Tết của người La Hủ

2023-01-16 14:00:00 0 Bình luận
Trong những ngày Tết, ngoài việc thực hiện các nghi lễ, tại các bản của người La Hủ còn tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian như: đánh, đi cà kheo, tù lu, đẩy gậy… Các chàng trai, cô gái La Hủ với những bộ trang phục dân tộc sặc sỡ, say sưa hòa mình vào các điệu dân ca, dân vũ trong tiếng chiêng, tiếng trống rộn ràng.

Có dịp ghé qua các xã: Pa Ủ, Pa Vệ Sủ, Bum Tở của huyện Mường Tè (tỉnh Lai Châu) - nơi sinh sống của đồng bào La Hủ vào những ngày cuối năm, chúng tôi cảm nhận rõ không khí rộng ràng, bà con tất bật hoàn tất các phần việc còn lại của năm cũ. Những cành hoa đào, mận đua nhau đâm chồi, nẩy lộc báo hiệu một năm mới sắp đến khắp các bản người La Hủ. 

Trước đây, người La Hủ hay còn gọi là người “Khò Sung, Lá Vàng” thường sống du canh, du cư trong những cánh rừng sâu, hẻo lánh, tách biệt với thế giới bên ngoài. Giữa chốn rừng thiêng nước độc, thiếu thốn đủ bề, người dân La Hủ phải đối diện với bệnh tật, đói ăn.

Trước tình trạng đó, những năm qua Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đầu tư, xây dựng hệ thống điện, đường, trường, trạm, cũng như triển khai, thực hiện các chương trình và đề án hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ổn định đời sống, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững. Chính quyền địa phương và Bộ đội Biên phòng tỉnh đã xây dựng các mô hình chăn nuôi, trồng trọt, “cầm tay chỉ việc” để bà con làm theo... Nhờ đó, đời sống của bà con dần đổi thay theo hướng tích cực, hiện toàn huyện Mường Tè có 2.940 hộ, với 12.270 người La Hủ.

Cùng với tập trung phát triển kinh tế - xã hội, người La Hủ cũng giống như các dân tộc khác, họ quan tâm gìn giữ nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình từ trang phục, ẩm thực, các làn điệu dân ca, dân vũ. Đặc biệt, việc đón tết cổ truyền (Khọ Chà) được bà con duy trì được nhiều nét văn hóa độc đáo.

Bà con La Hủ bản xã Bum Tở (huyện Mường Tè) chơi đẩy gậy trong ngày tết.

Chia sẻ về những nét đẹp, sự độc đáo về ngày tết của dân tộc mình, ông Vàng A Phà - Trưởng bản Thò Ma (xã Pa Vệ Sủ) cho biết: “Tết cổ truyền của chúng tôi không được tổ chức cố định vào một ngày trong năm, thường được diễn ra vào tháng 12 dương lịch. Đây là thời điểm dân bản đã thu hoạch mùa màng xong, thời gian rảnh dỗi nhất trong năm. Đối với người La Hủ, việc ăn Tết vào ngày nào, phụ thuộc vào gia chủ và họ kiêng ăn vào ngày những ngày người thân qua đời, ngày đẻ của chủ hộ. Chính điều này, tết của người La Hủ kéo dài từ 5 – 7 ngày. 

Trước tết người La Hủ tất bật dọn dẹp nhà cửa, khuôn viên quanh nhà; quần áo, chăn màn giặt sạch sẽ phơi rực khắp các bản tạo nên một không gian rực rỡ sắc màu giữa núi rừng đại ngàn. 

Độc đáo và không thể thiếu đối với đồng bào La Hủ vào dịp tết, nhà nào cũng làm bánh dày và mổ lợn để dâng cúng tổ tiên vào ngày đầu tiên của tết. Để làm được bánh dày trắng, dẻo, mịn và thơm ngon, bà con thường chọn gạo nếp nương. Gạo nếp được vo sạch rồi đem ngâm với nước ấm. Sau khoảng 4 - 5 giờ đồng hồ thì vớt gạo ra cho ráo nước, cho vào chõ đồ khoảng 20 phút, khi xôi chín mang ra giã đều tay đến khi mịn và dẻo. Dùng vừng rắc, nhào đều cho không dính tay rồi nặn thành bánh tròn và dẹt, đường kính khoảng 30cm, dày khoảng 1,5cm, được gói bằng lá chuối. Những chiếc bánh dày dâng cúng tổ tiên chỉ những người trong gia đình, dòng họ mới được ăn. 

Để có lợn thịt tết, bà con thường nuôi trước đó cả năm thường là lợn đực, màu đen, lông dày, khỏe mạnh, đẹp mã. Lợn được người đàn ông có sức khỏe, kinh nghiệm chọc tiết tại căn nhà chính của gia chủ sau đó mổ lấy gan ra đầu tiên để xem lý. Theo bà Vàng Mò Nu (xã Bum Tở) cho biết: “Lợn là con vật gần gũi nên xem gan đầu năm sẽ biết được vận hạn của gia đình trong thời gian tới là cả nhà có được mạnh khỏe, hạnh phúc không, ốm đau bệnh tật gì không để từ đó mọi người trong nhà bảo nhau làm ăn, tránh được những cái không thuận lợi”.

