Tin tức kinh tế, tài chính ngày 11/8/2021: Cho rằng gặp khó vì Covid-19, các doanh nghiệp BĐS đề nghị nhà nước 'nới' thủ tục

2021-08-11 09:24:03 0 Bình luận

Giá vàng hôm nay 11/8: Vàng thế giới còn 48 triệu đồng/lượng

Giá vàng miếng SJC ngày 11/8 giảm 50.000 đồng mỗi lượng, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC mua vào còn 56,2 triệu đồng/lượng và bán ra 56,9 triệu đồng/lượng; Eximbank mua vào còn 56,35 triệu đồng/lượng và bán ra 56,9 triệu đồng/lượng… Dù thị trường vàng trong nước không có giao dịch gì nhưng giá SJC vẫn cao hơn thế giới 8,8 triệu đồng mỗi lượng.

Giá vàng thế giới sáng 11/8 giảm nhẹ 1 USD/ounce, xuống còn 1.729 USD/ounce (quy đổi khoảng 48 triệu đồng/lượng). Trong phiên giao dịch Mỹ (đêm 10.8), kim loại quý có lúc xuống mức thấp 1.717 USD/ounce. Vàng đang chịu nhiều sức ép bán tháo dẫn đến giảm giá trước dự hồi phục tăng mạnh của USD. Theo hãng tin Bloomberg, hơn 3.000 hợp đồng tương lai trị giá hơn 500 triệu USD đã được giao dịch trong vòng một phút - quá nhiều so với thị trường thanh khoản thấp trong ngày.

Nhà phân tích thị trường cấp cao Edward Moya của OANDA cho biết kẻ thù tồi tệ nhất của vàng là đồng đô la mạnh hơn và điều đó có thể vẫn là chủ đề cho đến khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đưa ra quyết định nào về chính sách tiền tệ. Các chỉ số kỹ thuật trông rất tệ đối với vàng, nhưng nếu giá có thể ổn định trong khoảng 1.700 đến 1.750 USD/ounce, điều đó có thể cho phép một số nhà đầu tư dài hạn mở rộng quy mô trở lại. Trong ngắn hạn, có rất nhiều trở ngại để vàng phải vượt qua, bao gồm cả việc Fed lên tiếng nhiều hơn, và các thị trường đang chú ý nhiều hơn đến bất kỳ gợi ý giảm giá nào.

Lưỡng Đảng của Mỹ tại Thượng viện đã thông qua dự luật cơ sở hạ tầng trị giá 1.000 tỉ USD với 69 phiếu thuận và 30 phiếu chống. Gói ngân sách này dự định chi cho các dự án xây dựng cầu đường trên toàn nước Mỹ trong 5 năm tới và các chương trình xã hội mới trong vòng 10 năm. Để chính thức được ban hành thành luật, dự luật này cần được Hạ viện Mỹ thông qua.

Lại xả blue-chips, VN30-Index đã đỏ

Một đợt xả mạnh tại nhóm blue-chips lại xuất hiện trong sáng nay, độ rộng của rổ VN30 co hẹp nhanh chóng và đến trước giờ nghỉ, chỉ số này đã giảm xuống dưới tham chiếu. VN-Index may mắn vẫn còn một số mã lớn nâng đỡ, nhưng mức tăng cũng dần thu hẹp.

Chỉ số chính đến hết phiên sáng còn tăng 3,28 điểm, tương đương 0,24%. Mức tăng cao nhất của chỉ số này ngay đầu phiên khoảng 0,77% so với tham chiếu. Như vậy VN-Index cũng mới trả lại thị trường hơn 7 điểm.

Nhóm vốn hóa lớn nhất của VN-Index vẫn đang trụ được trên tham chiếu nên chỉ số này còn xanh.

VN30-Index đuối hơn đáng kể: Chỉ số này chốt phiên sáng đã giảm 0,24 điểm so với tham chiếu trong khi lúc đạt đỉnh tăng hơn 11 điểm. Từ chỗ có 29 cổ phiếu tăng giá, không mã nào giảm, rổ này cũng co hẹp lại còn 12 mã tăng và 16 mã giảm.

