệp “5K”...

Đặc biệt, các sơ sở khám chữa bệnh cần chuẩn bị đầy đủ phương tiện, dụng cụ, sinh phẩm xét nghiệm, thuốc, vật tư... đáp ứng cho công tác khám chữa bệnh và phòng chống dịch bệnh; tăng cường kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện, mỗi cán bộ y tế cần nêu cao tinh thần chống dịch, đảm bảo trang thiết bị bảo hộ phòng tránh lây nhiễm chéo, thực hiện nghiêm các biện pháp chống dịch trên tinh thần cao nhất...

Sở Y tế sẽ tăng cường kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại các cơ sở và xử lý nghiêm đơn vị không thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh...

Như vậy, đến thời điểm chúng tôi ghi nhận, các quy định của Sở Y tế về phòng dịch vẫn đang được áp dụng cho các phòng khám, bệnh viện. Nhưng không hiểu lý do gì khiến một số cơ sở y tế lại nới lỏng? 

Ngày 15/02/2021, UBND Thành phố Hà Nội, Ban Chỉ đạo về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 thành phố Hà Nội (Ban Chỉ đạo Thành phố) đã có thông báo Số: 09/TB-BCĐ trong thông báo có nêu “Dừng hoạt động cơ sở y tế không thực hiện quy định khám sàng lọc COVID-19 khi khám bệnh, đặc biệt đối với người nước ngoài. Tăng cường kiểm tra việc thực hiện quy định an toàn phòng, chống dịch bệnh COVID-19 của các cơ sở khám chữa bệnh, kiên quyết xử lý cơ sở không đảm bảo an toàn”.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

VPBankS khẳng định vị thế số 1 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam

Hai giải thưởng Top 1 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam ngành Dịch vụ tài chính khối Doanh nghiệp vừa và Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam khối Doanh nghiệp là kết quả của sự nỗ lực chung của cả tập thể hơn 500 nhân sự của VPBankS.
2024-11-25 10:21:02

Từ chiến trường đến thương trường

Trong số những doanh nghiệp làm ăn giỏi trên địa bàn Hà Nội, có một doanh nghiệp khá đặc biệt. Ðó là Công ty Bao bì 27-7 Hà Nội, đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, doanh nghiệp của những người thương binh và các đối tượng chính sách, do Tổng giám đốc là một thương binh năng động "chèo lái".
2024-11-25 09:47:14

Kỷ niệm 10 năm Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh

Tối 23/11, tại Quảng trường Hồ Chí Minh (thành phố Vinh), tỉnh Nghệ An long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
2024-11-24 07:35:00

Phát hiện, xử lý nhiều thanh niên tụ tập gây rối trật tự công cộng

Công an thị xã Sa Pa đã kịp thời phát hiện, xử lý nhóm thanh thiếu niên có hành vi tụ tập đông người gây mất an ninh trật tự.
2024-11-23 13:52:22

Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII: Lan tỏa giá trị văn hóa và tri thức

Giải thưởng Sách Quốc gia – sự kiện văn hóa thường niên, đã trở thành biểu tượng của nền xuất bản Việt Nam, không ngừng lan tỏa giá trị tri thức, văn hóa và góp phần xây dựng xã hội học tập.
2024-11-22 22:15:00

HyperCreative 2024: Sinh viên trường báo thi sáng tạo nội dung trên tiktok

Vừa qua, vòng Chọn đội của HyperCreative 2024 - Cuộc thi Ngôi sao sáng tạo nội dung đã kết thúc tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền với sự hoàn thiện đội hình của 4 đội.
2024-11-22 20:19:44
Đang tải...