Lễ cúng tổ tiên đầu năm mới được thực hiện khi đã có bánh dày, thịt lợn chín. Lễ vật dâng cúng tổ tiên có men ruợu, gừng, cơm, thịt lợn và bánh dày được bày trên cái mâm nhỏ đặt ở đầu giường ngủ của vợ chồng gia chủ. Khi các thành viên trong gia đình, dòng họ có mặt đông đủ, chủ nhà quỳ trước mâm lễ khấn tổ tiên phù hộ cho con cháu dồi dào sức khỏe, mùa màng tươi tốt, bội thu; vật nuôi lớn nhanh, không ốm đau, dịch bệnh. Đối với người chủ nhà trực tiếp làm lễ cúng thì gần như không ra khỏi địa bàn, mà ở nhà trông mâm cúng của gia đình suốt 3 ngày Tết.  

Sau lễ cúng tổ tiên, các gia đình trong dòng họ bắt đầu đến thăm nhau, chúc năm mới may mắn, nhiều sức khỏe. Mâm cơm mừng năm mới được gia chủ mang ra mời khách, mọi người cùng chung vui, giành cho nhau những tình cảm, lời chúc tốt đẹp tràn trề như chén rượu đầy và cùng hòa vào điệu xòe cổ truyền của dân tộc.

Trong những ngày Tết, ngoài việc thực hiện các nghi lễ, tại các bản của người La Hủ còn tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian như: đánh, đi cà kheo, tù lu, đẩy gậy… Các chàng trai, cô gái La Hủ với những bộ trang phục dân tộc sặc sỡ, say sưa hòa mình vào các điệu dân ca, dân vũ trong tiếng chiêng, tiếng trống rộn ràng. 

Được sự quan tâm đầu tư của Ðảng, Nhà nước, đồng bào La Hủ đã hòa nhập với cộng đồng các dân tộc anh em khác. Tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo. Tiếp thu những nét văn hóa hiện đại của nhân loại vì sự phát triển. Đặc biệt, đồng bào dân tộc La Hủ quan tâm lưu giữ những nét đẹp văn hóa đặc sắc riêng của dân tộc mình, để tỏa ngát hương thơm mỗi khi tết đến xuân về. Qua đó, góp phần thêm phong phú, đa dạng bản sắc văn hóa của các dân tộc Việt Nam.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Xúc tiến, quảng bá Du lịch đêm Hà Nội 2024 với chủ đề “Đêm Trúc Bạch”

Vào 18 giờ ngày 29/11/2024, tại không gian tuyến phố ẩm thực Đảo Ngọc Ngũ Xã (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình) sẽ khai mạc chương trình quảng bá sản phẩm du lịch "Đêm Hà Nội 2024" với chủ đề “Đêm Trúc Bạch”; công bố Quyết định công nhận 3 điểm du lịch mới của Thủ đô và khai trương Tuyến tàu điện số 6.
2024-11-26 14:31:36

Tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Ban Chấp hành Trung ương Đảng cơ bản thống nhất chủ trương tái khởi động Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận và tiếp tục nghiên cứu Chương trình điện hạt nhân tại Việt Nam.
2024-11-26 08:14:24

Hải Phòng tổng kết Nghị quyết về 'thu hồi diện tích đất giao không đúng thẩm quyền'

Thành phố Hải Phòng vừa tổ chức hội nghị tổng kết Nghị quyết số 06/2016/NQ-HĐND về “nhiệm vụ, giải pháp thu hồi diện tích đất đã giao, cho thuê không đúng đối tượng, không đúng thẩm quyền, chậm đưa vào sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích gây lãng phí tài nguyên đất”.
2024-11-26 07:37:23

Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'

Chiều 25/11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
2024-11-26 07:00:00

Chiêm ngưỡng show diễn chỉ có trong thế vận hội quốc tế ngay tại Phú Quốc

Mỗi tối tại thị trấn Hoàng Hôn, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng màn trình diễn đẳng cấp quốc tế của những á quân, quán quân flyboard và jetski thế giới cùng trình diễn gần 20 phút pháo hoa, pháo nước.
2024-11-25 11:39:00

CSGT Lào Cai dùng 'mắt thần' đặc biệt đối phó xe phóng ẩu

Quá trình làm nhiệm vụ, Tổ công tác Phòng CSGT Công an tỉnh Lào Cai đã dùng "mắt thần" phát hiện, ghi hình hàng loạt tài xế ô tô lái xe chạy quá tốc độ.
2024-11-25 11:03:24
Đang tải...