Diễn biến giá cổ phiếu cũng như chỉ số đều thể hiện một nhịp trượt dốc ngay từ đầu phiên. Do cơ cấu các chỉ số khác nhau nên VN30-Index chịu áp lực lớn hơn và giảm điểm. Cụ thể, MWG giảm 0,92%, VPB giảm 0,49%, TCB giảm 0,38%, MBB giảm 0,5%, NVL giảm 0,57%, VJC giảm 0,92% có tác động rất mạnh.

Trong khi đó VN-Index chịu ảnh hưởng không lớn từ NVL, MWG, các mã còn lại ít hơn nữa. Phía tăng GAS tăng 2,8%, VNM tăng 2,05% lại có lực kéo mạnh mẽ. Trái lại, từ khi đổi rổ VN30 hồi tháng 7, GAS trở thành một trong những cổ phiếu vốn hóa nhỏ nhất ở chỉ số này.

Nhóm dầu khí sáng nay giao dịch tốt và bất ngờ đi ngược với biến động mạnh của giá dầu. Liên tiếp 3 phiên từ cuối tuần trước đến nay, giá dầu giảm mạnh nhưng các cổ phiếu dầu khí hầu như không giảm theo. Hôm nay nhóm này lại tăng rất tốt: Ngoài GAS, PLX cũng tăng 0,95%, PVS tăng 3,56%, PVD tăng 3,53%, PVC tăng 3,26%, BSR tăng 5,18%, OIL tăng 3,94%... Tuy nhiên dầu khí không có nhiều vai trò trên thị trường trừ GAS. Đối với HNX-Index, PVS cũng khá nhỏ.

VN-Index sáng nay thiếu lực đỡ từ nhóm cổ phiếu ngân hàng khá rõ. Nhóm này đảo chiều rất nhanh sau phiên bất ngờ hồi lại chiều qua. VCB và BID tăng không đáng kể, còn số giảm trên sàn HoSE rất nhiều, dù mức giảm vẫn còn nhẹ: STB giảm 0,33%, TCB giảm 0,38%, MBB giảm 0,5%, VPB giảm 0,49%, EIB giảm 1,11%, TPB giảm 0,42%. VIB giảm 0,24%, LPB giảm 0,78%... Các mã ngân hàng tăng hầu hết là nhóm vốn hóa nhỏ như NVB, BAB, PGB, ABB, BVB, OCB...

Nhóm cổ phiếu chứng khoán cũng phân hóa rất mạnh. SSI vẫn tăng nhẹ 0,34%, SHS tăng 1,57%, FTS tăng 1,49% nhưng HCM giảm 0,39%, VCI giảm 0,7%, VND giảm 0,77%, MBS giảm 0,93%...

VN-Index trượt dần theo thời gian nhưng vẫn được trụ đỡ tốt trên tham chiếu.

Nhìn chung các cổ phiếu quan trọng đều chịu áp lực bán nhất định sau phiên bùng nổ hôm qua, đặc biệt là các mã VN30. Rổ này tăng thanh khoản gần 5% về giá trị, nhưng độ rộng lại thu hẹp rất nhanh. Ngay cả những cổ phiếu mạnh nhất như GAS, VNM cũng bị sức ép nhất định. GAS đã bị ép trượt giá thấp hơn đỉnh đầu phiên khoảng 1,34%, VNM lùi khoảng 0,56%. Nhóm trụ hôm qua là MSN, HPG, VHM cũng đang gặp khó khăn.

Nhóm Smallcap vẫn đang có phong độ tốt nhất dù độ rộng không áp đảo như phiên trước. Chỉ số đại diện nhóm đang tăng 0,74%, vẫn mạnh nhất sàn HoSE. Rổ này thậm chí còn có 11 cổ phiếu tăng trần. VNE, DAH, PET, MHC, TGG, SJF là các mã thanh khoản khá cao và giá tăng hết biên độ.

Độ rộng chung trên sàn HoSE trước giờ nghỉ là 187 mã tăng/180 mã giảm, vẫn đang cân bằng. Độ rộng bắt đầu hẹp lại từ khoảng 10h30 trở đi. Điều này cũng phù hợp với diễn biến của nhóm cổ phiếu Smallcap, nhóm duy trì được đà tăng tốt nhất. Chỉ số của rổ này cũng phải đi lùi nhất định, mức tăng cao nhất đầu phiên là trên tham chiếu tới 1,26%.

