Thương hiệu hanmade Việt khởi nguồn từ cô gái xương thủy tinh Thu Thương

2022-09-16 08:00:00 0 Bình luận
Nhắc đến cụm từ xương thủy tinh, chắc hẳn không ai không nhớ đến cô gái giàu nghị lực Nguyễn Thị Thu Thương - người mang trong mình căn bệnh xương thủy tinh bẩm sinh . Nhưng với một niềm tin và nghị lực "thép" vượt lên căn bệnh quái ác, cô gái nhỏ bé đã thắp sáng lên niềm tin hy vọng cho chính mình và những người khuyết tật khác từ những sản phẩm hanmade.

Theo báo CAND, cô bé tật nguyền xương thủy tinh vừa được nhận giải thưởng “Tầm nhìn Phụ nữ” (Women Vision Award) 2015 do HIWC trao tặng cho người phụ nữ đem lại nguồn cảm hứng, đúng ngày Tết Trung thu, những bạn trẻ ở xưởng làm tranh của Thương, không một ai lành lặn, nhưng đã cùng nhau nỗ lực để có một Trung thu đầm ấm và đủ đầy với mâm cỗ, bánh trung thu, những tiếng cười rộn ràng như thể họ chưa bao giờ vượt qua tuổi nhỏ của mình. Bởi trong tất cả những phận đời không lành lặn ấy, chứa đựng cả những ký ức chẳng bao giờ có thể nguôi quên về một tuổi thơ gian khổ, thiếu thốn, tật nguyền và đầy nước mắt của những mặc cảm thân phận, để giờ đây họ tụ hội về dưới mái nhà của Thương, để cùng xây ước mơ về một ngày mai tươi sáng.

Cô gái xương thủy tinh giàu nghị lực Nguyễn Thị Thu Thương,Ảnh: báo Giác Ngộ

Nguyễn Thị Thu Thương sinh năm 1983 tại Hà Tây (cũ) nay là xã Nam Phong, Phú Xuyên, Hà Nội. Bố Thương là công nhân tại một công ty xây dựng tại Hà Nội, mẹ Thương làm nông nghiệp thuần túy kiêm thợ may. Khác hẳn với ba chị em còn lại trong gia đình, Thương sinh ra không may bị mắc căn bệnh xương thủy tinh bẩm sinh. Thương không thể ngồi hay đứng mà chỉ nằm và lăn tròn như đứa trẻ, bởi vì mỗi lần ngồi dậy rất đau đớn khi xương bị gãy.

Vì xương yếu nên Thương không thể đi học cùng bạn bè vì sợ các bạn ngã vào rồi gãy xương. Tuổi thơ của Thương là những giọt nước mắt đau đớn nối dài khi hết lần này tới lần khác bị gãy xương, có khi chỉ là thay bộ đồ, có khi ngã, có khi chị em bạn bè vui đùa va phải... bất cứ va chạm nào cũng có thể khiến Thương đau lắm, phải nằm bất động nhiều tháng.

Nhờ sự thương yêu của bố mẹ, các anh chị em và mọi người xung quanh. Bản thân Thương đã không ngừng nỗ lực vươn lên. Thương đòi mẹ dạy chữ để biết đọc biết viết, rồi được các anh chị tình nguyện viên đến dạy cho học thêm văn hóa, xem tivi thì tự học hát theo tivi... Cho đến khi Thương bước sang tuổi 18, trong một lần muốn chơi trò trốn tìm cùng cô giáo dạy tình nguyện (để cô phải đi tìm khi cô đến), Thương nhờ mẹ bế xuống phòng làm việc của mẹ để trốn, trong dáng nằm bất động, Thương nhìn thấy mẹ cặm cụi bên chiếc máy may, không để ý gì đến xung quanh, dáng mẹ gầy hao mòn già hơn tuổi của mẹ. Chiếc máy may với mỗi sản phẩm được mười nghìn, hai mươi nghìn ấy, đã nuôi sống cả gia đình Thương, nuôi các anh chị em ăn học và cả chăm sóc cho Thương với rất nhiều tỉ mẩn, trong khi đó, Thương không giúp đỡ được gì cho mẹ mà chỉ ăn rồi nằm.