Thanh khoản tiếp tục gia tăng trong sáng nay cho thấy cung cầu bắt đầu dồi dào hơn. Tổng giá trị khớp hai sàn đạt 14.814 tỷ đồng, tăng 11% so với sáng hôm qua. HoSE tăng giao dịch 10,5% đạt gần 12.488 tỷ đồng. VN30 tăng gần 5%, đạt 5.443 tỷ đồng. HPG, VHM là hai mã thanh khoản nhất, tương ứng 675,6 tỷ đồng và 610,7 tỷ đồng. Cả hai mã này đều bị lực xả mạnh khiến giá chỉ tăng 0,1% và 0,17% so với tham chiếu.

Nhà đầu tư nước ngoài sáng nay bất ngờ bán ròng lớn, đạt 355 tỷ đồng ròng trên HoSE và khoảng 11 tỷ đồng trên HNX. HPG, VHM lại là hai mã bán ròng rất nhiều với 70,2 tỷ và 38,5 tỷ đồng ròng, SSI khoảng 56 tỷ đồng. DPM, GAS, VIC, MBB, CTG đều bị bán ròng trên 20 tỷ đồng. PLX là mã duy nhất được mua ròng đáng kể với 28,8 tỷ đồng.

Ngân hàng phải cung ứng đủ vốn cho thu mua thóc, gạo ở miền Tây

Theo Ngân hàng Nhà nước, thời gian qua, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng tiêu cực, gây ách tắc và làm đứt gãy chuỗi cung ứng sản xuất, phân phối, lưu thông, tiêu thụ, xuất khẩu thóc, gạo, đặc biệt tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Để góp phần hỗ trợ cho các thương nhân, doanh nghiệp, người sản xuất, kinh doanh thóc, gạo, hôm 10-8, thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản yêu cầu các ngân hàng thương mại có các giải pháp hỗ trợ người trồng và kinh doanh thóc, gạo.

Cụ thể, các ngân hàng thương mại chủ động cân đối, đảm bảo đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn và mở rộng thêm hạn mức tín dụng đã cấp cho thương nhân, doanh nghiệp vay để có nguồn vốn thu mua tạm trữ thóc, gạo và nâng diện tích, chất lượng kho chứa, bảo quản, chế biến thóc, gạo.

Chủ động làm việc trực tiếp với các thương nhân, doanh nghiệp để có các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, thương nhân tiếp cận vốn phục vụ thu mua tạm trữ thóc, gạo. Tuy nhiên, việc cho vay đảm bảo các nguyên tắc tín dụng hiện hành, quản lý được dòng tiền và thu hồi nợ.

Tiếp tục đẩy mạnh triển khai chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, trong đó chú trọng cho vay các mô hình chuỗi liên kết thóc, gạo từ khâu sản xuất đến thu mua, chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm.

Đặc biệt, tiếp tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, miễn, giảm lãi, phí, cho vay mới khôi phục sản xuất, kinh doanh… để tháo gỡ khó khăn cho các khách hàng, trong đó có các thương nhân, doanh nghiệp, người sản xuất, kinh doanh thóc, gạo bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Theo báo cáo của ngành nông nghiệp 4 tỉnh thành gồm An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp và TP Cần Thơ, vụ lúa hè thu năm nay hiện còn tồn khoảng 3 triệu tấn lúa, nhưng đến nay gặp ách tắc trong khâu thu hoạch và vận chuyển, dẫn đến giá lúa thấp khiến nông dân khốn khổ.

Ngành nông nghiệp 4 địa phương trên cho biết đã có kiến nghị Ngân hàng Nhà nước có giải pháp để làm sao hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn thu mua lúa gạo sắp tới.

'Ma trận' thủ tục khiến doanh nghiệp bất động sản méo mặt

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có văn bản gửi Bộ Xây dựng về việc "Đề nghị hỗ trợ doanh nghiệp bất động sản, khách hàng vượt qua khó khăn do đại dịch COVID-19".

Theo đó, HoREA cho biết, đại dịch COVID-19 đã làm trầm trọng thêm các khó khăn của thị trường bất động sản, làm cho hầu hết các doanh nghiệp bất động sản, nhà đầu tư, khách hàng đều gặp khó khăn ở các mức độ khác nhau.

Trong văn bản, một lần nữa HoREA nhắc lại kiến nghị để tăng sức chống chịu và vượt qua khó khăn do tác động của đại dịch COVID-19, các doanh nghiệp bất động sản không xin nhà nước hỗ trợ bằng tiền, mà chỉ xin hỗ trợ tháo gỡ các vướng mắc, bất cập về cơ chế chính sách và về quy trình thủ tục hành chính.

Cụ thể, HoREA đề nghị Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại xem xét hỗ trợ các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp bất động sản, nhà đầu tư, khách hàng vay mua nhà.

Đặc biệt, với các ngân hàng thương mại cần xem xét giảm lãi suất cho vay khoảng 2%/năm đối với các khoản vay; không chuyển nhóm nợ (xấu hơn) đối với các khoản vay đến hạn.

Các doanh nghiệp bất động sản không xin nhà nước hỗ trợ bằng tiền, mà chỉ xin hỗ trợ tháo gỡ các vướng mắc, bất cập về cơ chế chính sách và về quy trình thủ tục hành chính. Ảnh minh họa: Lý Tuấn

Quan trọng hơn cả là đề nghị các ngân hàng thương mại xem xét, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp bất động sản được tiếp cận các khoản vay mới để triển khai thực hiện dự án. Doanh nghiệp sống được thì các ngân hàng mới sống khỏe được. - Theo HoREA.

Đồng thời, HoREA cũng đề nghị các ngân hàng thương mại xem xét cho nhà đầu tư, khách hàng mua nhà, mua sản phẩm bất động sản được tiếp tục vay theo hợp đồng vay tín dụng đã ký, quan tâm hỗ trợ cho vay tín dụng đối với các khách hàng mua nhà ở thương mại có giá trung bình, giá thấp, hoặc nhà ở xã hội.

Đối với vấn đề về chính sách thuế, tiền sử dụng đất, HoREA đề nghị Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế xem xét hỗ trợ về thuế, tiền sử dụng đất, đặc biệt, không phạt doanh nghiệp, chủ đầu tư nếu quá hạn 90 ngày kể từ ngày có thông báo nộp tiền sử dụng đất mà doanh nghiệp, chủ đầu tư chưa kịp nộp thuế, cũng như, cho phép giãn tiến độ nộp tiền sử dụng đất dự án nhà ở thương mại cho đến hết năm 2021, nhằm giảm bớt khó khăn cho các doanh nghiệp do tác động của đại dịch COVID-19, góp phần kéo giảm giá nhà…

Mặt khách, HoREA cũng đề nghị Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế xem xét chưa thu thuế cho thuê nhà của cá nhân trong năm 2021 để giảm bớt khó khăn cho người nộp thuế do tác động của đại dịch COVID-19.

Đáng chú ý, HoREA tiếp tục đề nghị Bộ Xây dựng chủ động phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) và Bộ Tài chính thống nhất quy trình thủ tục đầu tư xây dựng đối với nhà đầu tư có quyền sử dụng đất nhằm thực hiện dự án nhà ở thương mại, để hướng dẫn UBND cấp tỉnh thống nhất thực hiện.

HoREA cho biết, hiện nay, thủ tục hành chính về đầu tư xây dựng đối với dự án nhà ở thương mại rất phức tạp, như một "ma trận", tốn rất nhiều thời gian của doanh nghiệp và làm cho cán bộ công chức nhà nước rất "vất vả", thậm chí dễ bị "rủi ro" trong thi hành công vụ.

Theo đó, để giải quyết tình trạng trên, HoREA đề xuất quy trình đầu tư xây dựng gồm 4 bước. Cụ thể:

Bước 1: Lập thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư 2020 do Sở KH&ĐT thực hiện; chủ đầu tư là nhà đầu tư được cơ quan có thẩm quyền công nhận theo quy định của Luật Xây dựng (sửa đổi) 2020.