Đúng lúc một người hàng xóm đến lấy hàng, buột miệng hỏi: “Thế xuống đây làm gì, có giúp được gì mẹ đâu mà xuống!”. Câu nói tưởng chừng vô tình ấy, đã đánh thức sự suy ngẫm của một cô gái vốn nhiều khát vọng tiềm ẩn chưa có dịp bộc lộ. Thương muốn làm một điều gì đó để ít nhất là tự lo được cho chính mình để mẹ cha đỡ vất vả.

Thương kể: “Ngay sau lần chơi trốn tìm ấy, tôi nhớ lại mình đã từng được xem một chương trình trên tivi nói về những người khuyết tật không từ bỏ hy vọng, đó là những lớp học mà học viên đều là những người thiệt thòi như tôi. Tôi xin mẹ cho tôi đến cơ sở học nghề, ở đây tôi được học nghề thủ công lưu niệm, biết làm đồ handmade (đồ dùng thủ công làm bằng tay), nghề đan cườm, đan len. Đôi tay tôi yếu, không thể ngồi được, học cái gì với tôi cũng không hề dễ dàng, bù lại với quyết tâm, nên cuối cùng tôi đã thành thạo những món nghề đã học.

Học được rồi, tôi bắt tay vào làm, sản phẩm đầu tay của tôi bán được 27.000 đồng (đó là năm 2004) mà khiến hai mẹ con tôi ôm nhau khóc vì hạnh phúc. Tôi bắt đầu tập trung vào làm nhiều sản phẩm hơn như khăn len, đèn, túi đan bằng hạt cườm... Lúc đầu sản phẩm bán không chạy, tôi đã nghĩ đến việc đưa các sản phẩm lên mạng bằng vốn kiến thức máy tính "học lỏm" được từ các em mình. Rồi sự chia sẻ, giúp đỡ của những người bạn cùng cảnh ngộ ở nhiều nơi, những người yêu mến sản phẩm của tôi ngày càng nhiều, công việc tôi làm không hết. Tôi bắt đầu dùng mạng xã hội, mở website bán hàng chuyên nghiệp, Thu Thương chia sẻ.

Theo thông tin trên báo Giác Ngộ, đây là nơi hỗ trợ bán hàng chính cho các bạn khuyết tật từ khắp nơi ký gửi. Website  trở thành nhịp cầu nhân ái giữa những nhà hảo tâm với những hoàn cảnh khó khăn , giữa các cá nhân khuyết tật với các doanh nghiệp cần tuyển dụng người khuyết tật thích hợp

“Mình rất thương những người làm đồ thủ công bởi họ nghèo, mất rất nhiều thời gian mới xong một sản phẩm. Người bình thường làm đã lâu rồi, người khuyết tật như mình lại càng lâu hơn. Để làm được một chiếc đèn bàn, Thương sẽ cần đến khoảng 600 chiếc cúc áo và 7 ngày làm việc, và thời gian để đan xong một chiếc khăn len phải mất 4 ngày. Chính vì vậy, mình luôn ấp ủ thời gian sẽ cho mình một cơ hội, sẽ mở được một xưởng sản xuất của riêng mình và có nhiều người bạn khuyết tật ở bên”, Thương trải lòng cùng báo Giác Ngộ

Trung tâm Dạy nghề và tạo việc làm Thương Thương, Ảnh: báo Giác Ngộ

Và năm 2018, ước mơ có một xưởng sản xuất đồ thủ công của Thu Thương chính thức trở thành hiện thực, trở thành mái ấm cho nhiều người khuyết tật, người bị bệnh hiểm nghèo. Đây chính là tiền đề để sau đó Trung tâm dạy nghề và tạo việc làm Thương Thương được thành lập.

Trung tâm dạy nghề và tạo việc làm Thương Thương là mái nhà thứ hai để những hoàn cảnh đặc biệt từ những vùng quê khác nhau tới làm việc và sinh sống. Mỗi người một hoàn cảnh, một tình trạng sức khỏe bệnh tật, khiếm khuyết khác nhau nhưng đều cảm nhận được may mắn và hạnh phúc khi được sống và làm việc, chia sẻ cùng nhau. Những sự động viên, khích lệ thường xuyên của chị Thương cũng giúp mọi người nhìn cuộc sống đẹp và tích cực hơn.