Bước 2: Lập thủ tục phê duyệt quy hoạch chi tiết hoặc bản vẽ tổng mặt bằng do Sở Xây dựng (Sở Quy hoạch Kiến trúc), hoặc UBND cấp huyện thực hiện.

Bước 3: Lập thủ tục giao đất, cho thuê đất cho doanh nghiệp do Sở TN&MT thực hiện.

Bước 4: Tiến hành song song các thủ tục sau đây: Lập thủ tục thẩm định thiết kế cơ sở (có dự án phải thẩm định thiết kế kỹ thuật triển khai sau thiết kế cơ sở), cấp Giấy phép xây dựng do Sở Xây dựng thực hiện; lập thủ tục xác định giá đất, thẩm định giá đất, xác định tiền sử dụng đất dự án do Sở TN&MT, Sở Tài chính, Hội đồng thẩm định giá đất cấp tỉnh thực hiện. Sau khi có quyết định của UBND cấp tỉnh phê duyệt tiền sử dụng đất dự án và thông báo nộp tiền sử dụng đất của Cục Thuế, thì doanh nghiệp thực hiện theo quy định.

Ngoài ra, HoREA còn đề nghị Bộ Xây dựng trình Chính phủ xem xét sớm có giải pháp xử lý "ách tắc" đối với các trường hợp nhà đầu tư có quyền sử dụng đất nông nghiệp, hoặc có quyền sử dụng đất phi nông nghiệp không phải là đất ở phù hợp với quy hoạch, theo quy định của pháp luật về đất đai, nhưng lại không được công nhận chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại…

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Tập đoàn Hateco kỷ niệm 20 thành lập, đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba

Ngày 9/11/2024, Tập đoàn Hateco long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập (4/11/2004 - 4/11/2024) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba do Đảng, Nhà nước trao tặng.
2024-11-10 09:39:37

Việt Nam cải thiện môi trường kinh doanh nhanh nhất trong 20 năm qua

Báo cáo tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024 (diễn ra sáng 9/11), Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tình hình kinh tế-xã hội tháng 10 và 10 tháng tiếp tục đạt nhiều kết quả quan trọng, với nhiều điểm sáng, được các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp đánh giá cao.
2024-11-10 09:29:50

Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân huyện Vĩnh Bảo

Sáng 9/11, Chủ tịch UBND TP. Nguyễn Văn Tùng dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Đông Lôi 2 (Thắng Thủy, Vĩnh Bảo).
2024-11-09 21:12:15

“Văn hoá tín ngưỡng và kiến trúc nhà thờ, không gian thờ cúng tổ tiên các dòng họ người Việt trong lịch sử”

Vừa qua, chiều ngày 02/11, tại Khách sạn Nesta, 83 phố Hào Nam - Hà Nội, Công ty Cổ phần Viện Phong thuỷ Khoa học Toàn Cầu – thuộc Tập đoàn Xherozone, Hệ sinh thái Phong thuỷ Đại Nam tổ chức Hội thảo tham vấn chuyên gia Dự thảo nghiên cứu: “Văn hoá tín ngưỡng và kiến trúc nhà thờ, không gian thờ cúng tổ tiên các dòng họ người Việt trong lịch sử”.
2024-11-09 17:15:00

Bản tin Hòa Nhập số 1

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa phát đi công điện yêu cầu các bộ ngành và địa phương khẩn trương giải quyết dứt điểm những dự án tồn đọng và ngừng thi công, đồng thời triển khai nhanh chóng để hoàn thành và đưa vào sử dụng một cách hiệu quả, tránh tình trạng lãng phí và thất thoát.
2024-11-09 07:55:00

Tạp chí Điện tử Hòa Nhập chúc mừng Hội Phổ biến và Tham vấn Pháp luật Việt Nam

Ngày 8/11, ông Nguyễn Ngọc Quyết – Tổng biên tập Tạp chí Điện tử Hòa Nhập đã tham gia tọa đàm do Hội Phổ biến và Tham vấn Pháp luật Việt Nam tổ chức, nhân kỷ niệm Ngày Pháp luật Việt Nam.
2024-11-08 19:55:00
Đang tải...