Để bán được sản phẩm, Thu Thương không ngừng rèn luyện, trau dồi kiến thức, cập nhật công nghệ. Các sản phẩm mang thương hiệu Thương Thương Handmade bước đầu cũng đã nhận được một số đơn hàng từ New Zealand, Ấn Độ…

Bên cạnh đó, Thương thường xuyên tổ chức chương trình hát gây quỹ cho người bệnh trên phố đi bộ Hà Nội. “Nhìn thấy những người mắc bệnh, mình thương lắm. Thương hay nghĩ, mình có tiền thì mình chẳng chữa được bệnh, nhưng họ có tiền, họ sẽ chữa được bệnh. Tại sao mình lại không giúp họ? May mắn là chương trình hát gây quỹ từ thiện được nhiều người ủng hộ, mỗi tối nhận được tới 7 triệu đồng. Mình đã gửi tặng cho các bệnh nhân nghèo tại Bệnh viện Huyết học Trung ương” trả lời báo Giác  Ngộ, chị Thương cho biết.

Và Thu Thương, một con người may mắn hơn nhiều người khác vì luôn có gia đình là hậu phương vững chắc, có người mẹ tận tụy dù cả đời làm lụng vất vả nhưng đến bạc đầu vẫn chăm nom, bế ẵm Thương để có cuộc sống như hôm nay, để có trung tâm Thương Thương như bây giờ. Và tại mái ấm ấy có những trái tim yêu thương, có những tâm hồn cao thượng, có những con người không lành lặnh về thể xác nhưng có một tâm hồn đẹp, một cuộc đời ý nghĩa.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII: Lan tỏa giá trị văn hóa và tri thức

Giải thưởng Sách Quốc gia – sự kiện văn hóa thường niên, đã trở thành biểu tượng của nền xuất bản Việt Nam, không ngừng lan tỏa giá trị tri thức, văn hóa và góp phần xây dựng xã hội học tập.
2024-11-22 22:15:00

Tổ chức Phòng chống mù lòa Châu Á phẫu thuật nhân đạo cho người nghèo tại Hải Phòng

Sáng 22/11, Đoàn công tác của Tổ chức Phòng chống mù lòa Châu Á (APBA) do Giáo sư Bác sĩ Hattori Tadashi - Giám đốc dẫn đầu, đến khám và phẫu thuật nhân đạo cho bệnh nhân nghèo, mắc bệnh nặng về dịch kính võng mạc tại Hải Phòng.
2024-11-22 19:05:20

Fansipan rực rỡ sắc màu lễ hội hoa sen đá, giá vé cáp treo chỉ còn 550.000 đồng

Lầu đầu tiên được tổ chức tại Fansipan, Lễ hội hoa sen đá đem đến vô vàn trải nhiệm độc đáo cho du khách, đặc biệt khi Sa Pa đang vào mùa mây đẹp nhất năm.
2024-11-22 18:47:26

HEAD Honda Thắng Lợi lưu chuyển tiền thuần âm và chiến lược vượt khó

Mặc dù trên bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ của Công ty TNHH Thắng Lợi âm 225 triệu đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái âm hơn 1,7 tỷ đồng nhưng kết thúc năm 2023, công ty TNHH Thắng Lợi đạt hơn 711 tỷ đồng doanh thu, báo lãi sau thuế hơn 260 triệu đồng.
2024-11-22 17:40:02

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học Quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh chặng đường tiếp theo của Việt Nam và Malaysia cũng như việc bảo đảm một hệ thống quốc tế công bằng, rộng mở phụ thuộc lớn vào sự phát triển vững mạnh của ASEAN.
2024-11-22 14:08:22

Các khuyến nghị công tác quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp gắn với sinh kế người dân

Ngày 21/11, tại TP Hà Nội, Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam, phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Nhiệt đới, đồng tổ chức Diễn Đàn: Thực thi Luật Đất đai 2024 và các khuyến nghị công tác quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp gắn với sinh kế người dân.
2024-11-22 12:05:00
Đang tải...